Mỹ – Nhật Bản thử nghiệm tên lửa chống đạn đạo đối phó Triều Tiên
Nhật Bản và Mỹ đang hợp tác phát triển tên lửa chống tên lửa đạn đạo SM-3 Block 2A nhằm đối phó với tên lửa xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, việc thử nghiệm này là để đối phó với sự uy hiếp của Triều Tiên có khả năng sẽ tấn công vào lãnh thổ Mỹ bằng tên lửa xuyên lục địa (ICBM).
Tên lửa SM-3. Ảnh: NHK
Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ sự lo ngại đối với sự nguy hiểm của hoạt động phát triển tên lửa của Triều Tiên. Đây là lần thử nghiệm tên lửa SM-3 Block 2A đầu tiên của Mỹ và Nhật Bản.
Mục tiêu chính trong vụ thử đã bị đánh chặn thành công. Chương trình cũng được thiết kế để đánh giá hiệu suất chính của hệ thống tên lửa, bao gồm đầu đạn động năng, hệ thống chuyển hướng, kiểm soát độ cao và phân tách đầu đạn ở các giai đoạn khác nhau.
Video đang HOT
Đầu đạn động năng mới sẽ giải quyết hoàn hảo mọi mối đe dọa tên lửa đạn đạo hiện đại hoặc mới nổi nhờ cải thiện chức năng tìm kiếm, phân loại, phát hiện và theo dõi mục tiêu.
Đầu đạn động năng sử dụng động cơ phản lực cho phép SM-3 Block 2A vô hiệu các mối đe dọa ngày càng tinh vi và bảo vệ một khu vực rộng lớn không bị tên lửa đạn đạo tầm ngắn/trung tấn công.
SM-3 Block 2A từng được cho bay 2 lần trước khi thực hiện vụ thử bắn đạn thật thành công. Tên lửa SM-3 Block 2A sử dụng một đầu đạn nặng 10 tấn, tốc độ bay 1.956 km/giờ và tầm tấn công 1.000 km.
Trong khi đó, để đối phó với việc Triều Tiên gần đây liên tục phóng tên lửa, quan chức Ngoại giao Nhật Bản và Hàn Quốc đã tiến hành điện đàm xác nhận có sự tham gia của Mỹ thảo luận về hợp tác 3 bên đối phó với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân./.
Bùi Hùng
Loại tên lửa Iran dùng trả thù Mỹ sáng nay siêu lợi hại
Những vụ tấn công vào các căn cứ của Mỹ tại Iraq được thực hiện bằng tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo tầm ngắn, Newsweek đưa tin dẫn nguồn từ các quan chức Lầu Năm Góc và lực lượng quân đội Iran.
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn chủ lực trong biên chế IRGC, từng nhiều lần được Iran sử dụng để không kích mục tiêu trên lãnh thổ Syria.
Truyền thông Iran cho biết IRGC đã sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110 cho đợt tập kích căn cứ Ain al-Asad, trong khi hình ảnh hiện trường tại Irbil cho thấy các mảnh vỡ dường như của tên lửa Qiam-1. Đây là hai loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn chủ lực trong biên chế IRGC, từng nhiều lần được Iran sử dụng để không kích mục tiêu trên lãnh thổ Syria.
Fateh-110 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu rắn, biến thể đầu tiên được biên chế từ năm 2002 và liên tục nâng cấp cho đến nay. Tên lửa Fateh-110 thế hệ 4 có tầm bắn khoảng 300 km và tốc độ 3.700 km/h. Mỗi quả đạn được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh và đầu dò quang - điện tử, cho phép đánh trúng mục tiêu trong vòng tròn bán kính 3 m.
Fateh-110 sử dụng ba loại xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL) khác nhau, trong đó biến thể mới nhất có thể chở hai quả đạn trên một xe. Tên lửa dài 9 m, đường kính 0,6 m và nặng 3,5 tấn.
Qiam-1 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn sử dụng nhiên liệu lỏng, được Iran tự phát triển từ dòng Shahab-2 và ứng dụng thiết kế tên lửa Hwasong-6 của Triều Tiên. Loại tên lửa này được đưa vào biên chế năm 2017, có thể phóng từ nhiều nền tảng khác nhau, trong đó có cả hầm ngầm bí mật trải khắp lãnh thổ Iran.
Mỗi quả đạn dài 11,5 m, đường kính 0,9 m và nặng hơn 6 tấn. Tên lửa Qiam-1 có tầm bắn 800 km và đánh trúng được mục tiêu trong vòng tròn bán kính 10 m. Chúng có thể mang đầu nổ mảnh hoặc đạn chùm nặng 750 kg, thậm chí là cả đầu đạn hạt nhân.
Trước đó có tin căn cứ Ain Al Asad tại phía tây Iraq và căn cứ ở Erbil bị tấn công.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết vụ tấn công xuất phát từ lãnh thổ Iran. Một nguồn tin trong cơ quan an ninh Iraq cho Sputnik biết rằng đã có hơn mười quả tên lửa bắn vào khu vực căn cứ Al Asad. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận được thông tin về vụ bắn phá các căn cứ ở Iraq, ông đang theo sát tình hình.
Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ áp dụng tất cả những biện pháp cần thiết để đáp trả vụ tấn công của Iran.
Theo danviet.vn
Triều Tiên rút phi hạt nhân hóa khỏi đàm phán Ngày 8-12, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết, Bình Nhưỡng đã tiến hành một vụ thử rất quan trọng. Trong tuyên bố được đăng trên KCNA, người phát ngôn của Viện Khoa học quốc phòng Triều Tiên nêu rõ, vụ thử này đã được tiến hành tại bãi phóng Sohae hôm 7-12. Quan chức này cũng khẳng định, kết...