Mỹ nhận tiền “khủng” từ vụ bán dầu và vũ khí tịch thu từ Iran
Mỹ đã thông báo ngày 29/10 về việc đã triển khai bán dầu từ vụ tịch thu nhiên liệu lớn nhất của Iran với giá trị hơn 40 triệu đôla.
Theo hãng CNN, Washington sẽ chuyển phần lớn số tiền bán được vào quỹ nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ.
Ảnh minh họa. Nguồn: CNN
Các quan chức từ Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, Washington đã tiến hành vụ tịch thu vũ khí lớn nhất của Iran vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020.
“Động thái này thể hiện vụ tịch thu nhiên liệu và vũ khí dân sự lớn nhất từ trước đến nay của chính phủ Iran. Tehran tiếp tục được cho là quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và lực lượng gây bất ổn trên toàn thế giới”, ông John Demers – Trợ lý Tổng chưởng lý về an ninh quốc gia Mỹ nhấn mạnh trên CNN.
Video đang HOT
Các thông tin về việc tịch thu và mua bán diễn ra ngay sau khi Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với 8 thực thể có trụ sở tại Iran, Trung Quốc và Singapore vì có liên quan đến việc mua bán các sản phẩm hóa dầu của Iran.
Các trừng phạt là động thái gần đây trong chiến dịch gây áp lực tối đa của chính quyền Tổng thống Trump đối với Iran và là diễn biến mới nhất trong một loạt các bước chống Iran trước thềm Bầu cử Mỹ 2020. Giới phân tích cho rằng, Washington đã công bố các biện pháp trừng phạt kinh tế, ngân hàng và năng lượng đối với Tehran từ cuối tháng Chín và tất cả đều nhằm mục địch bóp nghẹt nguồn thu của chính phủ Iran. Giới phân tích nhận định, nếu cựu phó Tổng thống Biden trúng cử thì chính sách của Mỹ đối với Iran cũng khó có thể đảo ngược.
Các loại vũ khí bao gồm 171 tên lửa chống tăng dẫn đường, 8 tên lửa đất đối không, các bộ phận tên lửa hành trình tấn công đất liền, các thành phần tên lửa hành trình chống hạm và vũ khí tầm nhiệt đã bị thu giữ vào tháng 11/2019 và tháng 2/2020.
Theo giới quan chức, các phân tích trên tiết lộ vũ khí thu được là của Lực lượng Quds tinh nhuệ thuộc Vệ binh Cách mạng Iran. Vào ngày 20/8, Đơn vị an ninh quốc gia Bộ Tư Pháp Mỹ và Văn phòng Luật sư Mỹ đã đệ đơn khiếu nại lên Tòa án Quận của Mỹ tiến hành tịch thu vũ khí của Iran.
Trong khi đó, khoảng 1,1 triệu thùng dầu tinh chế đã bị bắt giữ từ 4 tàu mang cờ nước ngoài đến Venezuela. Sau khi nhận được lệnh tịch thu vào tháng Tám, chủ tàu đã phải chuyển số nhiên liệu này sang Mỹ. Ông Sherwin nhấn mạnh rằng Washington ước tính hơn 40 triệu đôla sẽ do nước này thu hồi từ việc mua bán số nhiên liệu tịch thu và phần lớn số tiền sẽ được chuyển vào quỹ của nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố do nhà nước bảo trợ.
Tuy nhiên, Mỹ không cho biết ai là người mua số lượng dầu tịch thu lần này.
Thẩm phán Canada đưa ra phán quyết có lợi cho `công chúa` Huawei giúp chống lại lệnh dẫn độ của Mỹ
"Cuộc chiến" chống lại lệnh dẫn độ sang Mỹ của bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei - ngày 29/10 xuất hiện những dấu hiệu khả quan.
Vào năm 2018, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) - Giám đốc Tài chính của Huawei - bị Mỹ cáo buộc đã lừa gạt HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom - công ty bị buộc tội vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Bà Mãnh Vãn Châu - CFO Huawei
Theo Reuters, trong phiên tòa ngày 29/10 vừa qua, thẩm phán Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia (Canada), bà Heather Holmes, ra phán quyết đồng ý để các luật sư của bà Mạnh theo đuổi cáo buộc Mỹ khiến Canada có ý niệm sai về các điểm cơ bản của vụ việc.
Phó Chánh án Heather Holmes viết trong quyết định của mình, vào ngày 28/10: "Việc CFO Huawei khẳng định rằng Hoa Kỳ đã cố tình trình bày sai bằng chứng bị cáo buộc gian lận trong yêu cầu chính thức của họ đối với Canada để dẫn độ bà là có phần đúng thực tế.
Bà cũng đồng ý rằng bà Mạnh được quyền để giới thiệu một số bằng chứng bổ sung trong hồ sơ vụ án nhưng "ở một mức độ hạn chế".
Trước đó, Hoa Kỳ đã cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu thông qua bằng chứng là một bài thuyết trình PowerPoint mà bà trình bày cho một chủ ngân hàng HSBC ở Hồng Kông vào năm 2013, cho thấy mối quan hệ của Huawei với Skycom Tech Co Ltd (Iran).
Bà Mạnh Vãn Châu - CFO Huawei
Thẩm phán Holmes đồng ý với bà Mạnh rằng yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ nên bao gồm một số tuyên bố nhất định từ PowerPoint để tăng thêm "độ chính xác", về cáo buộc mối quan hệ kinh doanh giữa Huawei với Skycom ở Iran.
Các luật sư của bà Mạnh cho rằng Mỹ đã cố tình bỏ qua hai trang trình bày từ PowerPoint cho thấy bà Mạnh không đánh lừa ngân hàng đó là: "Cam kết của Huawei với Skycom là hợp tác kinh doanh bình thường và có thể kiểm soát được và điều này sẽ không thay đổi trong tương lai".
Tuy nhiên lập luận từ phía bà Mạnh vẫn chưa đủ để thẩm phán Holmes có thể quyết định bác bỏ ngay lập tức lệnh đẫn độ của Mỹ. Leo Adler, một luật sư dẫn độ có trụ sở tại Toronto, người không liên quan đến vụ án, cho biết phán quyết đại diện cho "một chiến thắng tốt" của bà Mạnh, nhưng cũng nhấn mạnh thêm rằng bà Holmes "là một thẩm phán rất thận trọng".
Venezuela bị khủng bố tấn công nhà máy lọc dầu Tổng thống Venezuela thông báo một nhà máy lọc dầu quan trọng nhất nước này vừa bị tấn công khủng bố, chưa rõ hung thủ. Hôm 27/10 vừa qua, máy lọc dầu Amuay, thuộc tổ hợp lọc dầu Paraguana, đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công khủng bố, theo thông báo của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Một nhà máy...