Mỹ nhân Việt kiếm tiền đâu để dùng đồ bạc tỷ?
Đó là câu hỏi của rất đông khán giả mỗi khi chứng kiến một nàng hoa hậu hay á hậu Việt xuất hiện với những món hàng hiệu tiền tỷ hoặc sở hữu khối tài sản “khủng”.
Trước đây, Hoa hậu được ví như biểu tượng sắc đẹp không phải ai cũng có thể chạm tới, một sứ mệnh hướng đến cộng đồng và xã hội. Nhưng giờ đây, Hoa hậu còn được nhận xét đã trở thành một “nghề” có thu nhập rất cao. Hay nói đúng hơn, kể từ khi người đẹp 16 tuổi Hà Kiều Anh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1992, người ta đã thấy tiềm năng vật chất ẩn giấu bên trong chiếc vương miện, bởi cô là nàng hậu đầu tiên thành công nhanh chóng trong giới giải trí cả về sự nghiệp lẫn tiền bạc.
Cứ một vài thời điểm, khán giả lại được đón nhận những thông tin về “độ chịu chơi” của các Hoa hậu, Á hậu đình đám showbiz Việt. Hay gần đây nhất là: Á hậu Huyền My đeo nhẫn 1 tỷ đồng đi sự kiện, Hoa hậu Mai Phương Thúy khoe đồng hồ kim cương 2 tỷ đồng… tràn ngập khắp các trang tin giải trí, đủ khiến công chúng phải dồn hết sự quan tâm, chú ý. Cũng vì độ giàu có, xa hoa đó mà người đẹp Nguyễn Thị Huyền Trang khi tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 đã gây “bão” tại vòng sơ loại bằng câu nói thô và thật, bày tỏ mong muốn đi thi Hoa hậu để kiếm được nhiều tiền.
Hà Kiều Anh được nhận định là nàng hậu đầu tiên cho thấy cái giá trị vật chất của chiếc vương miện.
Vậy Hoa hậu, Á hậu kiếm tiền từ đâu?
Chưa có một khảo sát hay thống kê nào về việc các Hoa hậu, Á hậu kiếm được cụ thể bao nhiêu tiền sau đăng quang. Tuy nhiên, một sự thật không thể chối bỏ chính là, những người đẹp biết kinh doanh hay có doanh nghiệp làm ăn phát đạt chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại các nàng hậu giàu có khác đa phần được biết đến qua những công việc như đi dự sự kiện, làm mẫu quảng cáo, trình diễn thời trang…
Dễ dàng nhận thấy, các người đẹp dù có xuất phát điểm khó khăn đến đâu, nhưng chỉ sau 1-2 năm đăng quang Hoa hậu, Á hậu một cuộc thi nhan sắc đều giàu lên nhanh chóng. Một trong những Hoa hậu thành công và giàu nhanh nhất có thể kể đến là Mai Phương Thuý – Hoa hậu Việt Nam 2008. Từ một cô gái 18 tuổi, sau 10 năm đăng quang Hoa hậu, Mai Phương Thuý đã sở hữu trong tay khối tài sản khổng lồ gồm các cơ sở kinh doanh, căn hộ sang trọng ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài, xe sang, hàng hiệu đắt tiền. Do đó, khi thấy Mai Phương Thuý bỏ 2 tỷ đồng để sắm một chiếc đồng hồ cũng không còn là chuyện lạ với nhiều khán giả.
Chia sẻ về mức độ giàu lên nhanh chóng của bản thân, Mai Phương Thúy từng cho biết: “Tổng kết sau 2 năm đương nhiệm ngôi vị hoa hậu, tôi đã kiếm được gần 10 tỷ đồng, trong đó, thù lao cho riêng chụp hình không dưới 6 tỷ”. Theo đó, nguồn thu nhập chính của cô đều từ việc đi dự sự kiện, làm gương mặt đại diện cho nhiều nhãn hàng lớn… Một bầu show từng tiết lộ cát-xê dự sự kiện của Mai Phương Thúy rơi vào trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Khi mới đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2008, Mai Phương Thuý thừa nhận nguồn thu nhập của cô chủ yếu từ việc dự sự kiện. Nhưng đến nay, cô còn kiếm bộn tiền nhờ làm đại diện thương hiệu, kinh doanh.
Với Hoa hậu Đặng Thu Thảo, dù xuất thân trong gia cảnh nghèo khó nhưng sau đăng quang vài năm, cô cũng đổi đời nhanh chóng và sở hữu khối tài sản lớn. Nguồn thu chính của Hoa hậu Việt Nam 2012 cũng đến từ các hợp đồng quảng cáo, dự sự kiện… Tính sơ sơ ở thời điểm hiện tại, cô đã là gương mặt đại diện cho 4-5 nhãn hàng quảng cáo lớn, và số tiền mà cô nhận về đủ để có một cuộc sống dư dả.
Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ Duyên, á hậu Huyền My cũng không ngoại lệ. Dù không tham gia bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào khác nhưng với lời mời dự sự kiện thường xuyên, có trong tay không ít hợp đồng quảng cáo “béo bở” đã mang về cho họ nguồn thu không hề nhỏ. Chưa kể đến việc, gia đình hai nàng hậu này cũng ở mức khá giả, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cuộc sống thường ngày.
Bên cạnh đó, một số mỹ nhân khác lại tận dụng danh hiệu nhan sắc vốn có để chuyển hướng kinh doanh. Hoa hậu Hà Kiều Anh, Mai Phương Thuý, Ngọc Hân, Diễm Hương, Phạm Hương… là những ví dụ điển hình cho sự thành công nhờ quyết định táo bạo này. Chẳng hạn, Hà Kiều Anh đang là chủ của một loạt từ quán cafe, nhà hàng, khách sạn 5 sao; Mai Phương Thúy sở hữu hai nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn miền Bắc; Ngọc Hân có công ty thiết kế thời trang và một chuỗi cửa hàng; Phạm Hương kinh doanh quán trà sữa…
Kiếm tiền “khủng” cũng không dễ dàng
Theo chia sẻ từ một số nàng hậu trong showbiz Việt, dù họ đổi đời nhờ những danh hiệu nhan sắc và kiếm được số tiền lớn chỉ sau thời gian ngắn nhưng, để nhận được mức thù lao đó cũng không hề dễ dàng.
“Nhiều người vẫn quan niệm rằng “nghề dự sự kiện” rất là sung sướng. Họ thấy rằng chúng tôi lúc nào cũng được chăm chút “tận răng”, được đưa đón, được ca tụng. Nếu mọi người biết rằng, có những lúc, chúng tôi phải đứng cười 2 tiếng đồng hồ, không được phép kêu ca, bất chấp thời tiết, bất chấp tâm trạng của bản thân thì có lẽ đã không nghĩ đây là một nghề đơn giản.
Có những ngày, tôi phải chạy tới 3 show. Nghĩa là phải làm việc từ sáng sớm đến tối mịt. Mỗi lần xuất hiện ở 1 sự kiện là lại phải về nhà để thay trang phục và make up lại từ đầu. Có những hôm mệt, ốm nhưng không thể báo với bên tổ chức là tôi sẽ không xuất hiện được, mà vẫn phải tươi tắn, vui vẻ đến đúng giờ”, á hậu Huyền My chia sẻ.
Á hậu Huyền My luôn được nhắc đến với độ chịu chơi khi sở hữu nhiều món hàng hiệu đắt tiền, trị giá vài chục triệu đến cả tỷ đồng. Tuy nhiên, cô lại cho rằng kiếm được mức thù lao lớn không hề dễ dàng.
Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 Phạm Hương cũng từng bộc bạch: “Dù bạn có làm bất cứ nghề nào đi nữa, để kiếm được tiền bạn cũng đều phải đầu tư công sức và chất xám. Tôi luôn xuất hiện ở sự kiện với hào quang rực rỡ nhưng không phải chỉ mình tôi có thể tạo nên hình ảnh đó mà là sự góp sức của những người thiết kế trang phục, make up và rất nhiều người nữa”.
Tất nhiên không phải ai cũng may mắn trong việc kinh doanh hay đắt show trở thành gương mặt đại diện, mỹ nhân sự kiện. Một số người đẹp nhờ đến các cuộc đổi chác với đại gia, hoặc mượn đồ hiệu mỗi khi đi sự kiện để bằng chị bằng em. Thỉnh thoảng, có mỹ nhân bị phát hiện dùng túi nhái, diện trang phục nhái vì không thể đáp ứng cuộc chơi xa xỉ.
Theo Danviet
Vụ : Không xác định được 4.500 tỷ còn lại bao nhiêu
Đại diện Ngân hàng CB (trước đây là VNCB) xác nhận, số tiền 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ VNCB đã hòa vào dòng tiền chung, không thể xác định được còn lại bao nhiêu.
Chiều 16.1, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại các Ngân hàng VNCB, Sacombank, TPBank và BIDV tiếp tục phần xét hỏi.
Đáng chú ý, trong phiên tòa chiều nay, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho phép luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang quay lại phần xét hỏi đại diện Ngân hàng CB một số vấn đề liên quan đến dòng tiền 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng VNCB.
Luật sư Huyền Trang thông tin, nguồn tiền 4.500 tỷ đồng do 22 cá nhân làm đại diện cho Phạm Công Danh dùng để tăng vốn điều lệ và đã hòa vào dòng tiền VNCB, hiện số tiền đó ở đâu?
Trả lời vấn đề này, đại diện Ngân hàng CB xác nhận, số tiền đó đã hòa vào dòng tiền chung của VNCB. Đại diện CB cho biết thêm, trong thời gian từ 14.2-26.7.2014, VNCB chỉ còn lại 526,1 tỷ đồng nhưng không thể tính được trong đó, số tiền của khoản 4.500 tỷ đồng còn lại là bao nhiêu.
