Mỹ nhân Ỷ thiên đồ long ký sau 14 năm: Người hai lần đò, kẻ chuyên vai phụ
Số phận 4 người đẹp đem lòng yêu Trương Vô Kỵ đều có những ngã rẽ khác nhau sau 14 năm.
Ỷ thiên đồ long ký 2003 được coi là phiên bản thành công nhất trong loạt phim về anh hùng Trương Vô Kỵ của nhà văn Kim Dung. Bộ phim quy tụ dàn diễn viên trẻ và tài năng như Tô Hữu Bằng, Giả Tịnh Văn, Cao Viên Viên, Trần Tử Hàm…
Bên cạnh những âm mưu chốn giang hồ, người xem còn ấn tượng với bốn cô gái đều si mê nam chính Trương Vô Kỵ. Bốn cô gái với bốn tính cách cùng yêu một người với cách thể hiện tình cảm đều khác biệt để lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Sau 14 năm phát sóng, số phận tứ đại mỹ nhân vây quanh Trương Vô Kỵ đều có sự thay đổi.
Triệu Mẫn – Giả Tịnh Văn
Giả Tịnh Văn vai quận chúa Mông Cổ Triệu Mẫn.
Trong Ỷ thiên đồ long ký, Giả Tịnh Văn vào vai nữ chính – quận chúa Mông Cổ Triệu Mẫn. Triệu Mẫn là người thông minh tài trí, xinh đẹp và lắm mưu mẹo. Cô là tình yêu đích thực của Trương Vô Kỵ dù trước đó hai người có nhiều lần hiểu lầm nhau.
Đây là vai diễn thành công nhất của Giả Tịnh Văn dù trước đó cô tham gia nhiều bộ phim như Tiểu Lý phi đao, Phi long tại thiên, Song long hội (2002), Chí Tôn hồng nhan, Thái Bình công chúa bí sử…
Giả Tịnh Văn sau 14 năm vẫn trẻ trung, xinh đẹp như ngày nào.
Sau cuộc hôn nhân đầy nước mắt với chồng đại gia Tôn Chí Hạo, Giả Tịnh Văn đã tìm được bến đỗ mới bên chồng trẻ Tu Kiệt Khải. Cặp đôi kết hôn năm 2015 và có hai con gái chung. Dù là cha dượng nhưng Tu Kiệt Khải rất thương yêu con gái riêng của Tịnh Văn với người chồng cũ. Làm mẹ của ba cô con gái, Giả Tịnh Văn không còn thời gian đóng phim. Công việc của cô chủ yếu ở nhà chăm sóc gia đình nhỏ.
Trong phim, cô và Chu Chỉ Nhược (Cao Viên Viên) là tình địch song ở ngoài đời, cả hai là rất thân thiết. Bà xã Triệu Hựu Đình là người luôn ở bên động viên Giả Tịnh Văn khi cô gặp chuyện không vui.
Gia đình nhỏ hạnh phúc của Giả Tịnh Văn.
Giả Tịnh Văn và Cao Viên Viên là đôi bạn thân ở ngoài đời.
Chu Chỉ Nhược – Cao Viên Viên
Chu Chỉ Nhược Cao Viên Viên.
Chu Chỉ Nhược được miêu tả là người xinh đẹp, mưu trí nhưng vì quá yêu Trương Vô Kỵ (Tô Hữu Bằng) mà cô sẵn sàng trả thù người mình yêu và Triệu Mẫn. Cao Viên Viên thể hiện một Chu Chỉ Nhược vừa chính vừa tà, vừa yêu vừa hận, cô đứng giữa ranh giới của tình yêu và lời thề độc của sư phụ.
Đảm nhận vai diễn Chu Chỉ Nhược thành công nhất là mỹ nữ Cao Viên Viên. Sau Ỷ thiên đồ long ký, sự nghiệp của cô rất thuận lợi với nhiều bộ phim điện ảnh như Giấc mơ Thượng Hải, Kế hoạch baby, Tình yêu chốn thị thành….Năm 2014, Cao Viên Viên kết hôn “phi công” Triệu Hựu Đình. Cặp đôi sống rất hạnh phúc và thường xuyên đi du lịch cùng nhau.
Cao Viên Viên xinh đẹp ở hiện tại.
