Mỹ, Nhật Bản thúc đẩy cam kết sử dụng không gian vũ trụ với mục đích hòa bình
Ngày 27/3, các nguồn thạo tin cho biết tại cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Washington vào tháng sau, hai nhà lãnh đạo sẽ đưa ra cam kết đối với việc sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích hòa bình.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Washington, DC., ngày 13/1/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo các nguồn tin, hai nhà lãnh đạo dự kiến đưa ra cam kết trên trong tuyên bố chung nhằm mục đích ngăn chặn việc triển khai vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ loại vũ khí hủy diệt nào khác ngoài không gian.
Dự kiến, trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng sẽ tái khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967, trong đó cấm sử dụng vũ khí hạt nhân ngoài vũ trụ.
Tổng thống Mỹ dự kiến tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản vào ngày 10/4 tới. Một ngày sau đó, ông Kishida dự kiến sẽ phát biểu tại một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ và tham dự cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ, Nhật Bản và Philippines. Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Nhật Bản đến Mỹ với tư cách khách mời cấp nhà nước kể từ năm 2015.
Các nguồn tin trên nhận định Nhật Bản và Mỹ đang nỗ lực tăng cường khả năng răn đe và ứng phó của liên minh trước các thách thức an ninh ngày càng tăng. Hai bên cũng đang tìm cách đi đầu trong việc tạo ra các quy định nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang ngoài vũ trụ. Hồi tháng 1/2023, Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí mở rộng phạm vi nghĩa vụ của Washington đối với phòng thủ của Tokyo được quy định trong Hiệp ước an ninh giữa hai nước, theo đó bao gồm cả lĩnh vực không gian. Hai nước cũng dự kiến trình một nghị quyết chung lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc kêu gọi không triển khai vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt trên vũ trụ.
Triều Tiên: Thủ tướng Nhật Bản đề nghị gặp thượng đỉnh ông Kim Jong-un
Triều Tiên xác nhận Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida gần đây đã truyền đạt thông tin tới Bình Nhưỡng về ý định tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay (25/3) dẫn lời bà Kim Yo-jong, thành viên cấp cao đảng Lao động Triều Tiên, em gái Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida mới đây đã truyền đạt thông điệp về ý định tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh Nhật-Triều.
Bà Kim tiết lộ, thông điệp của ông Kishida được gửi đi thông qua "một kênh liên lạc", nhưng không nêu chi tiết. Quan chức Triều Tiên không nêu rõ phản hồi với thông điệp trên và khẳng định, "một chương mới trong quan hệ giữa Triều Tiên và Nhật Bản" sẽ chỉ được mở ra dựa trên việc liệu Tokyo có thể tự đưa ra quyết định chính trị hay không.
"Nếu Nhật Bản thực sự muốn cải thiện quan hệ song phương và đóng góp đảm bảo hòa bình, ổn định khu vực với tư cách là láng giềng của Triều Tiên, Tokyo cần đưa ra quyết định chính trị cho giải pháp chiến lược phù hợp với lợi ích chung", bà Kim nói.
Theo quan chức cấp cao của Triều Tiên, "khả năng tự vệ ngày càng được tăng cường của Triều Tiên sẽ không bao giờ là mối đe dọa an ninh với Nhật Bản", nếu Tokyo tôn trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Bình Nhưỡng một cách công bằng, bình đẳng.
Tháng trước, bà Kim cho biết, hai nước "mở tương lai mới", tùy thuộc vào hành động của Nhật Bản, trong đó có hòa giải căng thẳng từ một số sự việc quá khứ. Theo bà, "không có lý do gì để hai nước không trở nên thân thiết" và "Thủ tướng Nhật Bản có thể thăm Bình Nhưỡng một ngày nào đó".
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Kishida từng nêu quan điểm cần thay đổi mối quan hệ giữa Tokyo và Bình Nhưỡng. Phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshimasa Hayashi cũng nhấn mạnh Thủ tướng Kishida mong muốn đàm phán, hướng tới hiện thực hóa tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong-un
Nhiều công ty Nhật Bản tăng lương cao kỷ lục Ngày 13/3, một số nhà tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương kỷ lục, một trong những tín hiệu cho thấy các công ty đang thoát dần tư duy giảm phát dẫn đến thời kỳ tăng trưởng kinh tế trì trệ của nước này thường được gọi là "những thập kỷ mất mát". Người dân di chuyển trên...