Mỹ nghiên cứu chế tạo loại tên lửa siêu thanh mới
Lầu Năm Góc mới đây đã ký hợp đồng phát triển loại tên lửa có tốc độ nhanh gấp 5-6 lần âm thanh, đưa cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc vào một giai đoạn mới.
Hình minh họa. (Ảnh: army.mil)
Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây đã kí một hợp đồng trị giá 44 triệu USD với công ty Miltec có trụ sở tại Huntsville, Alabama để nghiên cứu phát triển loại tên lửa siêu thanh có tốc độ nhanh gấp 5 đến 6 lần tốc độ âm thanh.
Đây là thế hệ tiên phong của loại vũ khí kiểu mới có thể đạt tốc độ từ hơn 6.000 km/h tới 24.000 km/h và hơn nữa có thể hoạt động ở tầm cao hơn 60km, vượt quá tầm hoạt động của các hệ thống phòng không hiện nay.
Một quả tên lửa siêu thanh được cho là có thể xuất phát từ Mỹ và tấn công mục tiêu ở Mátxcơva trong 40 phút (để so sánh, một chiếc Boeing 777 sẽ thực hiện quãng đường tương tự trong vòng 8 tiếng rưỡi).
Video đang HOT
“Nếu loại vũ khí này thực sự được sử dụng để tấn công Mátxcơva, chúng ta sẽ không có thứ gì khả dĩ có thể chống lại được”, Itar-TASS dẫn lời một thứ trưởng quốc phòng Nga cho biết.
Cho tới hiện nay, loại vũ khí này vẫn có một nhược điểm chưa thể khắc phục được nằm ở chính “tốc độ khủng khiếp” của nó. Khi bay với tốc độ lớn như vậy, ma sát với không khí thể làm cho vỏ tên lửa bị đốt nóng tới 2.000 độ C, đủ sức để làm nóng chảy kim loại. Ngoài ra, hành trình với tốc độ hơn 5km/giây làm cho việc định hướng và dẫn đường chính xác từ khoảng cách quá xa cũng trở thành một thách thức rất lớn.
Hợp đồng giữa Miltec và Bộ Quốc phòng Mỹ kéo dài đến 2019, tập trung vào phát triển các loại vũ khí siêu thanh tối tân. Dự án này được kỳ vọng sẽ giải quyết một số vấn đề đang tồn tại hiện nay của các loại tên lửa, vũ khí siêu thanh.
Trên thực tế, một cuộc thử nghiệm tên lửa này đã diễn ra vào năm 2011, với chặng đường bay dài hơn 3.000km từ Hawaii tới quần đảo Marshall và được đánh giá là cho kết quả khả quan. Cuộc thử nghiệm mới dự kiến được tiến hành vào tháng 8 năm nay và sẽ còn một cuộc thử nghiệm nữa vào năm 2019.
Dù Mỹ đang dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu các loại vũ khí siêu thanh, nhưng những cường quốc khác bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đều đã tham gia nghiên cứu phát triển các loại vũ khí siêu thanh của riêng họ và đều đạt được những kết quả nhất định.
Trần Khánh
Tổng hợp
Tho Dantri
Putin nói Mỹ đẩy Nga tới cuộc chạy đua vũ trang mới
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước cấm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM) đang đẩy thế giới vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới và buộc Nga phải chạy đua vũ trang.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới St. Petersburg. Ảnh: Ria Novosti
"Không phải xung đột quân sự mà chính là những quyết định mang tính toàn cầu như việc Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước ABM sẽ dẫn đến một cuộc Chiến tranh Lạnh", RT hôm qua dẫn lời ông Putin nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới St. Petersburg. "Điều này thậm chí còn đẩy chúng tôi tới một cuộc chạy đua vũ trang mới bởi nó đã thay đổi hệ thống an ninh toàn cầu", ông nhấn mạnh.
Tổng thống Putin đưa ra nhận định trên để trả lời cho câu hỏi liệu ông có cảm thấy xung đột vũ trang ở Ukraine đang đẩy Nga và Mỹ đến nguy cơ xảy ra đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh.
Ông Putin bên cạnh đó còn cảnh báo Mỹ nên tránh việc sử dụng những thông điệp có tính chất như tối hậu thư trong mối quan hệ với Nga. "Vấn đề là Mỹ vẫn tiếp tục nỗ lực để áp đặt các tiêu chuẩn và quyết định của họ lên Nga mà không xét đến lợi ích của chúng tôi", ông giải thích. "Hãy để người Nga tự quyết định điều gì là cần thiết và có lợi cho chính mình dựa trên lịch sử và văn hóa của chúng tôi".
Hiệp ước ABM năm 1972 giữa Mỹ và Liên Xô nhằm đảm bảo rằng không bên nào cố gắng vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của đối phương bằng cách xây dựng những lá chắn phòng thủ tên lửa. Washington đơn phương rút khỏi hiệp ước này vào năm 2002 khi chính quyền tổng thống Bush khi đó viện lý do Mỹ cần tự bảo vệ mình trước các quốc gia khó nắm bắt như Triều Tiên hay Iran. Tuy nhiên, Moscow cho rằng Mỹ đang xây hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm chống Nga và Trung Quốc.
Cũng tại hội nghị lần này, tổng thống Nga tự tin tuyên bố rằng hợp tác giữa Moscow với phương Tây sẽ vẫn tiếp tục, bất chấp việc Liên minh châu Âu (EU) công bố sẽ kéo dài các lệnh trừng phạt thêm 6 tháng.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Nga - NATO "so găng" vũ khí Việc Nga và NATO lại lên tiếng tố cáo lẫn nhau khiến cho tình hình khu vực trở nên căng thẳng tới mức độ được cho là chưa từng có kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Máy bay ném bom Tu-95 của Nga (trên) bị phi cơ của Không quân Hoàng gia Anh "hộ tống". (Ảnh minh họa: Independent) Đổ lỗi cho nhau...