Ân Ly Trần Tử Hàm
Ân Ly là con gái của Ân Dã Vương, cháu nội của Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính. Ân Ly lại có tình cảm sâu nặng với Trương Vô Kỵ và suốt đời chỉ mang hình bóng của chàng.
Video đang HOT
Nhân vật Ân Ly không phải vai diễn thành công nhất của Trần Tử Hàm. Tuy nhiên, nhờ Ỷ thiên đồ long ký mà cô được nhiều đạo diễn chú ý hơn. Sự nghiệp của cô chỉ quanh quẩn với các tuyến vai phụ như Thần điêu đại hiệp (2006), Thần Thoại (2010)… Năm 2016, cô kết hôn với Đới Hướng Vũ.
Trần Tử Hàm “nhẵn mặt” với tuyến vai phụ phim truyền hình.
Tiểu Chiêu – Trần Tú Lệ
Tiểu Chiêu Trần Tú Lệ
Kim Dung miêu tả Tiểu Chiêu là cô gái mới 15 tuổi nhưng sở hữu vẻ đẹp như một mỹ nhân. Cô có nhiều nét đẹp riêng mang dáng dấp của con gái Ba Tư (da trắng, mũi cao, mắt xanh). Tiểu Chiêu được mẹ là Kim Hoa bà bà cài vào Minh giáo, giả trang làm một tỳ nữ xấu xí của Dương Bất Hối nhằm tìm kiếm võ công thất lạc Càn Khôn Đại Na Di. Tại đây, cô gặp gỡ Trương Vô Kỵ và nảy sinh tình cảm với anh. Tình yêu của cô đối với Vô Kỵ rất trong sáng, chân thành, vô tư, không bao giờ ghen tuông hay tỏ ra giận hờn dù biết chàng không yêu mình.
Người đẹp Singapore có sự nghiệp không ấn tượng.
Sau vai diễn phụ trong Ỷ thiên đồ long ký, sự nghiệp của Trần Tú Lệ cũng không ấn tượng là bao. Giống như Trần Tử Hàm, người đẹp Singapore là người “nhẵn mặt” với các vai phụ trên truyền hình như Tần vương Lý Thế Dân, Thiên ngoại phi tiên… Tuy nhiên, người đẹp lại có tổ ấm hạnh phúc bên ông xã Jack Liu.
Theo Dân Việt
14 năm sống tủi nhục vì mẹ kế 'ức hiếp', một ngày mở cuốn nhật ký của bà, cô gái bật khóc
Nếu có ai hỏi rằng mẹ ruột tôi trông như thế nào, tôi cũng không thể trả lời được vì từ khi vừa lọt lòng tôi đã ở cùng cha. Tôi chỉ nghe nói, mẹ đã rời bỏ cha con tôi đi thật xa khi tôi còn đỏ hỏn. Kể từ cái ngày ấy, cha phải một mình chạy vạy khắp nơi xin sữa để nuôi nấng tôi...
ảnh minh họa
Tuổi thơ tôi gắn bó với mái tranh xiêu vẹo của làng quê nghèo và được nâng niu bởi đôi bàn tay gầy guộc chai sạn của cha. Cuộc sống khốn khổ ấy đã biến tôi thành một đứa trẻ nhỏ bé, ít nói, rụt rè và lặng lẽ hơn so với lũ trẻ trong làng.
Cho đến một ngày mùa đông giá rét lúc tôi tròn 7 tuổi, cái tuổi mới chập chững có thể biết được vài điều thì cha tôi dẫn về một người phụ nữ. Nhìn thấy tôi ông bảo: "Đây là dì Loan, con chào dì đi". Thấy vậy, tôi chỉ rụt rè ấp úng chào dì và dì cũng niềm nở tặng bánh cho tôi. Hôm đó, cha và dì đã chuyện trò cùng nhau rất lâu, rồi vài tuần sau tôi được cha dẫn đến một nơi ở mới, trông có vẻ sầm uất hơn nơi tôi đang ở, và ông gọi đó là thị trấn.
Chúng tôi đã chuyển đến ở với dì từ hôm đó. Không một đám cưới, không một buổi tiệc nhỏ, cha đi bước nữa và tôi có thêm một người "mẹ kế", tôi chỉ biết chúng tôi ở nhà của mẹ kế và dùng tiền của mẹ kế vào hầu hết sinh hoạt trong nhà.
