Mỹ nhân gây choáng ngày mở màn Liên hoan phim Cannes
Blake Lively , Nicole Kidman, Karlie Kloss… đốt nóng thảm đỏ ngay ngày khai mạc LHP Cannes 67 bởi những trang phục hở da táo bạo.
Ngôi sao xinh đẹp Blake Lively thu hút mọi sự chú ý khi tham dự buổi công chiếu phim Grace of Monaco trong ngày khai mạc LHP Cannes lần thứ 67.
Blake Lively gây choáng với chiếc váy xẻ cao ngút trời.
Blake nổi bật trong bộ đồ đỏ tía của Gucci.
Nicole Kidman gợi cảm với bộ váy hiệu Armani tự tin tới dự liên hoan phim Cannes.
Đạo diễn người Pháp Olivier Daha mời thiên nga Úc khiêu vũ trong buổi khai mạc.
Nhiều người không chắc chắn lý do tại sao người đẹp Kendall Jenner có mặt ở Cannes, nhưng cô xuất hiện trông rất trưởng thành trong một chiếc váy đơn sắc hiệu Chanel..
Video đang HOT
Kendall xuất hiện trên thảm đỏ rất chuyên nghiệp. Cô nổi bật và sang trọng với đôi bông tai hiệu Chopard!.
Kendall xuất hiện trên thảm đỏ rất chuyên nghiệp. Cô nổi bật và sang trọng với đôi bông tai hiệu Chopard!.
Nữ diễn viên thích ăn mặc màu sắc Zoe Saldana bất ngờ chọn bộ váy đơn sắc tới Cannes.
Karlie Kloss như áp đảo dàn mỹ nhân với bộ váy xuyên thấu được thiết kế cầu kỳ.
Chân dài 21 tuổi ăn mặc táo bạo
Theo VNMedia
Biển Đông: Căn bệnh "ung thư bành trướng" của Trung Quốc
Trung Quốc đặt cược vào nước cờ mở màn này quá lớn nhưng không có yếu tố bất ngờ nào ở đây cả.
Bây giờ hoặc không bao giờ!
Có thể nói muốn Biển Đông thành "ao nhà" không chỉ là âm mưu mà đã trở thành chiến lược "chiếm trọn Biển Đông" của Bắc Kinh. Để thực hiện mục tiêu chiến lược này Trung Quốc đương nhiên phải chuẩn bị, kế hoạch tổ chức thực hiện, thời gian, biện pháp...và cho đến thời điểm này, Trung Quốc đã chính thức công khai triển khai thực hiện chiến lược lấn chiếm Biển Đông.
Có lẽ chúng ta không cần phải nói hành động đưa giàn khoan nước sâu HD 981 định vị vào thềm lục địa Việt Nam sâu trong vùng EEZ của Việt Nam 80 hải lý khoan thăm dò là như thế nào, đúng hay sai, vì cả thế giới đều biết và đã lên tiếng. Điều chúng ta cần là phải nói nõ mưu mô, chiến thuật đằng sau hành động này là gì và cách thế ứng xử văn minh của chúng ta theo luật pháp quốc tế và Luật biển Việt Nam.
Thứ nhất, tại sao Trung Quốc không khẳng định chủ quyền bằng các cách trước đây như dùng bạo lực cấm tàu cá Việt Nam, xua tàu cá của họ vào EEZ của Việt Nam, cắt cáp tàu thăm dò thái độ Việt Nam hoặc "rao bán" các lô dầu khí của Việt Nam?
Thực ra những hành động trên chỉ cố gắng nhằm "biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp", là hành động tạo cớ "chuẩn bị chiến trường" mà thôi, còn việc đưa giàn khoan vào trong thềm lục địa Việt Nam định vị, khoan thăm dò đã có tính chất khác: Với là giàn khoan tỷ USD này, Trung Quốc đưa vào đây không phải để khoan, khai thác ở độ sâu trên ngàn mét như các chuyên gia đã chỉ ra mà vì mục đích tranh chấp chủ quyền.
