‘Mỹ nhân ảo’ thách thức chuẩn sắc đẹp
Angie – “ thần tượng ảo” của giới trẻ – xuất hiện trên sóng livestream với khuôn mặt lấm tấm mụn, làn da không đều màu.
“Da khô quá, cô nên đắp mặt nạ đi”, một người dùng nhận xét về video của Angie – influencer (người có sức ảnh hưởng) lần đầu được giới thiệu trên mạng xã hội Trung Quốc vào năm ngoái. Một người dùng mạng xã hội khác nhận xét cô “không có khuôn mặt của người nổi tiếng”.
Thông thường, các influencer sẽ không vui vẻ gì với những bình luận như trên. Nhưng Angie không phải người thật mà là một nhân vật ảo (virtual idol). Trong video đăng tải trên Douyin, làn da của Angie trông có vẻ sần sùi, không đều màu. Cô mặc đồ thể thao màu trắng, nhấp ngụm Coca-Cola và ngáp ngay cả khi lên hình, để lộ hàm răng khấp khểnh. Hình ảnh xuề xòa, gần gũi này lại giúp Angie gây tiếng vang, được hơn 280.000 người theo dõi.
Angie do Jesse Zhang, giám đốc một công ty hoạt hình CGI có trụ sở tại Thâm Quyến, tạo ra vào tháng 7/2020. Zhang mong muốn nhân vật này có thể giúp mọi người thư giãn và có cái nhìn tích cực hơn về bản thân.
Angie gây thích thú khi thường xuyên xuất hiện với một khuôn mặt đỏ bừng, lkhông kiêng khem tinh bột. Ảnh: Jesse Zhang
Dù biết nhân vật không có thật, nhiều người hâm mộ vẫn háo hức nói chuyện với cô trên mạng xã hội. Ông Zhang – người trả lời các bình luận với tư cách Angie – nói giới trẻ ngày nay đang phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống và rất cô đơn. Một người bình luận: “Angie, lần trước tôi nhắn cho cô rằng gần đây tôi rất buồn. Nhưng giờ, tôi đã ổn hơn. Trước khi nghỉ trưa, tôi đều xem video của cô và thấy tâm trạng mình tốt lên”. “Angie mang đến những điều đẹp đẽ giữa cuộc sống khốc liệt này “, một người hâm mộ tên Xiao Qi, ở thành phố Trùng Khánh, nói với CNN.
Influencer ảo không phải là khái niệm mới mẻ. Virtual idol đầu tiên có tên Ling, được tạo ra từ tháng 5/2020, có ngoại hình tương đồng với người thật. Với xương hàm sắc nét, khuôn mặt thanh mảnh và đôi môi hồng hào, Ling mang nét đẹp truyền thống của người Trung Quốc.
Một “ngôi sao” khác – Ayayi – là sản phẩm công nghệ của công ty Ranmai Technology, chào đời sau Ling đúng một năm. Cô là Meta-human (người kỹ thuật số) đầu tiên tại Trung Quốc. Làn da cô giống với người thật đến nỗi có thể thay đổi theo các góc, ánh sáng và bóng đổ. Nhiều influencer trên mạng xã hội liên tục khoe những bức ảnh chụp cùng cô.
Thần tượng ảo – kiếm tiền thật
Hai năm gần đây, influencer ảo được đánh giá là có sức ảnh hưởng rộng rãi hơn cả blogger bằng xuơng bằng thịt. Theo báo cáo “Top Virtual Instagram Celebrities 2019″ của đơn vị nghiên cứu mạng xã hội HypeAuditor, tỷ lệ tương tác trên mỗi bài đăng của họ trung bình cao gấp ba lần so với bài viết của người nổi tiếng. Nhờ đó, các nhà sáng lập dễ dàng kiếm tiền từ những nhân vật không có thật. Người hâm mộ thường ủng hộ những nội dung họ yêu thích bằng cách gửi tiền trong các buổi phát trực tiếp, số tiền dao động từ vài xu đến hàng trăm USD.
Với những người làm marketing, influencer ảo là một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn so với các ngôi sao Hoa ngữ. Họ sẵn sàng làm bất cứ điều gì được yêu cầu, ít phát sinh phiền phức, thị phi. Theo Viola Chen, chiến lược gia tại Red Ant Asia, “thần tượng” ảo cũng có thể dễ dàng thay đổi tạo hình để phù hợp với chiến dịch của các thương hiệu.