Mẹ kế cũng có một đứa con trai riêng nhỏ hơn tôi hai tuổi. Tuy thằng bé không ức hiếp tôi nhưng nó đối xử với tôi khá hời hợt và coi tôi như một người xa lạ. Và cũng có lẽ do tôi quá ít nói nên không phù hợp với sự nghịch ngợm của nó.
Hằng ngày mẹ kế ra chợ bán trái cây, còn khi đó cha tôi đang làm thời vụ cho một công trường với đồng lương ba cọc ba đồng. Tình cảm giữa cha và mẹ kế cũng khá tốt. Bà luôn nghĩ cho ông và chăm sóc gia đình chu đáo hết mực. Cơm nấu xong phải chờ cha tôi về cả nhà mới được ăn, và mẹ kế cũng luôn chuẩn bị cho cha tôi một ít rượu ấm. Mẹ kế cũng đảm đương cả việc đóng học phí cho tôi và giặt quần áo giúp cha con tôi. Tuy không quá hạnh phúc nhưng cuộc sống của tôi cũng yên ổn hơn so với những tháng ngày sống một mình với cha.
Vốn dĩ là một đứa trẻ rụt rè, ít nói nên tình cảm giữa tôi và mẹ kế không quá thân thiết mà chỉ lặng lẽ, bình bình. Rồi vào một buổi chiều, năm tôi lên mười một tuổi, tôi nhận được tin dữ. Công trường nơi cha tôi làm việc bị sập và bốn người đã bị vùi trong đống đổ nát, trong đó có cha tôi...
Lúc tôi chạy đến bệnh viện thì cơ thể cha tôi đã được người ta phủ tấm vải trắng, và bên cạnh là mẹ kế đang khóc nức nở. Còn tôi như chết lặng trước cửa phòng khi chứng kiến cảnh tượng đau xót ấy...
Ngày tiễn cha tôi về với đất mẹ, tôi thờ thẫn bê di ảnh của cha, bên cạnh là những lời xì xào bàn tán rằng đứa bé thật tội nghiệp... không biết có bị mẹ kế đuổi ra khỏi nhà không...
Tối đó, tôi đã mơ thấy mình mặc quần áo rách rưới đi ăn xin ngoài đường, thỉnh thoảng bị mấy thanh niên nghịch ngợm chửi bới, ném đá vào người. Và hình ảnh người mẹ kế dọa nạt không cho về nhà hay những cảnh hãi hùng như trong câu chuyện Tấm Cám hiện lên thật sống động trong tâm trí tôi...
Tỉnh lại, tôi thấy sợ hãi tột cùng...
Sáng sớm hôm đó, cả người tôi ê ẩm đau nhức, đầu tôi đau tựa như búa bổ. Mẹ kế vẫn dậy sớm như thường ngày nấu cơm và gọi tôi dậy như chưa hề xảy ra chuyện gì. Tôi thấp giọng van nài: "Dì cho con xin nghỉ hôm nay, con...con nhớ cha..."
Tôi không ngờ bà lạnh lùng nói: "Không được! Không đi học thì cha cô sẽ sống lại được hay sao, mà ông ấy có sống lại cũng cho cô vài cái tát". Tôi không dám nói gì thêm, chỉ ngậm ngùi rơm rơm nước mắt chuẩn bị đồ đạc. Trước lúc ra khỏi nhà, mẹ kế còn từ phía sau hét lớn:"Bảo Yến, cô nhớ cho kỹ, bắt đầu từ hôm nay, tôi không muốn nhìn thấy cô khóc thêm một lần nào nữa".
Ngày hôm ấy, tôi đến trường trong nước mắt. Và cũng từ hôm đó mẹ kế hầu như không bao giờ cười với tôi, bà luôn nói chuyện với tôi bằng giọng nạt nộ, hoàn toàn khác với lúc cha tôi còn sống. Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện Tấm Cám mà lòng đầy sợ hãi. Tôi sợ cảm giác bị lang thang ngoài đường không được đi học nên tự nhủ mình phải cố gắng chịu đựng và mau trưởng thành để nhanh chóng thoát khỏi nơi này.
