Mỹ nhân thể dục gây sốt ở Hàn Quốc
VĐV Son Yeon Jae là niềm hy vọng huy chương của thể thao xứ kim chi tại Olympic Brazil 2016.
Son Yeon Jae là niềm hy vọng môn thể dục dụng cụ của Hàn Quốc. Ảnh: DM.
Tại giải thế giới diễn ra hồi tháng 9 vừa qua tại Đức, Son Yeon Jae thi đấu không thành công và chỉ xếp thứ 11 chung cuộc. Kết quả thất vọng khiến cô không có huy chương nào. Tuy vậy, Son Yeon Jae vẫn đương nhiên góp mặt ở Thế vận hội năm sau bởi cô luôn duy trì vị trí top 5 trên bảng xếp hạng thế giới từ Olympic London 2012.
Trước đó, Son Yeon Jae nổi lên như một hiện tượng ở môn thể dục dụng cụ tại Hàn Quốc. Tài năng giúp VĐV sinh năm 1994 liên tiếp giành được thành tích lịch sử, trong đó nổi bật nhất là HC vàng ở Asiad 2014 và giải thể dục nghệ thuật châu Á 2015.
Không chỉ thể hiện tài năng trên sàn thi đấu, cô còn sở hữu gương mặt khả ái. Hiện tại, Son Yeon Jae được nhắc đến là thần tượng trong giới trẻ Hàn Quốc khi để lại nhiều ấn tượng khi tham gia các chương trình truyền hình thực tế. Dưới đây là bài biểu diễn giúp cô giành HC vàng ở Á vận hội năm ngoái.
Theo VNE
"Búp bê" Ngân Thương: Theo chồng vẫn không bỏ thể dục dụng cụ
Trải qua bao thăng trầm của sự nghiệp vận động viên (VĐV), "búp bê" Đỗ Thị Ngân Thương vẫn vững vàng trên con đường mình đã chọn: "Cuối năm nay em sẽ lấy chồng để cha mẹ đã lo, dù gì mình cũng 27 tuổi rồi chứ ít gì. Nhưng thế nào đi chăng nữa, em cũng không bỏ thể dục dụng cụ (TDDC) đâu".
Phía sau vẻ đẹp hồn nhiên của "búp bê" Ngân Thương là một nghị lực phi thường. Ảnh: NVCC
Đứng dậy sau khi ngã
Trong quá khứ, nói đến TDDC Việt Nam là phải nói đến Ngân Thương. Phía sau vóc dáng mảnh mai, nụ cười hồn nhiên ấy là nghị lực phi thường. Chấp nhận xa nhà từ khi 6 tuổi để khổ luyện ở Trung Quốc, ở tuổi 14, Ngân Thương đã đặt mốc son cho TDDC Việt Nam với "cú đúp" HCV SEA Games 2003. Thời gian qua đi, Olympic 2008 mang đến niềm vui vô bờ kèm theo "cú sốc" đối với Thương: Mừng vì cô là VĐV Đông Nam Á duy nhất được đặc cách dự Thế vận hội với bộ sưu tập thành tích hoành tráng ở khu vực; buồn vì sau những ngày thi đấu ở Bắc Kinh cách đây 7 năm, Thương bị phát hiện dính doping.
Nhưng vượt lên tất cả, như một Justin Gatlin - huyền thoại điền kinh Mỹ, Ngân Thương đã vượt qua "cú ngã" cuộc đời để có mặt ở Olympic London 2012. Sau khi giã từ sự nghiệp trước thềm SEA Games 2013, Thương vẫn không từ bỏ cuộc chơi và tiếp tục gắn bó với TDDC trong vai trò huấn luyện viên (HLV) của đội trẻ Hà Nội. "Có làm HLV mới biết cũng vất vả không kém gì khi còn là VĐV. Sau khi vượt qua "chấn thương" tâm lý ở Olympic 2008, em đã trưởng thành hơn, đã đứng dậy được từ chính chỗ mình đã ngã. Em cũng rất thích bộ phim Never back down (Không lùi bước) và em luôn cố gắng duy trì một ý chí mạnh mẽ như thế" - Ngân Thương tâm sự.