Video đang HOT
Ling (phải) thu hút sự chú ý không kém ba ngôi sao đang được giới trẻ Trung Quốc yêu thích hiện nay khi lên ảnh bìa Vogue Me. Ảnh: Vogue Me
Nhãn hàng mỹ phẩm cao cấp đến từ Pháp – Guerlain – là thương hiệu đầu tiên “bắt tay” với nhân vật ảo Ayayi, mời cô dự bữa tiệc sân vườn mùa hè “Honey” hồi tháng 6. Xuất hiện với bộ blazer trắng thanh nhã, cô tạo dáng tự tin ở sự kiện. Xu hướng hợp tác với người nổi tiếng ảo đang được các thương hiệu ưa chuộng. Hồi tháng 7, chuỗi bán lẻ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Watson công bố về sự hợp tác với influencer ảo mang tên Imma. Thị trường influencer ảo tại Trung Quốc được định giá ở mức 232 triệu USD vào năm 2023.
Hồi tháng 2, Ling xuất hiện trên trang bìa của Vogue Me, một tạp chí thời trang nhắm vào thế hệ GenZ, cùng những người nổi tiếng như G.E.M., Liu Haocun (Lưu Hạo Tồn) và Liu Yuxin (Lưu Vũ Hân).
Tranh cãi về vẻ đẹp ảo
Ông Zhang cho biết sức hút của Angie đến từ những video nhẹ nhàng, bình dị: “Các đặc điểm, chi tiết của nhân vật này đều mang cảm giác đời thật, nhưng vẫn có một số điểm khác biệt như đôi tai hơi giống một nàng tiên, đôi mắt tròn to”. Với người hâm mộ của Angie, cô mang đến một làn gió mới. Với vẻ đẹp có tì vết, cô giúp họ tự tin vào bản thân hơn, nhất là trong bối cảnh nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ tại Trung Quốc không ngừng tăng, các ứng dụng làm đẹp liên tục ra mắt tính năng cho phép người dùng tạo ra phiên bản đẹp hơn của họ.
Khán giả tên Jung cho biết: “Nhiều phụ nữ trẻ nghĩ rằng nếu không theo đuổi các xu hướng làm đẹp sẽ bị xem là lười biếng. Theo tôi, việc tìm thấy một nhân vật trái ngược với các tiêu chuẩn thịnh hành, mang những đặc điểm một người bình thường là điều mới mẻ. Nhiều khán giả sẽ thấy tìm chính mình trong Angie”.
Xuất hiện tại sự kiện của Guerlain với hình thức online, Ayayi có làn da hoàn hảo và gương mặt không khác gì người thật. Ảnh: Xiaohongshu
Nhan sắc của Angie tạo nên sức hấp dẫn nhưng cũng gây ý kiến trái chiều trên mạng. Một số người dùng không ủng hộ cặp đùi to, lối trang điểm vụng về và làn da sẹo mụn của cô. “Vì sao cô ấy không có mắt hai mí?”, một tài khoản thắc mắc. Theo tạp chí Aesthetic Surgery, phân nửa phụ nữ Đông Á và Đông Nam Á có mắt một mí bẩm sinh. Nhiều người chọn phương pháp phẫu thuật để tạo nếp mí, giúp đôi mắt to tròn, quyến rũ hơn.
Những chỉ trích về ngoại hình của Angie phản ánh cuộc tranh luận đang diễn ra về tiêu chuẩn cái đẹp. Có dấu hiệu cho thấy công chúng dần thay đổi, đón nhận ngôi sao có làn da rám nắng và đường cong gợi cảm như ca sĩ Wang Ju (Naomi Wang). Tuy vậy, phần lớn các sao nữ Trung Quốc và châu Á vẫn chuộng thân hình mảnh mai, da trắng mịn.
Chiến lược gia Chen cho rằng các “sao ảo” không thể thay thế hoàn toàn người thật. Bà nói: “Mọi người sẽ đặt câu hỏi liệu có phù hợp không khi để các nhân vật ảo quảng bá cho sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp trong khi công việc này cần ngưởi thật kiểm chứng”.
Angie vừa ngáp vừa giao lưu với khán giả. Video: Jesse Zhang
Rửa mặt dưới vòi hoa sen theo kiểu này là hỏng rồi...
Nhiều người kết hợp rửa mặt dưới vòi hoa sen trong lúc tắm để tiết kiệm thời gian, nào ngờ lợi bất cập hại!
Hình ảnh những anh chàng, cô nàng ca hát nghêu ngao dưới vòi hoa sen xuất hiện nhan nhản trong các bộ phim. Đôi khi vì quá bận rộn, cần tranh thủ thời gian hoặc vì... lười mà người ta kết hợp việc tắm và rửa mặt cùng lúc. Vậy bạn có biết rằng thao tác tưởng như vô hại này lại ẩn chứa nhiều nguy cơ bất lợi cho da của mình?
1. Mụn "biểu tình"
Nhiều người có thói quen tắm nước với mức nhiệt cao hơn so với nước để rửa mặt. Khi kết hợp cả tắm và rửa mặt dưới vòi hoa sen, nước nóng sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên cần thiết duy trì độ ẩm của da. Nhiệt độ nước quá cao cũng sẽ khiến da mặt ngày càng khô hơn.