Lần đầu tiên có kinh nguyệt, tôi hốt hoảng, mẹ kế biết chuyện chỉ vứt cho tôi miếng băng vệ sinh một cách lạnh lùng. Cầm lấy miếng băng mà tôi thắc mắc không biết cách sử dụng, bà không giúp cũng không dạy tôi mà chỉ nghiêm mặt nhìn tôi quát: "Chuyện gì cũng dựa vào người khác dạy mới làm được à?".
Nghe những lời lạnh lùng không cảm xúc ấy, sự uất ức kìm nén trong tôi bấy lâu bỗng tuôn trào. Tôi ngồi nức nở trong một góc, người run rẩy theo từng tiếng nấc. Tôi hiểu rằng bắt đầu từ hôm nay, chuyện của mình sẽ tự mình làm và đừng bao giờ trông chờ vào người khác. Tôi bắt đầu học cách giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa và kể cả việc khâu vá. Mẹ kế rất cứng rắn, thấy vậy, bà không giặt đồ cho tôi thêm một lần nào nữa, và cũng không yêu cầu tôi giặt đồ cho cả nhà.
Mẹ kế không được học hành nhiều, trong khi con trai của bà thì mải mê ăn chơi, và thành tích học tập thuộc loại bình thường. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, cậu được định hướng chuyển sang học nghề. Vậy mà, bà ra lệnh cho tôi phải đạt hạng nhất trong lớp, nếu không thì đừng hòng trở về nhà.
Cho dù thành tích học tập của tôi cũng không đến nỗi quá tệ, nhưng để giành được hạng nhất thì đó là một thử thách quá lớn. Tôi hận, hận người mẹ kế độc ác, đối xử hà khắc với tôi. Tôi có cảm giác bà ta đang tìm trăm phương ngàn kế đuổi tôi ra khỏi ngôi nhà này, nhưng bây giờ tôi không thể ra đi, tôi không muốn trở thành một kẻ ăn mày. Không còn cách nào khác, tôi đành lao đầu vào học, học ngày học đêm. Đèn nhà người ta đã tắt hết, chỉ có đèn nhà tôi vẫn sáng. Có nhiều lúc không chịu nổi tôi nằm dài xuống bàn thiếp đi một lúc, khi tỉnh dậy đi rửa mặt lại ngồi vào bàn học tiếp.
Rồi kì thi cuối năm cũng đến, và sau khoảng thời gian hồi hộp chờ kết quả, tôi mừng rỡ khi tên của tôi vượt trên hai mươi mấy người, xếp thứ ba. Đến chủ nhiệm lớp còn cảm thấy kinh ngạc vì một cô bé vốn dĩ lặng lẽ ít nói lại có thể xếp thứ ba trong lớp.
Tan học, tôi ngập ngừng bước vào nhà chưa biết thông báo với mẹ kế kết quả ra sao, thì bà đã chỉ vào góc tường mắng: "Đúng là đồ phế vật không có chí, quỳ xuống".
Thì ra, trước khi tôi về, mẹ kế đã đến nhà bạn học của tôi hỏi thăm kết quả. Tối đó, tôi cứ quỳ mãi như thế, đối diện với bức tường tôi không hề rơi một giọt nước mắt nào, cũng không nói một câu yếu lòng. Vì hai tiếng "phế vật" tôi thề sẽ thi đậu đại học - trường điểm, tốt nghiệp xong tôi sẽ kiếm thật nhiều tiền, sau đó sẽ đem tiền quăng vào mặt bà ta mà hỏi: "Năm xưa bà nói ai là đồ phế vật?"
Thời gian trôi qua, tôi tu chí học hành, cố gắng đạt kết quả tốt nhất có thể. Chuyện mua bán của mẹ kế không còn thuận lợi như trước. Trước đây, thỉnh thoảng bà đem về một ít trái táo nhỏ, vài trái cam, hay là những quả chuối đã chín nục, nhưng bây giờ điều này rất hiếm khi xảy ra. Mỗi ngày bà ngồi trên giường đếm từng tờ tiền và tôi biết số tiền kiếm được càng ngày càng ít. Lúc này, tôi chỉ cầu nguyện ông trời phù hộ đừng để cho mẹ kế không kiếm được tiền, nếu không tôi sẽ không thể đi học được nữa...
