Mỹ: Người thuê nhà bị ép đổi tình dục lấy chỗ ở trong dịch Covid-19
Ngày càng có nhiều chủ nhà tại Mỹ ép người thuê phải bán dâm cho họ để đổi lấy chỗ ở trong dịch Covid-19, Reuters đưa tin.
Theo các chuyên gia về nhà ở, tình trạng chủ nhà ép người thuê phải quan hệ tình dục để được tiếp tục thuê nhà đang ngày càng đáng báo động tại Mỹ. Nguyên nhân của vấn đề này là do dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến kinh tế và nhiều người Mỹ phải rất vất vả mới xoay xở được tiền thuê nhà.
Một khảo sát do tổ chức National Fair Housing Alliance (NFHA) thực hiện cho thấy, số lượng các vụ quấy rối tình dục trong hoạt động thuê nhà tại Mỹ đã tăng 13% kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
“Nếu tôi không chịu quan hệ tình dục với ông ta, ông ta sẽ tống tôi ra đường. Là một bà mẹ đơn thân, tôi chẳng còn lựa chọn nào khác nếu không muốn mất chỗ ở”, một phụ nữ giấu tên chia sẻ với NFHA.
Tình trạng “đổi tình lấy chỗ ở” đã xuất hiện tại Mỹ trong vài năm gần đây khi đời sống kinh tế ngày càng khó khăn và giá nhà thì tăng vọt.
Một số tổ chức xã hội tại Mỹ cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo khi ghi nhận ngày càng nhiều những đoạn quảng cáo trực tuyến mời gọi thuê nhà miễn phí, đổi lại, người thuê phải “chiều chuộng” chủ nhà về khoản tình dục.
Báo động tình trạng ép buộc quan hệ tình dục để đối lấy chỗ ở tại Mỹ (ảnh: BBC)
Dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu, khiến hàng triệu người mất việc làm và ảnh hưởng thu nhập. Cuộc sống của người Mỹ cũng ngày càng khó khăn, đặc biệt là ở các thành phố lớn khi giá cả leo thang và thu nhập bị ảnh hưởng.
Chính quyền một số nước tại Bắc Mỹ và châu Âu đã có nhiều chính sách hỗ trợ những người thuê nhà, như trợ cấp tiền mặt, cho phép chậm trả tiền thuê nhà hay cấm chủ nhà đuổi người thuê để hạn chế tình trạng vô gia cư, bất ổn xã hội.
“Người có thu nhập thấp đang phải đối mặt với nguy cơ bị đuổi khỏi nơi ở, đặc biệt là trong dịch Covid-19. Nắm bắt được cơ hội đó, “những kẻ săn mồi” sẽ lợi dụng sự khó khăn của họ để hành động”, Morgan Williams – cố vấn của NFHA – nhận định.
Theo Reuters, việc thu thập đầy đủ số liệu về các vụ ép buộc quan hệ tình dục để đổi lấy chỗ ở là khá khó khăn. Trong khi đó, quy định của pháp luật về vấn đề này tại Mỹ cũng chưa chặt chẽ. Nhiều nạn nhân e sợ rằng, nếu đi tố cáo thì chính họ cũng phải đối mặt với cáo buộc mại dâm, thậm chí, thủ phạm còn không bị trừng phạt.
Video đang HOT
Theo ông Williams, nhiều phụ nữ không muốn trình báo các vụ chủ nhà quấy rối tình dục vì họ sợ có thể mất chỗ ở trong khi vẫn phải lo chi trả hàng loạt các khoản tiền sinh hoạt khác.
“Theo đuổi các vụ kiện tụng về quấy rối tình dục khi thuê nhà ở là tương đối khó khăn trong thời điểm này”, ông Williams nhận định.
Phải ở mãi trong nhà thật bức bối nhưng đâu phải ai cũng được ở nhà
Thủ đô Rome vốn là điểm đến mơ ước của dân du lịch nay hóa 'thành phố ma'. Trên các con đường vốn tấp nập giờ chỉ còn lại những người vô gia cư không có nơi để về.
Làm thế nào để rửa tay mà không có bồn rửa? Tích trữ thực phẩm mà không có tiền? Hoặc ở tại chỗ khi không có nhà? Tổ chức từ thiện ở thủ đô của Italy đang đấu tranh đòi quyền lợi cho người vô gia cư.
Không thể cách ly
Truyền thông Italy nhiều tuần qua truyền đi thông điệp tới người dân: hãy ngồi trong nhà. Đó cũng là khoảng thời gian đầy khó khăn với hàng nghìn người vô gia cư ở Rome. Việc tránh xa đường phố với họ dường như là không thể.
"Thông điệp này ở trong nhà đối với người vô gia cư là điều không thể. Họ không thể tuân thủ vì không có nơi nào để đi", bà Francesca Zuccari, điều phối viên phụ trách các dịch vụ cho những người cực kỳ nghèo khổ của tổ chức từ thiện Community of St. Egidio, nói về 8.000 người đang bơ vơ trước đại dịch trên những con đường vắng tanh của Rome.
"Vấn đề là họ là những người dễ bị tổn thương nhất và cũng là những người tiếp xúc với nhiều người nhất", bà Zuccari nói, theo New York Times.
Người ăn xin ngồi một mình giữa quảng trường Piazza dei Crociferi ở Rome hôm 21/3. Ảnh: New York Times.
