Mỹ – Nhật bàn cách ép Trung Quốc rút lại vùng ADIZ
Đầu tuần tới, phó tổng thống Mỹ Joe Binden sẽ có cuộc gặp trực tiếp với lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề &’vùng nhận diện phòng không’ đang gây căng thẳng cho nhiều nước. Trong khi đó, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã điện đàm với người đồng cấp Nhật Bản để hợp tác gây sức ép, buộc Trung Quốc từ bỏ vùng ADIZ.
Phó tổng thống Mỹ sẽ &’nắn gân’ Trung Quốc
Vào ngày 2/12, pho tông thông Mỹ Joe Biden se lên đương đến Trung Quốc, mang theo sứ mạng quan trọng về vấn đề &’vùng nhận diện phòng không’ mà Bắc Kinh đơn phương xác lập.
Theo giới chức Mỹ, chuyên đi Băc Kinh cua ông Biden la đê noi chuyên trưc tiêp vơi lãnh đạo Trung Quốc vê vùng ADIZ, truyên đat môi quan ngai cua Mỹ va nghe lơi giai thich ro rang cua Trung Quôc vê động thái đơn phương xác lập vùng ADIZ.
Pho tông thông Mỹ Joe Biden.
Guardian cho biết, ông Biden sẽ đề cập đến chuyện Trung Quốc phải rút lại vùng phòng không của nước này trong các cuộc họp. Mục đích chuyến thăm của ông Biden là nhằm giảm căng thẳng ở Bắc Á.
Tại Bắc Kinh, ông Biden sẽ tiến hành họp song phương với chủ tịch Tập Cận Bình, phó chủ tịch Lí Nguyên Triều và thủ tướng Lý Khắc Cường.
Theo một quan chức Mỹ, ông Biden “biết rõ chủ tịch Tập hơn bất kì lãnh đạo Mỹ nào”.
Video đang HOT
Được biết chuyến công du của ông Joe Biden qua 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã được lên kế hoạch từ trước.
Mỹ-Nhật bàn cách gây sức ép với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 27/11có cuộc điện đàm dài 30 phút với người đồng cấp Nhật Bản, ông Itsunori Onodera.
Ông Hagel ca ngợi chinh phu Nhât đa &’kiêm chê đung mưc’ trươc hanh đông tuyên bô vung nhân dang phong không cua Trung Quôc.
Ông Hagel đam bao răng đông thai cua Trung Quôc sẽ không làm thay đôi cac hoat đông quân sư cua My.
Đồng thời, hai bên đã nhất trí hợp tác tìm cách gây sức ép buộc Trung Quốc phải từ bỏ vùng ADIZ mới thiết lập.
Bản đồ thể hiện vùng nhận dạng phòng không chồng lấn của Trung Quốc và Nhật Bản. Đường màu xanh nét liền là vùng phòng không của Nhật Bản, màu đỏ là vùng Trung Quốc vừa tuyên bố hôm 23/11. Đường xanh đứt đoạn là vùng đặc quyền kinh tế của Nhật, màu đỏ là của Trung Quốc. Đồ họa: Chinese Defence Ministry/EIA.
Nhà Trắng gọi khu vực phòng không của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương là “không đáng phải khiêu khích”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố “quyết tâm bảo vệ lãnh hải và không phận của mình bằng mọi giá “. Nhật đã gửi thông cáo tới Đại sứ quán Trung Quốc, trong đó nêu rõ các hành động của Bắc Kinh “hoàn toàn không thể chấp nhận”.
Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc cũng thông báo rằng họ sẽ không bao giờ công nhận tính hợp pháp của khu vực phòng không mà Bắc Kinh đơn phương công bố.
Khu vực tranh chấp là một hình chữ nhật kích thước lên tới 15 120 km vuông, cũng lan tới đảo Iodo mà Seoul và Bắc Kinh đang tranh chấp. Đảo Iodo gần Hàn Quốc hơn là Trung Quốc – Iodo cách Hàn Quốc chỉ 149 km, trong khi nó cách bờ biển Trung Quốc là 247 km.
Mỹ hiên co hơn 70.000 quân đong ơ Nhât Bản va Han Quốc. Hôm 25/11, My đã điêu hai may bay B-52 bay vao vung ADIZ Trung Quốc như một lời cảnh báo mạnh mẽ tới Bắc Kinh.
Sự kiện năm 2001 có thể lặp lại?
Năm 2001 tình hình căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang qua sự kiện va chạm giữa máy bay chiến đấu của Bắc Kinh và máy bay do thám của Mỹ.
Kết quả, máy bay Trung Quốc đã nổ tung cùng với phi công, trong khi đó phi công Mỹ bị Trung Quốc bắt giữ.
Sự kiện này gây ra cuộc khủng hoảng ngoại giao rất sắc nét và chỉ được xoa dịu khi các cuộc đàm phán song phương diễn ra và sự kiện ngày 11 tháng 9.
Theo các chuyên gia, tình huống này rất có thể xảy ra trong tương lai trên vùng phòng không mà Bắc Kinh lập ra.
Trung Quốc đã bắt đầu tăng sự hiện diện của các tàu chiến và máy bay ở “khu vực tranh chấp với Nhật Bản”. Trước đây, nó được giới hạn chỉ có tàu kiểm ngư và máy bay tuần tra không vũ trang.
Theo Phunutoday
Snowden tiết lộ Úc nghe lén tổng thống Indonesia
Cơ quan gián điệp Úc bị cho rằng đã nghe lén điện thoại của tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, vợ ông và các bộ trưởng cấp cao Indonesia.
Các tài liệu mật được đưa ra bởi cựu nhân viên CIA Edward Snowden có nêu tên tổng thống Yudhoyono và 9 thành viên nội các của ông là mục tiêu của giám sát của Úc.
Các tài liệu cho thấy cơ quan tình báo điện tử của Úc đã theo dõi hoạt động của ông Yudhoyono trên điện thoại di động trong 15 ngày hồi tháng 8/2009, thời điểm ông Kevin Rudd là thủ tướng của Australia. Danh sách các mục tiêu bị giám sát còn bao gồm phó tổng thống Boediono, cựu phó tổng thống Yussuf Kalla , phát ngôn viên ngoại giao, bộ trưởng an ninh và bộ trưởng thông tin.
Việc Snowden công bố các tài liệu mật xảy ra chỉ vài tuần sau khi các nguồn tin cho hay, các nhân viên ngoại giao ở nước ngoài của Úc, trong đó có cả ở Jakarta, đã tham gia vào một mạng lưới giám sát do Mỹ dẫn đầu, gây ra phản ứng giận dữ từ ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa.
Vụ việc trên có thể sẽ gây ảnh hưởng tới mối quan hệ song phương giữa hai đồng minh chiến lược Úc và Indonesia, vốn đã căng thẳng từ trước bởi việc xử lý những thuyền nhân tới Úc qua Indonesia.
Theo ANTD
Tranh chấp Trung-Nhật và ván bài của Mỹ Ngày 3/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Nhật tham dự cuộc họp 2 2 Ủy ban Tham vấn An ninh Nhật-Mỹ, trong đó có bàn vấn đề tranh chấp trên biển Hoa Đông. Mỹ tiếp tục đẩy nhanh chiến lược xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm giữ vững vị thế...