Một ngày, một bạn học ở gần nhà đến tìm tôi, mẹ kế mở cửa, bạn tôi nói:"Bảo Yến mượn sách tham khảo của cháu, không biết đã xem xong chưa. Sắp tới thi tốt nghiệp phổ thông rồi, cháu cần dùng gấp".
Sách tham khảo không hề rẻ chút nào, một bộ hai quyển dày cộp có giá hơn năm chục ngàn đồng một quyển, vì thế nhiều lần tôi muốn xin tiền mua nhưng không biết làm sao mở miệng. Không ngờ, hôm sau mẹ kế đưa cho tôi tờ một trăm ngàn đồng, chính xác hơn là vứt vào mặt tôi tờ bạc một trăm ngàn, tựa như bố thí rồi nói: "Cầm tiền đi mua giống sách của người ta!".
Tôi nhặt lấy, lòng vừa ấm lại một chút thì mẹ kế nói tiếp như dội một gáo nước lạnh vào người: "Một trăm này tôi sẽ ghi nợ, kiếm được tiền rồi phải trả tôi hai trăm, chính cô nói sẽ trả tôi gấp đôi đấy."
Khi tôi thật sự đậu vào trường điểm cấp ba, tưởng mẹ kế sẽ nhìn tôi với con mắt khác, vì sự thật là tôi giỏi hơn đứa con suốt ngày chỉ biết ham chơi hơn ham học của bà ta. Nhưng mẹ kế chỉ cầm lấy tờ giấy báo trúng tuyển cặm cụi lo tính tiền học phí, lâu lâu lại lẩm bầm trong miệng:"Đúng là quỷ đòi nợ, nếu không nghĩ đến việc sau này cô sẽ trả nợ cho tôi, thì tôi nhất định không tiếp tục nuôi cô học nữa rồi!".
Tôi thương lượng với mẹ kế sẽ ở trong ký túc xá của trường để tiện cho việc đi học và giảm chi phí, nhưng bà dí tay vào trán tôi lớn giọng:"Cô tưởng rằng ở trong trường không tốn tiền à?".
Tôi dùng ánh mắt khinh thường nhìn khuôn mặt hờ hững của bà. Tôi biết chỉ cần kiên nhẫn thêm ba năm nữa thôi tôi sẽ thật sự chiến thắng, và không phải chịu sự hành hạ tinh thần của bà nữa.
Ba năm sau, khi cầm tờ giấy trúng tuyển đỏ rực trong tay, tôi khóc... Lâu lắm rồi tôi không khóc, tôi không được quyền khóc, nhưng lần này tôi phải khóc một trận cho thỏa thích. Tôi khóc không phải vì buồn mà vì hạnh phúc, bởi lẽ tôi sắp có thể thoát khỏi ngôi nhà này, như tôi vẫn từng ao ước.
Trước khi tôi nhập học một ngày, mẹ kế làm món sủi cảo cho tôi ăn. Bà không nói gì, cũng không tiễn tôi.
Đeo chiếc túi hành lý to đùng sau lưng, tôi rời khỏi nơi mà tôi chưa bao giờ cho là nhà. Mẹ kế quay lưng đi, chỉ còn chiếc bóng lạnh lùng dần khuất... Tôi vừa lo việc học hành của mình vừa tìm chỗ dạy kèm để kiếm thêm thu nhập. Dù nghỉ đông hay nghỉ hè tôi cũng không về nhà mà chỉ mải miết làm việc. Cuối cùng, tôi không cần sự hỗ trợ tài chính của mẹ kế nữa. Số tiền kiếm được tuy không nhiều nhưng cũng đủ để tôi đóng học phí và trang trải cuộc sống.
Mẹ kế chưa bao giờ gọi điện cho tôi, càng không bao giờ đến trường thăm tôi. Cuộc sống sinh viên của tôi trở nên muôn màu muôn vẻ khi tôi dần tìm lại được chính mình và xóa hình bóng của mẹ kế ra khỏi tâm trí.
