Mỹ ngừng việc cung cấp tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ do “ghen”
Quốc hội Mỹ đã “đóng băng” việc cung cấp máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ 5 cho Thổ Nhĩ Kỳ vì ý định của Ankara là mua hệ thống phòng không S-400 Triumph của Nga, trang mạng The Washington Times ngày 25.7 cho biết.
Máy bay tiêm kích tàng hình tối tân nhất của Mỹ F-35 – Ảnh: TACC
Việc sửa đổi này đã được thực hiện trong phương án cuối cùng của ngân sách quốc phòng của Mỹ cho năm 2019; hai viên Quốc hội Mỹ đã phê duyệt có những sửa đổi phù hợp.
Quyết định cuối cùng về số phận của những chiếc máy bay tiêm kích F-35 thế hệ 5 sẽ được thông qua sau khi Lầu Năm Góc phân tích những hậu quả của việc hủy bàn giao này.
Theo The Hill, Nhà Trắng sẽ phải báo cáo Quốc hội Mỹ về việc chấm dứt sự hợp đồng vũ khí F-35 thế hệ 5 này với Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 90 ngày nữa; điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Ankara và Washington; cũng như kế hoạch Thổ Nhĩ Kỳ mua lại hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
Trước đó, người đứng đầu Nhà Trắng – Jim Mattis đã kêu gọi các nghị sĩ từ bỏ mong muốn “cấm cung cấp máy bay tiêm tích F-35 thế hệ mới này”.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 12.2017, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã ký một thỏa thuận cho vay về hệ thống tên lửa phòng không S-400. Theo đó, Ankara sẽ mua 2 Tiểu đoàn Tổ hợp tên lửa này. Các bên cũng đã thống nhất về hợp tác công nghệ trong lĩnh vực phát triển sản xuất hệ thống S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ và các đại diện khác của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tục bày tỏ sự “không hài lòng” về việc Nga cung cấp các tổ hợp tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Người đứng đầu Liên minh Phòng thủ Không gian mạng Christian Liflander nhấn mạnh rằng, Mỹ đã sẵn sàng cung cấp cho đối tác trong NATO của mình (Thổ Nhĩ Kỳ) hệ thống tên lửa phòng không thay thế “tương thích với các tiêu chuẩn của NATO”.
Mevlut Cavusoglu, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara sẽ có hành động đáp trả Washington nếu việc cung cấp các máy bay chiến đấu F-35 bị chặn lại, theo RIA Novosti.
PHONG LÂM
Theo Laodong
Mỹ ép Thổ Nhĩ Kỳ lựa chọn "mất-còn": Tiêm kích F-35 hoặc "rồng lửa" S-400
Mỹ một lần nữa cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về việc mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga, đe dọa áp lệnh trừng phạt đối với Ankara cũng như ngừng bàn giao các máy bay chiến đấu F-35.
Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ: Chọn F-35 hoặc S-400. Ảnh: PT.
Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 26.6 rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị trừng phạt theo dự luật mà Tổng thống Donald Trump ký mùa hè năm ngoái, nhằm trừng phạt các công ty có giao dịch với ngành công nghiệp quốc phòng Nga.
"Chúng tôi đã làm rõ rằng nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400... sẽ phải gánh chịu hậu quả. Chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt trong khuôn khổ Đạo luật Chống lại những đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA)", Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Châu Âu và Á - Âu Wess Mitchell phát biểu trong phiên điều trần tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện.
S-400 là hệ thống tên lửa tiên tiến của Nga được thiết kế để phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các máy bay, máy bay không người lái hoặc tên lửa. Trước đây, S-400 chỉ được bán cho Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngày 3.4, tại Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhất trí xúc tiến việc cung cấp các tổ hợp tên lửa S-400. Việc giao hàng dự kiến bắt đầu từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2020.
Mỹ nhiều lần cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả của quyết định mua S-400 từ Nga. Trong đó nói rằng, Washington có thể trừng phạt Ankara về vụ mua bán này.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 26.6 nói thêm, Washington cũng có thể ngừng cung cấp chiến đấu cơ F-35 cho Ankara.
Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ nhận 2 chiếc F-35 và bốn lần giao hàng tiếp theo cho nước này chưa được lên kế hoạch cho đến năm 2019.
Các thượng nghị sĩ Mỹ phản đối việc giao F-35 trong bối cảnh Ankara có kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không của Nga.
Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết trong chuyến thăm Washington rằng, Ankara sẽ không chịu bất kỳ sức ép nào liên quan đến việc mua thiết bị quân sự từ Nga và việc giao F-35 không bị hoãn hoặc hủy.
Tổng thống Erdogan cũng chỉ trích nỗ lực của Washington nhằm ngăn chặn nước này mua S-400 của Mátxcơva.
Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tăng cường năng lực phòng không, đặc biệt sau khi Washington quyết định rút hệ thống tên lửa Patriot từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria năm 2015 - động thái làm suy yếu khả năng phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ.
THANH HÀ
Theo Loadong
Mỹ - Thổ bắt tay, người Kurd ngậm ngùi bị "hất cẳng" khỏi thành Manbij Lực lượng người Kurd YPG sẽ rời Manbij, thông tin được xác nhận một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ nhất trí với "lộ trình" cho phía bắc Syria. Một tay súng ở Manbij. Ảnh: RT. Lực lượng dân quân người Kurd do Mỹ hậu thuẫn thông báo hôm 5.6, phần lớn các lực lượng chiến đấu đã rời Manbij từ tháng...