Mỹ nhân Sài Gòn xưa, lận đận tình duyên được đại gia dùng tiền thi nấu chè để chinh phục
Sở hữu nhan sắc thu phục đàn ông, khó ai sánh kịp nhưng cuộc đời cô Ba Trà là một chuỗi truân chuyên không ngừng.
Tuyệt sắc giai nhân xuất thân nghèo khó
Mặc dù không trải qua cuộc thi sắc đẹp nào nhưng cô Ba Trà hay còn gọi là cô Ba Sài Gòn được người đương thời ca ngợi với những mỹ từ “Hoa hậu”, “ Người đẹp”, “Hoa khôi”. Thời ấy, cái tên cô Ba Trà có lẽ đã trở thành một huyền thoại khiến người ta mặc định với nhau rằng cô là niềm mơ ước của tất thảy đàn ông khắp Sài Gòn.
Cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà, sinh năm 1906, quê ở Long An. Cô có một tuổi thơ khá nhọc nhằn, ngày ngày chỉ biết đi chân trần bắt ốc, hái rau, gánh nước.
Có người nói bố mẹ cô sống không hạnh phúc nên cô phải theo mẹ về bên ngoại sống. Cũng có lời đồn rằng cô phải chịu sự ghẻ lạnh từ gia đình bên nội bởi cha mất sớm và nhà nội tin rằng cô là người mang xui xẻo, tang tóc đến cho gia đình. Cũng vì thế, tuổi thơ của cô Ba Trà chịu nhiều đòn roi của nhà nội, thậm chí từ cả người mẹ của mình.
Mang những tổn thương sâu sắc trong tâm hồn lẫn những thiếu thốn về vật chất nhưng càng lớn cô Ba Trà càng xinh đẹp hút hồn.
Cô Ba Trà xinh đẹp nức tiếng Sài thành một thời.
Bước qua tuổi 13- 14 cô đã khiến bao người phải mê đắm với nước da trắng ngần, đôi má hồng, hàng lông mi cong vút, đôi mắt ướt át. Người ta bảo nhau ai may mắn mới quen được cô và từ đó cô trở thành mục tiêu của rất nhiều đấng mày râu giàu có.
Mỹ nhân lận đận 3 đời chồng, vô số người tình
Cũng vì muốn thoát cảnh sống cơ cực nên mẹ đã ép gả cô Ba Trà cho một người Tây già hơn vài chục tuổi. Cuộc hôn nhân được đặt nhiều niềm tin ấy lại kết thúc chóng vánh đầy nước mắt chỉ sau 1 năm khi người chồng của cô về nước và không quay trở lại.
Video đang HOT
Sau khi bị người chồng đầu bỏ rơi với vài chục đồng bạc, cô Ba Trà quyết định mưu sinh tại Sài Gòn. Ở mảnh đất hoa lệ này cộng với nhan sắc nổi bật, cô có cơ hội quen được rất nhiều người đàn ông giàu có. Cuộc hôn nhân thứ hai của cô khi mới 15 tuổi là với một thiếu gia trong một gia đình tỷ phú tên Toàn.
Người chồng này không tiếc tiền để chiều chuộng cô Ba Trà. Những tưởng cuộc sống an yên giữa nhung lụa sẽ là bến đỗ cuối cùng nhưng vỏn vẹn 2 năm sau, hôn nhân của cô Ba Trà tan vỡ. Nguyên nhân bởi vị thiếu gia đó lại si mê những giai nhân khác mà bỏ mặc vợ.
1 năm sau khi ở tuổi 18, cô Ba Trà tiếp tục trở thành vợ của một bác sĩ danh tiếng nhưng không lâu sau, cô lại ly hôn lần thứ ba.
Bỏ mặc quá khứ, những đại gia đất Sài Thành vẫn hết lòng cưng nựng mỹ nhân sở hữu sắc nước hương trời nhưng lận đận tình duyên này. Dù đã trải qua 3 đời chồng thế nhưng cô vẫn là “thỏi nam châm” thu hút biết bao sự chú ý ở những chốn ăn chơi.