Năm thứ ba đại học, trước giao thừa, tôi nhận được điện thoại của con trai bà. Cậu ta chỉ nói muốn tôi về nhà một chuyến và không nói thêm gì. Thật lòng, tôi không muốn về chút nào. Tại sao tôi phải về chứ? Ở nơi đó đâu ai có cảm tình với tôi, và tôi cũng chẳng có gì lưu luyến với bất cứ người nào ở đó. Tôi chỉ còn vài món nợ tài chính cần phải trả và một chút ân tình từ họ mà tôi thấy giống như thứ tình cảm khi họ nuôi một con thú trong nhà. Nhưng tôi nhất định sẽ trả, tôi nghĩ chỉ cần tôi tốt nghiệp, kiếm ra tiền tôi sẽ thực hiện lời hứa năm xưa của mình, trả gấp đôi, sau đó giữa tôi và họ sẽ không còn bất cứ mối quan hệ nào cả.
Về đến nơi, vẫn là ngôi nhà cũ, vẫn cách sắp xếp cũ, chỉ là không gian có vẻ lạnh lẽo, cô quạnh. Con trai của mẹ kế ngồi một bên hút thuốc. Tôi không chủ động hỏi mẹ kế đi đâu, vốn dĩ đó không phải chuyện tôi cần quan tâm. Sau khi hút không biết bao nhiêu điếu thuốc, anh đứng dậy đưa cho tôi một quyển sổ cũ.
Đương nhiên tôi nhận ra quyển sổ đó. Nó là sổ nợ mẹ kế hay trưng bày trước mặt tôi, dùng để ghi lại ngày tháng năm nào tôi mượn tiền và dùng vào việc gì. Có rất nhiều lần tôi bắt gặp bà tẩn mẩn ngồi ghi ghi chép chép, thấy tôi bà gấp lại, nói: "Đừng tưởng cô mượn tôi bao nhiêu mà tôi không biết, tôi ghi rành rành ra đây này!".
Tôi nhìn cười nhạt, cầm quyển sổ, ngẩng đầu lên nhìn cậu em một cái, hỏi: "Sao, bây giờ muốn tôi trả nợ à?".
Bỗng từ trong sổ nợ rơi ra một quyển sổ tiết kiệm, tôi tần ngần, do dự mở ra xem. Tôi không ngờ, đó không phải là sổ nợ, mà lại là nhật ký của mẹ kế. Tôi càng không ngờ rằng mẹ kế đã qua đời, đồng thời để ngôi nhà cho em trai và để số tiền từ sạp trái cây cho tôi.
Lúc đó tôi không thấy quá đau buồn, tôi chỉ sững sờ ngạc nhiên khi bà ấy vẫn nghĩ đến tôi trong di chúc của mình. Tay tôi run run lật từng trang sách... và làm rơi nó ngay trúng ngay chân mình khi phát hiện đó là một cuốn nhật ký...
Tôi ngồi thụp xuống, nước mắt vỡ òa. Từng dòng nhật ký nhạt nhòa trước mắt.
....
Ngày ba tôi mất mẹ kế viết:
"Lão Can à, ông yên tâm, tôi không đi bước nữa đâu, vả lại liệu có ai chấp nhận được người đàn bà một nách hai con như tôi! Tôi nhất định sẽ nuôi Bảo Yến khôn lớn, nở mày nở mặt như tâm nguyện của ông..."
Vài ngày sau mẹ kế viết:
"Lão Can à, ông đừng trách tôi quá nhẫn tâm với con ông. Tôi đã từng lớn lên từ hai bàn tay trắng và có được kết quả ngày hôm nay là nhờ tôi mồ côi cha mẹ từ nhỏ và cuộc sống dạy tôi được tính bản lĩnh, nghị lực. Bảo Yến không giống như những đứa trẻ khác, nó không có mẹ ruột ở bên cạnh, hơn nữa tôi cũng không khá giả gì lại không được khỏe, tôi không thể che chở cho nó cả đời được ông ạ. Vì vậy từ nay tôi phải làm như thế, Bảo Yến phải tự học được tính kiên cường, tự lập, nhẫn nhịn, khắc khổ để có thể đối mặt với cuộc đời khắc nghiệt này!"...
Rồi nước mắt tôi ướt đẫm trang tiếp theo:
"Bảo Yến không giành được hạng nhất, tôi phạt nó quỳ là quỳ với ông, nó không thi được hạng nhất thì người nó có lỗi nhiều nhất chính là ông".