Dùng giàn khoan nước sâu HD 981 là nước cờ đầu tiên mở màn chiến lược chiếm trọn Biển Đông của Trung Quốc và có thể nói Trung Quốc đã đặt cược quá lớn vào nước cờ đầu này. Cũng như tàu sân bay, giàn khoan HD 981 có giá trị hàng tỷ USD được "bảo kê" bởi sức mạnh của Trung Quốc. Đánh chìm nó cũng như đánh chìm tàu sân bay có nghĩa là đụng chạm đến sức mạnh, danh dự của quốc gia sở hữu chúng.
Trung Quốc đã đặt cược lớn như vậy ngay từ đầu cuộc chơi với hy vọng hão huyền tạo ấn tượng choáng ngợp sẽ dọa được lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, Kiểm ngư Việt Nam. Về bản chất, vẫn là cách chơi biển người, lấy đông dọa ít như năm 1979 tại biên giới phía Bắc Việt Nam.
Thứ hai là thời điểm mở màn triển khai chiến lược chiếm trọn Biển Đông.
Trong năm 2013, Biển Đông của Việt Nam tương đối lặng sóng do Trung Quốc không khuấy động. Tuy thế, Việt Nam chưa bao giờ nhầm tưởng về sự êm dịu trong khoảng thời gian vừa qua với Trung Quốc trên Biển Đông, bởi đó chỉ là khoảng thời gian để Trung Quốc chuẩn bị lực lượng, tăng cường sức mạnh quân sự sau khi diễn đủ trò với Nhật Bản trên biển Hoa Đông nhằm che đậy hướng tấn công chủ yếu.
Có bao nhiêu sức mạnh, năng lực Trung Quốc đều dồn về Nam Hải cả đấy thôi. Vấn đề là khi xét về thời gian chuẩn bị cho chiến trường Biển Đông thì thời gian không ủng hộ cho Trung Quốc.
Trung Quốc thừa biết Việt Nam không ngồi yên trong thời gian qua, nếu đến hết năm 2016 thì Trung Quốc rất khó để chiếm trọn Biển Đông nếu như không muốn nói là không thể vì khả năng phòng thủ của Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới và sự thay đổi địa chính trị qua các bước đi của Nhật Bản và Mỹ ở Tây TBD sẽ tạo ra một lực lượng mạnh khó đối phó.
Có thể nói thời điểm và sử dụng lực lượng để mở màn triển khai chiến lược chiếm Biển Đông của Trung Quốc là rất âm hiểm.
Nhiều nhà phân tích cho rằng hành động của Trung Quốc (kéo giàn khoan HD 981 ra Biển Đông trong EEZ của Việt Nam) là một cái tát vào Obama, Mỹ. Xin lỗi, Trung Quốc chưa đến mức rồ dại lấy Việt Nam ra để nắn gân Mỹ, Mỹ là gì của Việt Nam? Trung Quốc lợi dụng căng thẳng ở Ukraine để ra tay hay chuyển sự chú ý của dư luận trong nước về sự bất ổn chính trị, ly khai khủng bố ra bên ngoài...có thể, nhưng chỉ là kết hợp.
"Bây giờ hoặc không bao giờ" trên Biển Đông với Trung Quốc là tư tưởng chỉ đạo cho một hành động mà thành bại mang tính thời cơ rất cao, nhưng, thời cơ đúng lúc hay chưa lại do con người phán đoán và quyết định. Vì thế để có quyết định "kéo pháo ra" như trong chiến dịch Điện Biên Phủ thì ngoài việc biết ta ra phải biết rõ đối phương, hiểu rõ kẻ đối địch.