Bị cáo Trầm Bê (trước) và Phạm Công Danh (sau).
Trước vấn đề này, luật sư lập luận rằng, trong số 81.000 tỷ đồng được rút ra khỏi VNCB có 4.500 tỷ đồng, toàn bộ số tiền này là do ngân hàng sử dụng chứ không phải Phạm Công Danh. Ông Danh không sử dụng cho mục đích cá nhân.
Vị đại diện CB cho biết, từ 14.2-26.7.2014, số dư của VNCB tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 80.429 tỷ, tổng phát sinh nợ là hơn 81.000 tỷ. Tính từ số dư trong tài khoản tiền gửi của VNCB tại thời điểm đó là âm 694 tỷ. Đại diện CB cho biết, khi đó, số tiền 4.500 tỷ đồng nằm trong tài khoản của VNCB tại NHNN. Trong 13.000 tỷ đồng (số dư đầu ngày 14.2.2014) không có số tiền 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ mà có tại tổ chức tín dụng khác.
Khi luật sư hỏi đại diện CB rằng, VNCB đã sử dụng hết số tiền do hòa hết vào dòng vốn rồi phải không, đại diện CB trả lời, việc hòa vào dòng vốn không thể xác định được là đã sử dụng như thế nào.
Khi HĐXX đặt lại câu hỏi: "Tức đầu ngày 14.2-26.7.2014 có tiền vào hơn 80.000 tỷ và đi ra 81.000 tỷ, trong đó có cả 4.500 tỷ đúng không?", đại diện CB xác nhận là có. Tuy vậy, đại diện CB khẳng định, khi tiền đã hòa vào dòng tiền chung thì không thể xác định được số tiền 4.500 tỷ đồng còn lại bao nhiêu, chỉ biết rằng, chốt kinh doanh năm 2014, số tiền VNCB còn lại chỉ có 34 tỷ đồng.
Luật sư nêu quan điểm cho rằng, ngân hàng sử dụng số tiền 4.500 tỷ chứ không phải các cá nhân Phạm Công Danh và đồng phạm sử dụng. Trong khi NHNN không chấp thuận cho tăng vốn, VNCB phải trả lại tiền cho 22 cá nhân. Số tiền 4.500 tỷ đã hòa vào dòng tiền chung nên không thể tách bạch được để trả lại cho họ. Do vậy, VNCB thời điểm đó phải dùng tiền gửi của mình đảm bảo cho các khoản mà khách hàng nợ tại BIDV...
Đại diện CB cho rằng, việc BIDV nói riêng và 3 ngân hàng kia sẽ trả lời tại phần tranh luận, nhưng câu trả lời là không đúng. Ông cũng phủ nhận VNCB vay tiền của ngân hàng khác để tăng vốn điều lệ.
Trước đó, tại tòa, các bị cáo Phạm Công Danh, Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương đã nhiều lần trả lời các câu hỏi liên quan đến số tiền 4.500 tỷ (chủ yếu vay từ BIDV). Các bị cáo khẳng định, số tiền này không bị thất thoát, không bị mất đi mà nó vẫn còn tồn tại và đang hòa vào dòng tiền chung của Ngân hàng CB. Bị cáo Phạm Công Danh trả lời luật sư rằng, thời điểm đó, ông chịu sức ép lớn từ tăng vốn điều lệ và phải tìm mọi cách để cứu ngân hàng. Ông cũng nhiều lần đề nghị được xem xét đối trừ 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ để trừ trong phần thiệt hại tại VNCB. Bởi theo ông, khoản tiền này đều hòa chung dòng tiền ngân hàng nên cần được trừ trong tổng thiệt hại của VNCB.
Riêng bị cáo Phan Thành Mai trong phần xét hỏi vừa qua từng đề nghị HĐXX xem xét lại hậu quả của các bị cáo gây ra. Bị cáo này cho biết, thực tế số tiền thiệt hại mà Phạm Công Danh cùng đồng phạm gây ra không phải là 6.126 tỷ như cáo trạng, mà ít hơn nếu cấn trừ đi số tiền 4.500 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ Ngân hàng VNCB. Số tiền 4.500 tỷ hiện vẫn còn và đã hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng này. Do đó, bị cáo đề nghị HĐXX xem xét cấn trừ số tiền trên để khắc phục hậu quả.
Theo Danviet
Hai luật sư của Trịnh Xuân Thanh bất ngờ rút lui trước ngày mở tòa Hai trong số 9 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin rút lui, không bảo vệ cho bị cáo này trong vụ án và phiên tòa sắp tới. Chiều nay (5.1), Cty luật Viên An đã có thông báo đến TAND TP.Hà Nội, về việc chấm dứt bào chữa, bảo vệ...