Theo chồng nhưng không bỏ cuộc chơi
Theo dòng tâm sự, Ngân Thương bộc bạch: "Cuối năm nay em lên xe hoa rồi. Em cũng lo lắng lắm khi trước mắt còn bao nhiêu là việc phải chuẩn bị, phải làm thế nào để trở thành người vợ đảm đang? Tính em là vậy, làm gì cũng chuyên tâm và hết mình. Là VĐV thì cũng phải chăm chỉ, quyết tâm nhất để đứng đầu. Là HLV thì cũng dốc hết tâm huyết để dạy dỗ học trò. Là vợ cũng phải tuyệt vời nhất để chồng luôn yêu thương và tự hào. Năm sau em còn có ý định học lên cao học. Đúng là càng học càng thấy mình phải học nữa chị ạ. Phải có nhiều kiến thức hơn, hiện đại hơn để có thể huấn luyện tốt hơn. Em quyết tâm trở thành một HLV giỏi để học trò của mình cũng phải giỏi, giỏi hơn thầy để tỏa sáng ở châu lục và thế giới".
Chia sẻ về anh chàng may mắn được rước "búp bê" TDDC về dinh, Thương bày tỏ: "Em nghĩ lấy chồng là cái duyên, cũng như em đến với TDDC thật tình cờ mà cũng là duyên nghiệp. Người yêu em tên là Việt Anh, làm ngành điện. Anh ấy chiều em lắm. Dân kỹ thuật mà lãng mạn, có nhiều sở thích giống em. Em và anh Việt Anh yêu nhau chưa lâu nhưng rất gắn bó, thấu hiểu lẫn nhau. Em thực sự đã tìm thấy nửa kia của mình. Vậy là chúng em quyết định cưới".
Hạnh phúc trong cuộc sống còn nhân đôi với Thương khi ngoài việc làm HLV trẻ Hà Nội, năm nay, cô còn được một vài trung tâm thể dục thẩm mỹ mời làm HLV dạy strengging (giải phóng cơ thể), giúp chị em phụ nữ hiểu rõ bản thân mình, củng cố lại thân thể, tự tin hơn trong cuộc sống và sinh hoạt.
"Bộ môn strengging rất hấp dẫn và em rất thích. Nó là một bộ phận nhỏ trong TDDC nhưng gần gũi với cuộc sống, có sự ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của phụ nữ" - Ngân Thương cho hay.
Đỗ Thị Ngân Thương là một tài năng lớn của TDDC Việt Nam. Cùng với Phạm Phước Hưng, Nguyễn Hà Thanh, Ngân Thương đã có khoảng thời gian 10 năm khổ luyện ở Trung Quốc. Cô đã phải hy sinh cả tuổi thơ để gắn mình với những bài tập hà khắc, chế độ ăn, ép cân khổ sở, để sau đó tỏa sáng, mang vinh quang về cho Tổ quốc tại các kỳ SEA Games liên tiếp từ 2003 đến 2011 (SEA Games 2009, TDDC không được đưa vào chương trình thi đấu).
Theo Dân Việt
"Cô gái vàng" thể dục dụng cụ Phan Thị Hà Thanh: Thăng hoa thảm đấu nhờ âm nhạc Trong những năm qua, "cô gái vàng" thể dục dụng cụ (TDDC) Phan Thị Hà Thanh chính là một trong những điểm sáng hiếm hoi giúp Thể thao Việt Nam ghi dấu ấn trên đấu trường thế giới. Ít ai biết, bí quyết giúp Hà Thanh có thể thăng hoa trên thảm đấu là nhờ trí nhớ tuyệt vời và niềm đam mê......