“Mỹ, Nhật bám đuôi” nhóm tàu sân bay Trung Quốc qua eo biển Đài Loan
Cơ quan Quốc phòng Đài Loan hôm 17-11 cho biết nhóm tàu sân bay Trung Quốc do tàu sân bay nước này tự chế tạo dẫn đầu đã đi qua eo biển Đài Loan.
Reuters dẫn lời Cơ quan Quốc phòng Đài Loan nói rằng các tàu của Mỹ và Nhật Bản sau đó “bám đuôi nhóm tàu sân bay Trung Quốc”, trong khi tàu và máy bay của Đài Bắc cũng được triển khai để theo dõi tình hình.
Không rõ nhóm tàu sân bay Trung Quốc đi qua eo biển Đài Loan khi nào. Giám đốc Cơ quan Quốc phòng Đài Loan Joseph Wu tuyên bố chúng không gây ra mối đe doạ cho hòn đảo.
Nhóm tàu sân bay Trung Quốc hướng về phía Nam, qua eo biển Đài Loan. Bộ Quốc phòng Trung Quốc không bình luận khi được liên lạc.
Video đang HOT
Tàu sân bay do Trung Quốc tự chế tạo (chưa rõ tên gọi) hạ thủy vào năm ngoái. Ảnh: Tân Hoa Xã
Một phát ngôn viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) nói ông không có thông tin về hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc hoặc bất kỳ tàu Nhật Bản nào gần đó.
Phát biểu cách đây 1 ngày tại thủ đô Bangkok – Thái Lan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lên án hành vi của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán quân sự với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng không đề cập tới nhóm tàu sân bay Trung Quốc.
Tàu sân bay do Trung Quốc tự chế tạo (chưa rõ tên gọi) hạ thủy vào năm ngoái. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Bắc Kinh cho biết nó sẽ không được đưa vào sử dụng cho đến năm 2020 để tích hợp vũ khí.
Động thái trên (nếu đúng như tuyên bố của Cơ quan Quốc phòng Đài Loan) diễn ra vài giờ sau khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn chính thức công bố ông William Lai là người đồng hành cùng bà trong chiến dịch tranh cử năm 2020.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Theo nld.com.vn
Tàu Trung Quốc bám đuôi tàu sân bay hạt nhân Mỹ trên Biển Đông
Chuẩn đô đốc hải quân Mỹ George Wikoff không phủ nhận thông tin tàu sân bay USS Ronald Reagan đã bị một số tàu Trung Quốc theo sát khi di chuyển trên Biển Đông.
Siêu hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ đã cập cảng Singapore sáng 17/10, sau một thời gian tiến hành các hoạt động "thường quy" trên Biển Đông cùng các tàu trong Nhóm Tác chiến Tàu sân bay số 5.
Di chuyển của tàu sân bay Mỹ, từ căn cứ ở Yokohama ở Nhật Bản hướng xuống phía nam, đã khiến Trung Quốc phản ứng. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 26/9 chỉ trích Mỹ "diễu võ dương oai tại khu vực" sau khi tàu Reagan di chuyển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam cuối tháng trước.
Khi đó, một số báo loan tin rằng một số tàu Trung Quốc đã bám đuôi tàu Mỹ. Nhận định xuất phát từ một số hình ảnh vệ tinh được đăng trên mạng xã hội cho thấy tàu sân bay Reagan bị ít nhất 7 tàu được cho là các chiến hạm Trung Quốc vây quanh.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (lớn, bên trái) cùng một số chiếm hạm Mỹ trên Biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Trả lời Bloomberg hôm 17/10, Chuẩn đô đốc George Wikoff - chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm 70, nhóm chiến đấu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ - không bác bỏ thông tin trên.
"Chúng tôi chưa từng ngạc nhiên, chưa bao giờ, vậy nên hãy nói rõ ràng điều đó", ông Wikoff nói. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng nhiệm vụ của tàu sân bay Reagan vẫn luôn "mang tính sát thương và sẵn sàng khi chuông reo và được lệnh làm vậy".
Sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông được xem là cách Washington thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua cái gọi là "đường lưỡi bò". Dù không phải là bên tranh chấp, Mỹ thường xuyên nhấn mạnh cam kết về một khu vực "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở".
Từ năm 2015, Mỹ đã thực hiện các "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP) trên Biển Đông, việc mà Trung Quốc phản đối. Hoạt động gần nhất diễn ra hồi tháng trước khi tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Zing.vn
Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc có vấn đề? Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc đang trải qua chuyến đi biển thử nghiệm lần hai, ngay sau đợt thử nghiệm 4 ngày. Gợi ý rằng hải quân Trung Quốc có thể đã nhận ra một số vấn đề kỹ thuật đòi hỏi phải được xem xét ngay, các chuyên gia quân sự nhận định. Tàu Type 001A rời...