Mụn sẽ ngày càng sinh sôi
Abigail James, chuyên gia chăm sóc da mặt tại London cho biết: "Thường xuyên dùng nước quá nóng đối với da là không tốt. Nếu đó là một hoặc hai lần một tuần thì không sao nhưng không phải hàng ngày. Vì vậy nếu có thể hãy thử tắm nước lạnh".
2. Khiến da không đều màu
Việc rửa mặt dưới vòi hoa sen có thể khiến da bạn ửng đỏ. Nước nóng khiến các mạch máu trên mặt giãn ra, có thể làm hỏng các mao mạch vốn dĩ đã rất mỏng manh trên má. Càng để da tiếp xúc với nước nóng lâu, da càng có nguy cơ khô và kích ứng nhiều hơn. Độ ẩm tự nhiên như ceramides, axit béo và dầu giúp da căng mọng, hồng hào có thể bị hòa tan trong nước. Bởi vậy nên tránh tắm dưới vòi sen nước nóng, đặc biệt là trong những tháng mùa hanh khô khi da dễ bị tổn thương, khô và kích ứng.
Da ửng đỏ, kém đều màu
3. Nếp nhăn thêm chằng chịt
Không khó để nhận ra da tay sẽ nhăn nhúm thế nào sau khi tiếp xúc với nước nóng. Điều này xảy ra vì nước nóng lấy đi độ ẩm trên da và làm hỏng lớp hàng rào bảo vệ da giúp khóa ẩm. Điều tương tự cũng xảy ra với da mặt. Chẳng những vậy, áp lực vòi sen công suất lớn còn khiến da chảy xệ hơn, cộng với nhiệt độ cao của nước thì quả là combo thảm hoạ!
Da ngày càng nhăn nheo
"Điều độ là điều quan trọng nhất!", Abigal nói. "Rửa một hoặc hai lần mỗi ngày bằng nước ấm chỉ trong vài phút vì nước nóng có thể làm da mất nước, lấy đi lớp dầu tự nhiên của da".
4. Khiến da bị ngứa, thêm nhạy cảm
Không chỉ khiến da mất nước và bong tróc, khô và thêm phần nhạy cảm, nước nóng còn làm da thêm ngứa và luôn có cảm giác châm chích vô cùng khó chịu. Điều cần làm là tránh xối nước nóng trực tiếp vào mặt trong những tháng hanh, khô của mùa đông. Sau khi tắm nước nóng, bạn có thể rửa mặt qua bằng nước lạnh để các lỗ chân lông co lại, tránh tình trạng mất nước và da mặt căng tức.
Tình trạng da trở nên nhạy cảm sau khi rửa mặt bằng nước nóng thường xuyên là điều dễ thấy
Bác sĩ da liễu Patricia Farris (Mỹ) khẳng định: "Rửa mặt dưới vòi hoa sen giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, lớp trang điểm, cặn bẩn và ô nhiễm giống như ở những nơi khác. Không có bằng chứng nào cho thấy rửa mặt dưới vòi hoa sen gây ra mụn. Tuy nhiên hãy giữ nhiệt độ nước ở mức bình thường để tránh làm hại da".
Lưu ý khi rửa mặt bằng nước ấm
- Da nhạy cảm, ửng đỏ, da mụn...nên dùng nhiệt độ 32 độ, thấp hơn so với tình trạng da bình thường là 34 độ.
- Với các loại da nhạy cảm, khô và hay bong tróc, có thể dùng nước ấm nhưng phải chọn nhiệt độ thấp và không rửa quá 1 lần bằng nước ấm trong ngày. Tốt nhất là rửa nước ấm vào buổi tối.
- Da hỗn hợp có thể dùng nước ấm ở nhiệt độ cao hơn da nhạy cảm và rửa mặt 2 lần một ngày, sáng và tối
- Với da nhờn, có thể dùng nước ấm ở nhiệt độ khoảng 33 độ C, một ngày có thể rửa 2 lần sáng và tối. Nước ấm giúp đẩy các chất nhờn, bụi bẩn nằm sâu trong da và các lỗ chân lông.
Vẻ gợi cảm bất ngờ của idol ảo khiến giới trẻ phát cuồng Một sản phẩm do một công ty công nghệ đến từ Trung Quốc phát hành đang khiến giới trẻ Trung Quốc phát hành, đó là một thần tượng ảo nhưng xinh đẹp và gợi cảm giống hệt người thật. Ayayi là sản phẩm công nghệ của công ty Ranmai Technology, cô cũng là Metahuman (Người kỹ thuật số siêu thực tế) được ta...