Đến nay, Italy đã ghi nhận hơn 156.000 ca nhiễm Covid-19, gần 20.000 ca tử vong, cao thứ hai thế giới. Chính phủ Italy đã đưa ra một loạt biện pháp hà khắc nhằm hạn chế người dân ra đường và tham gia hoạt động công cộng trong nỗ lực chặn đứng sự lây lan của virus corona.
Đối với người dân Italy bình thường, những hạn chế này là rất khó khăn kể từ thời Thế chiến II. Tuy nhiên, hơn cả thế, nó là điều xa xỉ đối với những người dân nghèo nhất đất nước.
Làm thế nào để rửa tay mà không có bồn rửa? Tích trữ thực phẩm mà không có tiền? Hoặc ở tại chỗ khi không có nhà? Một loạt câu hỏi mà người vô gia cư chưa thể trả lời.
Không thể xin tiền
Mặc dù nhà ăn và những nơi trú ẩn cho người vô gia cư ở Rome vẫn mở, nhưng các "nguồn thu nhập không chính thức khác" như tiền ăn xin đã bị ngắt. Việc đóng cửa các quán bar, nhà hàng vô tình khép lại cánh cửa nhà vệ sinh của họ.
"Công dân liên tục được nhắc nhở rửa tay", bà Zuccari nói. "Còn người vô gia không có nơi nào để rửa".
"Cơn địa chấn" dịch bệnh đã càn quét những dịch vụ cơ bản trong cuộc sống của những ai sinh sống trên đường phố. Hơn cả là họ đang bị đói.
Người ăn xin trú ẩn dưới đường ray tàu ở Rome. Ảnh: New York Times.
Ba ngày một tuần, người nghèo có thể thưởng thức bữa ăn nóng ở nhà ăn từ thiện do tổ chức St. Egidio chuẩn bị ở cung điện trung tâm thủ đô. Những ngày khác, các tình nguyện viên cung cấp suất cơm tối tại các khu vực tập trung người vô gia cư. Ví dụ, các nhà ga chính ở Rome. Trung bình mỗi tuần, tổ chức này phát khoảng 2.500 hộp cơm.
"Các suất ăn đang tăng lên do nhu cầu tăng lên. Nhưng đó cũng là một cách để mọi người biết rằng họ không bị bỏ rơi", bà Zuccari cho biết.
Vào một buổi chiều gần đây, con phố Trastevere vốn tấp nập người qua kẻ lại với các nhà hàng nổi tiếng của Italy, im ắng lạ thường. Chỉ có vài người lang thang trên đường. Điểm đến của họ là nhà ăn từ thiện.
"Vì phải giữ khoảng cách với nhau, nên số người có thể ăn trong nhà ăn bị giảm. Vì vậy, tổ chức từ thiện mở cửa lâu hơn để mọi người đều có thể ăn", bà Zuccari từ tổ chức Community of St. Egidio cho biết.
Tổ chức từ thiện St. Egidio
St. Egidio thành lập năm 1968 là một hiệp hội Công giáo ra đời để trợ giúp các dịch vụ xã hội. Ban đầu, nó xuất thân từ một nhóm sinh viên quyết định đứng lên giúp đỡ người nghèo. Bà Zuccari đã tham gia hơn 40 năm trước.
"Lúc đó tôi còn rất trẻ", bà Zuccari nhớ lại khi đó khoảng 70.000 người sống trong các khu ổ chuột ở Rome.
Bà cho biết mặc dù cuộc sống khó khăn hơn nhưng số suất ăn đã giảm trong vài tuần qua. "Việc di chuyển trong thành phốbị ảnh hưởng. Những người vô gia cư thậm chí đang bị cảnh sát chặn lại. Vì vậy, họ rất sợ".
Những người vi phạm luật kiểm dịch của Rome đối mặt với mức phạt khoảng 220 USD và tối đa 3 tháng tù giam.
Người vô gia cư sống nương nhờ các tổ chức từ thiện. Ảnh: Wanted in Rome.
Nhiều người vô gia cư đã đi đến gần Vatican. Ở đó, các tổ chức từ thiện của Giáo hoàng sẽ phân phát đồ ăn và bố trí vòi hoa sen gần Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Các tổ chức từ thiện đã kêu gọi quyên tiền. St. Egidio cần thêm tiền để mua khẩu trang, đồ ăn và nước rửa tay khô.
Nhiều tình nguyện viên của St. Egidio đã lớn tuổi. Họ làm việc trong các nhà bếp hoặc phân phát đồ ăn.
Vào một buổi tối gần đây, một vị khách 34 tuổi xưng là Arturo đã đến nhà ăn của St. Egidio. Anh nói: "Đây là một thảm họa. Có rất nhiều người đau khổ vì nó".
Hạnh Vũ
1,5 triệu gia đình Mỹ có thể rơi vào tình trạng vô gia cư vì Covid-19 Đại dịch Covid-19 có thể sẽ khiến 1,5 triệu gia đình ở Mỹ rơi vào tình trạng vô gia cư. Các chuyên gia về nhà ở của Mỹ ngày 8/4 đã đưa ra cảnh báo, đại dịch Covid-19 có thể sẽ khiến 1,5 triệu gia đình ở Mỹ rơi vào tình trạng vô gia cư. Điều này không chỉ làm gia tăng nghèo...