Và rồi lại trang tiếp theo:
..."Lão Can à, tôi xuất thân từ nông thôn, không được học hành nhiều, tôi không biết mình dạy con như vậy có đúng không, nhưng Bảo Yến thi đậu trường điểm rồi lại học đại học, nó có thể tự nuôi mình được rồi...Tôi cười rồi khóc, khóc xong lại cười, đến lúc tôi phải nghỉ ngơi, tôi mệt rồi!"
...
..."Bảo Yến, 7 tuổi con đã đến sống ở nhà ta, ta xem con như con ruột của mình, đánh con thì đánh, mắng con thì mắng, nhưng ta chỉ luôn hy vọng sau này con sẽ được nở mặt nở mày với thiên hạ, sao con không về thăm ta?"...
....
..."Bệnh gan của ta càng ngày càng nặng, xem ra chắc không sống được mấy ngày nữa, muốn kiếm một tấm ảnh để làm di ảnh cũng không có, mấy năm trước chỉ mải lo kiếm sống, sao không biết phải đi chụp một tấm ảnh chứ..."
Tôi cầm cuốn nhật ký ướt đẫm vào lòng nấc nghẹn:
"Mẹ ơi!... Con gái xin lỗi mẹ..." .
...
Tôi giờ đây đã thành đạt và em trai tôi cũng không còn chơi bời nữa mà tu chí làm ăn. Hai chúng tôi rất yêu thương nhau, không còn khoảng cách như trước. Tôi đã xây cho mẹ kế và cha tôi phần mộ thật đẹp, mong có thể bù đắp lại phần nào những tháng ngày kham khổ mà họ đã chịu đựng, và cũng để mẹ kế được ấm áp cạnh cha tôi ở thế giới bên kia.
Câu chuyện Tấm Cám với tôi giờ chỉ còn là cổ tích, tôi xem trọng mẹ kế còn hơn mẹ ruột của mình. Bà chính là bà tiên mà cuộc đời ban tặng cho tôi, và cũng là người mà tôi mang ơn suốt đời. Nếu không có mẹ kế tôi chắc sẽ mãi ở trong cái bóng rụt rè, nhút nhát và không bao giờ có thể bản lĩnh và mạnh mẽ như ngày hôm nay. Và nếu không có mẹ kế tôi sẽ không tin rằng "trên đời này bánh đúc lại có xương", không giống như người ta vẫn tương truyền.
Tôi còn học thêm một điều rằng, trong cuộc sống có những tình yêu thương không thể nói bằng lời, có những sự hy sinh lớn lao thầm lặng mà giây phút hiện tại ta không thể nhận ra nếu tâm hồn không rộng mở. Mẹ kế là người đã dạy cho tôi rất nhiều thứ và dạy tôi nhiều bài học sâu sắc của cuộc sống. Tôi tin rằng ở bên kia mẹ kế có thể nghe tôi gọi hai tiếng "mẹ ơi..." bằng cả tấm lòng...
Không chỉ người mẹ kế trong câu chuyện trên mới có tấm lòng bao la, quảng đại, mà đâu đó quanh đây chúng ta cũng có thể bắt gặp rất nhiều con người trong đời thực giống như vậy. Chỉ cần là người có tấm lòng bao dung, thăng hoa về đạo đức thì dù là mẹ kế hay mẹ ruột, dù là con nuôi, con đẻ hay người dưng, ta cũng có thể mở rộng tâm hồn để đón nhận.
Mọi việc trên đời đều thuận theo nhân quả, gieo duyên lành ắt sẽ gặp trái ngọt như sự tốt đẹp mà người mẹ kế nhận được sau bao năm hy sinh thầm lặng...
Theo ĐKN
Tột cùng khổ mảnh đời người đàn ông 14 năm suy thận Vợ bỏ đi biệt tích, không có chỗ ở cố định, không có thu nhập hàng tháng, bản thân đang đối mặt với căn bệnh suy thận mãn tính quái ác suốt 14 năm là những gì anh Vũ Hoàng Thịnh (Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân) đang trải qua. Căn bệnh suy thận quái ác khiến anh Vũ Hoàng Thịnh...