Mỹ, Nhật, Ấn đối thoại về châu Á Thái Bình Dương
Cuộc đối thoại Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ lần thứ ba đã diễn ra tại New Delhi hôm qua, bàn về an ninh biển.
Diễn dàn đã tập trung vào việc kiểm điểm lại hai cuộc gặp tại Washington và Tokyo trước đó và quyết định tăng cường các chiến lược chống nạn hải tặc, củng cố an ninh hàng hải và tận dụng sức mạnh của ba nước để hình thành kiến trúc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chính sách “chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á” của Mỹ, vấn đề Iran, tranh chấp lãnh hải Nhật-Trung và Biển Đông được đem ra bàn thảo tại diễn đàn, ngoài việc tìm ra những lĩnh vực nhằm tăng cường hợp tác giữa ba nước.
Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là một trong những vấn đề được đề cập ở diễn đàn ba bên. Ảnh: Huanqiu
Video đang HOT
Theo IANS, phía Mỹ đã trình bày quan điểm về chính sách “chuyển trọng tâm” chiến lược sang châu Á được dư luận quan tâm và động thái muốn thu hút các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ quá trình rút quân Mỹ khỏi Iraq và Afghanistan cho phép Mỹ tập trung sức mạnh quân sự vào châu Á-Thái Bình Dương, và quan điểm của Mỹ về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
Nhật đưa ra quan điểm của mình về tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Trao đổi về ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông cũng là một phần của chương trình nghị sự giữa ba bên.
Theo quan điểm của Bộ Ngoại giao Mỹ, Diễn đàn đối thoại ba bên Mỹ-Nhật-Ấn sẽ trở thành một kênh tham khảo ý kiến mở và toàn diện giữa ba nước thông qua việc chia sẽ các giá trị và lợi ích chung ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và thế giới nói chung.
Đoàn Nhật do Thứ trưởng Ngoại giao Kenji Hiramatsu dẫn đầu, đoàn Mỹ do Robert Blake, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á dẫn đầu, và đoàn Ấn Độ do Tổng vụ trưởng Bộ Ngoại giao về Đông Á, Gautam Bambawake dẫn đầu.
Diễn đàn đối thoại ba bên Mỹ-Nhật-Ấn lần này diễn ra trước chuyến thăm chính thức Tokyo của Thủ tướng Manmohan Singh vào ngày 15/11 tới.
Theo VNE
Hàn Quốc sẽ trình tuyên bố chủ quyền lên Liên Hiệp Quốc
Hàn Quốc sẽ sớm đệ trình tài liệu khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với phần thềm lục địa mở rộng nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở biển Hoa Đông lên Liên Hiệp Quốc trong tháng 10.
Tài liệu nói trên sẽ được trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm nay (22.10) dẫn lời một quan chức ngoại giao nước này cho biết.
Quần đảo Dokdo/Takeshima - Ảnh: AFP
Theo đó, Hàn Quốc tuyên bố phần thềm mở rộng tự nhiên của bán đảo Triều Tiên trải dài tới một khu vực được gọi là Máng Okinawa ở biển Hoa Đông. Thềm lục địa này được cho là chứa nhiều mỏ khí đốt.
"Lập trường của chính phủ là sẽ đệ trình tài liệu chính thức này về thềm lục địa của chúng ta lên CLCS theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) càng sớm càng tốt", vị quan chức nói trên khẳng định.
Thềm lục địa là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển với chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.
Theo UNCLOS, quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý kể từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2.500 m (đường nối liền các điểm có độ sâu 2.500 m). Điều kiện để có thể mở rộng thềm lục địa quá 200 hải lý là quốc gia ven biển phải trình CLCS của Liên Hiệp Quốc báo cáo quốc gia kèm đầy đủ bằng chứng khoa học về địa chất và địa mạo của vùng đó.
Tuy nhiên, động thái trên của Hàn Quốc có thể sẽ khiến Nhật và Trung Quốc có hành động tương tự, vì hai nước này cũng tuyên bố chủ quyền đối với khu vực Máng Okinawa.
Hiện Hàn Quốc đang có tranh chấp với Nhật Bản về nhóm đảo Dokdo/Takeshima (vùng biển giữa Nhật với bán đảo Triều Tiên) và với Trung Quốc về bãi đá ngầm Leodo/Tô Nham Tiêu (biển Hoa Đông).
Theo TNO
Tăng cường hợp tác giữa các nước châu Á Ngày 17.10, Hội nghị thượng đỉnh châu Á lần thứ nhất đã bế mạc và đưa ra tuyên bố chung gồm 20 điều, nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác cùng phát triển giữa các nước châu Á. Đây được xem là một bước tiến lớn của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á (ACD), vốn trước đây chỉ diễn ra ở...