Mỹ nghiên cứu thành công phương pháp tái sử dụng khẩu trang y tế
Một nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học Duke, Mỹ đã tìm ra phương pháp khử trùng khẩu trang N95 để có thể tái sử dụng.
Điều này giúp đáp ứng nhu cầu bức thiết về khẩu trang cho các bệnh viện tại Mỹ và công bố phương pháp để các bệnh viện có thể tự thực hiện.
Theo Giám đốc danh dự của Văn phòng An toàn lao động và môi trường của Duke, Wayne Toman, phương pháp tiêu diệt các chất gây ô nhiễm, vi khuẩn còn sót trên khẩu trang N95 đã được sử dụng để khử trùng các thiết bị trước đây. Khẩu trang sau khi được khử trùng có thể tái sử dụng từ 30 – 50 lần, riêng đối với bệnh nhân mắc Covid-19 thì đang đánh giá lại tần suất sử dụng.
Video đang HOT
Sử dụng khẩu trang y tế giúp các bác sĩ, nhân viên y tế bảo vệ hiệu quả hơn (Ảnh: Getty)
Ông Wayne Toman đánh giá, khẩu trang N95 hoàn toàn có thể chịu được quá trình khử nhiễm, không bị hư hại và hiệu suất bảo vệ sẽ không giảm. Việc sử dụng các khẩu trang khử trùng có thể giúp các bác sỹ an toàn hơn trong việc ngăn ngừa SARS-CoV 2 và hỗ trợ bệnh viện trong điều trị bệnh nhân.
Trước đó, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ đã khuyến cáo không nên sử dụng khẩu trang N95 nhiều lần và các bác sỹ đã vứt bỏ sau khi điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV 2 hoặc khi khẩu trang có dấu hiệu không bảo vệ hiệu quả. Tuy nhiên, khi nguồn cung giảm dần, các bác sỹ bắt buộc phải sử dụng lại các mặt nạ có khả năng nhiễm bệnh./.
Tuấn Đạt (biên dịch)
Khẩu trang N95 từ 10 năm trước vẫn dùng tốt
Tại thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, giới chức Mỹ đã tích cực rà soát, thống kê vật dụng y tế giúp phòng chống dịch.
Nhờ đó, hơn 5.000 chiếc khẩu trang được mua cách đây hơn 10 năm và được cất giữ trong một hầm mộ nằm sâu dưới lòng Nhà thờ lớn ở thủ đô Washington bỗng chốc được nhớ tới.
Báo Washington Post dẫn thông báo của nhà thờ trên cho biết, số khẩu trang này được mua sau một đợt dịch bệnh trước đây để dự trữ cho các tu sĩ sử dụng khi chăm sóc giáo dân mà không bị lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, sau khi đợt cúm năm đó tan biến mà không gây ra nhiều thiệt hại ở Mỹ, những chiếc khẩu trang đã được cất giữ và bị lãng quên.
Sau khi nhà sản xuất khẩu trang và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) được mời đến tiến hành kiểm tra, toàn bộ số khẩu trang bị quên lãng này được xác định vẫn đảm bảo chất lượng an toàn sử dụng.
Theo quyết định của Nhà thờ lớn, 3.000 chiếc khẩu trang được tặng cho Bệnh viện Đại học Georgetown và 2.000 chiếc gửi tới Bệnh viện Nhi quốc gia ở thủ đô Washington. Một số ít khẩu trang còn lại sẽ được giữ lại để các tu sĩ của nhà thờ sử dụng khi cần.
Người nhớ lại sự tồn tại của 5.000 chiếc khẩu trang này là ông Joe Alonso (ảnh), một trong những thợ xây kỳ cựu của nhà thờ, người có thể biết rõ từng ngóc ngách bên trong nhà thờ. Khi tình trạng khan hiếm khẩu trang xảy ra đến nỗi CDC thậm chí còn khuyên nhân viên y tế sử dụng lại khẩu trang hoặc sử dụng khăn quàng cổ, ông Alonso liền nhớ một giao dịch mua khẩu trang mà nhà thờ đã thực hiện vào khoảng năm 2006. Đích thân ông đã đi kiểm tra và tìm thấy những hộp đựng khẩu trang này.
KHÁNH HƯNG
Sợi vi nhựa ảnh hưởng đến sự thay đổi hô hấp, sinh sản ở cá Những con cá medaka của Nhật Bản được sử dụng trong một nghiên cứu mới cho thấy sợi vi nhựa đang có xu hướng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng và có thể thay đổi nội tiết tố của chúng. Để tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đặt 27 cặp cá medaka khỏe mạnh của Nhật Bản vào bể...