Với cú ra đòn lần này của Trung Quốc, thực chất họ chỉ biết rõ chính họ, tự cho mình là mạnh mà không hiểu được một điều cơ bản rằng Việt Nam cũng có những quyết định tương tự quyết định "kéo pháo ra" như trong trận Điện Biên Phủ.
>> Cận cảnh tàu Trung Quốc ngang ngược đâm vào mạn tàu Việt
Việt Nam trước đòn mở màn của Trung Quốc
Hành động của Việt Nam trước việc HD 981 của Trung Quốc vào EEZ Việt Nam đã được dự đoán trước và không bị bất ngờ. Ngay lập tức hành động ngang ngược phi pháp này đã được tố cáo lên toàn thế giới, đồng báo Việt Nam trong nước và nước ngoài đã nắm bắt đầy đủ thông tin, sức mạnh dân tộc đã và đang được kết nối bởi Hoàng Sa và Trường Sa.
Người ta đã thấy rõ các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam tuy ít nhưng vẫn bình tĩnh, kiên quyết, thực hiện quyền chủ quyền quốc gia trước một lực lượng cậy đông, hung hãn, bất chấp công pháp quốc tế.
Hơn 80 tàu lớn các loại bao gồm cả tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc đang hùng hổ phô trương sức mạnh, lăm lăm vũ khí trên tay (vũ khí trên tàu không che bạt)...chẳng làm cho lực lượng Kiểm Ngư, Cảnh sát biển Việt Nam bất ngờ hay nao núng. Đây là gì, nếu như không phải là bản lĩnh của Việt Nam?
Dùng tàu lớn húc tàu nhỏ! Trung Quốc đã tạo ra tiền lệ và không biết rằng hành động ngược lại còn nguy hiểm gấp bội.
Không bị bất ngờ bởi lẽ Việt Nam chưa bao giờ mất cảnh giác trước các động thái của Trung Quốc, dù diễn ra tại biển Hoa Đông hay Bãi Cạn, cảnh sát biển Việt Nam, Kiểm ngư Việt Nam kiên cường ứng phó bảo vệ chủ quyền tổ quốc theo đúng công pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam, chúng ta đàng hoàng dõng dạc thông báo trước toàn thế giới rằng " Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền" và nói rõ sự nhún nhường theo cách thế ứng xử của thế giới văn minh trước hành vi hung hãn của kẻ cướp rằng "sức chịu đựng của Việt Nam là có giới hạn".
Trung Quốc đặt cược vào nước cờ mở màn này quá lớn nhưng không có yếu tố bất ngờ nào ở đây cả. Trong trường hợp này, sau lưng Việt Nam đã là đất liền, trong tay Việt Nam có thừa chính nghĩa, cách thế ứng xử của Việt Nam đàng hoàng, bản lĩnh phù hợp với công pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam thì cái mà Trung Quốc đặt cược đó không lớn. Chẳng phải Pháp và đặc biệt là Mỹ...đã từng đặt cược theo cách đó mà ngay cả Trung Quốc cũng can ngăn Việt Nam nên bỏ cuộc vì "đụng đến Mỹ chết lây sang Trung Quốc" đó sao?
Bành trướng, bá quyền nước lớn giống như căn bệnh ung thư mà Trung Quốc mắc phải từ lâu. Mọi hành động đã và đang diễn ra tại Biển Đông, dù có mưu mô thâm hiểm đến mấy, hành động hung hăng ngang ngược đến mấy thì chỉ là biểu hiện phát tiết của căn bệnh mà thôi.
Theo Báo Đất Việt
Anh chàng muốn đi nhờ xe 35.000 km đến World Cup Một người hâm mộ bóng đá vừa bắt đầu hành trình đi nhờ xe 35.000 km của mình để đến với World Cup Brazil. Andrew Grady ở South Shields, Tyne and Wear, Anh sẽ phải băng qua 18 quốc gia khác nhau bao gồm cả Canada và Mexico thậm chí những vùng khắc nghiệt như Siberia và rừng Amazon để đến được Brazil....