Cái tên của cô nhanh chóng trở nên nổi tiếng với hàng loạt mệnh danh như: “Ngôi sao Sài Gòn”, “Tuyệt thế gia nhân Sài Gòn”,…
Học giả Vương Hồng Sển, người sinh sống cùng thời với Ba Trà có viết trong cuốn Sài Gòn Tả Pín lù rằng: “Những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp…
Cô Ba Trà, đệ nhất Huê khôi ở miền Nam, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc”.
Tiểu thuyết về cô Ba Trà.
Quá chán nản với chuyện trăm năm, cô Ba Trà lao vào rất nhiều cuộc tình. Danh sách người tình của cô tạo thành một “bộ sưu tập” mà ở đó toàn các đại điền chủ, đại công tử hào hoa bậc nhất Nam Kỳ và cả tầng lớp trí thức. Trong đó có thể kể đến con trai của quan Đốc Phủ Sứ Lê Công Sủng tên Lê Công Phước (biệt hiệu Bạch công tử), chủ nhà băng Đông Pháp là công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (biệt hiệu Hắc công tử),…
Trong những cuộc tình ấy, cô được coi như bà hoàng, được cung phụng, chu cấp tiền bạc. Trong 10 năm tuổi đôi mươi rực rỡ, cô đã có khoảng trên mười nghìn lượng vàng từ các tỷ phú đã vung ra để lấy lòng mình.
Trong số những người tình của cô Ba Trà, có lẽ giai thoại về cuộc đối đầu giữa 2 người tình Hắc – Bạch công tử đình đám hơn cả. Cả hai đều si mê cô Ba Trà và liên tục tìm mua những món đồ đắt giá để vượt mặt đối thủ. Vì thế mà chẳng cần đòi hỏi những thứ như trang sức, tiền bạc, nhà cửa, xe cộ, đồ hiệu của người đẹp bỗng ngập ngụa.
Đặc biệt nhất phải kể đến giai thoại hai vị công tử này tổ chức một cuộc thi luộc trứng hoặc nấu chè mà lửa để nấu được dùng chính tiền để đốt. Để nấu sôi một nồi chè trong gần 1 giờ, mỗi công tử phải đốt 100 tờ giấy bạc. Cuối cùng, nồi chè của Bạch công tử đã sôi trước.
Dù vậy, cô Ba Trà không lựa chọn ai trong 2 vị công tử ấy. Người mà cô ưng thuận và cũng là người chu cấp nhiều tiền nhất cho mình chính là Lâm Kỳ Xuyên, còn gọi là công tử Bích.
Công tử Bích là chủ chi nhánh ngân hàng Đông Dương ở Cần Thơ, cha là chủ hãng rượu lớn ở miền Tây. Ông đã từng tặng người đẹp mình si mê hơn 70.000 tiền Đông Dương.
Thế nhưng những năm tháng sau này của cô lại lâm vào cảnh làm thuê. Khi nhan sắc đang ở độ rực rỡ nhất, cô đốt hết tiền bạc của các đại gia chu cấp vào cờ bạc, đỏ đen. Đến khi sắc đẹp tàn phai, cô chẳng còn tiền mà phải đi làm thuê ở một tiệm tồi tàn ở chợ lớn. Ngoài 60 tuổi, mỹ nhân lừng lẫy một thời sống trong cô đơn. Nhiều người đương thời đồn đại rằng, họ thấy cô Ba Trà qua đời trong cô đơn ở gầm cầu thang tại một khu chung cư ở Sài Gòn.
Nhan sắc hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, là "nữ hoàng" quảng cáo và kết cục đầy bi thảm
Vẻ đẹp của cô Ba lẫy lừng khắp chốn, bao công tử nhà giàu say mê. Miss Sài Gòn thế kỳ 19, nhan sắc lẫy lừng
Nhắc tới danh hiệu mỹ nhân Sài Gòn xưa, người ta nhắc nhiều tới Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương... - những nhan sắc làm si mê biết bao công tử nhà giàu đương thời. Nổi danh bậc nhất có lẽ là cô Ba Thiệu.
Cô Ba Thiệu là con thầy Thông Chánh, quê gốc Trà Vinh, là tuyệt sắc giai nhân của xứ Nam kỳ với lối sống thanh khiết. Năm 1865, cô tham gia một cuộc thi nhan sắc ở Sài Gòn và đã vượt qua gần 100 cô gái để giành lấy vương miện Hoa hậu. Đó là cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Sài Gòn có tên gọi Miss Sài Gòn. Thắng cuộc thi năm đó, cô được nhiều người biết đến là đỉnh cao nhan sắc của Sài Gòn xưa.
Học giả Vương Hồng Sển, trong cuốn Sài Gòn năm xưa đã mô tả vẻ đẹp của cô Ba không ai bì: " Đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực cao su nhân tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì phấn son giả tạo, đẹp đến nỗi Nhà nước in hình vào con tem Nhà dây thép (Bưu điện) và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông cô Ba".
Chân dung cô Ba- hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn
Sau khi đăng quang hoa hậu, nhiều phóng viên Pháp đã đề nghị cô Ba chụp ảnh áo tắm đăng trên báo Pháp nhưng cô nhất định từ chối. Mãi đến sau này, cô mới đồng đồng ý sử dụng ảnh vẽ chân dung và sau đó được in thành tem với số lượng lớn. Cô là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện trên con tem.
Hình ảnh của cô cũng gắn bó với cái tên cô Ba xà bông. Có tên gọi này là do hình ảnh của cô Ba được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của hãng xà bông Việt Nam do ông Trương Văn Bền lập ra. Vì thế, cô nghiễm nhiên trở thành "người mẫu" đầu tiên gắn liền với một thương hiệu Việt Nam mới ra đời đầu thế kỷ 20.
Hình cô Ba Thiệu được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của hãng xà bông Việt Nam và nhiều con tem thời xưa
Là hoa hậu nhưng cô Ba sống bình dị, chân chất như một gái quê. Xuất thân từ một gia đình gia giáo, từ tấm bé cô đã được dạy dỗ cẩn thận, biết giữ ý tứ, truyền thống và văn hóa bản địa. Sau khi đoạt vương miện, cô cũng không chạy theo hư danh hào nhoáng, không bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai. Một thời gian sau, Ba Thiệu lấy chồng.
Sách Nghìn năm bia miệng (tập 2) cho rằng, cô Ba lấy chồng Tây làm chức quan ba khi mới 16 tuổi. Một tư liệu khác thì lại cho biết cô Ba quyết định lấy chồng sau một thời gian đăng quang ngôi vị Miss Sài Gòn trong sự tiếc nuối của rất nhiều chàng trai. Cô chọn lối sống bình dị bên một người đàn ông Việt bình thường.
Ngoài thông tin chồng của cô Ba là quan Tây và một thông tin khác là người Việt Nam bình thường, thì những tư liệu trên đều không cho biết thêm bất cứ một thông tin thêm gì về người chồng cô Ba.
Kiếp hồng nhan bạc mệnh của đệ nhất mỹ nhân
Khác xa đám mỹ nhân thị thành, cô Ba Thiệu sống giản dị như một thôn nữ, tuy vậy cuối đời vẫn phải chịu kết cục bi thảm chỉ vì hai chữ gia đình.
Thương hiệu xà bông, nước hoa... của ông Trương Văn Bền được cho lấy cô Ba Thiệu làm đại diện hình ảnh
Cuộc đời cô Ba về sau này lại gặp phải biến cố. Mẹ cô dù lớn tuổi nhưng nhan sắc mặn mà đã bị tên biện lý người Pháp Jaboin ỷ thế làm càn, trêu ghẹo. Trong một lần nọ, ông Chánh đã nổi nóng cầm súng bắn chết tên này. Thầy Chánh sau đó bị chính quyền Pháp xử tử. Cô Ba Thiệu cũng bị bắt giam rồi tự tử trong tù kết thúc cuộc đời mình.
Cũng có tư liệu lại cho rằng, chính cô Ba là người rút súng bắn Jaboin và bị kết án tử. Dù là tư liệu nào thì người đẹp lừng lẫy của Sài Gòn đều có kết cục đau lòng, buồn thảm.
Đại gia Sài Gòn đòi xây am cho em gái đi tu, bất ngờ lý do phía sau Ý kiến của nữ đại gia này nhận được sự đồng tình từ phía bạn bè. Trên trang Facebook cá nhân, nữ đại gia Sài Thành Phạm Bảo Hân chia sẻ hình ảnh em gái là Lam Phương xinh đẹp, sớm "trổ mã" dù mới học lớp 9. Thời điểm hiện tại đã có nhiều thương hiệu thời trang liên hệ, có ý...