Mỹ nghi Pakistan vi phạm thỏa thuận, dùng F-16 bắn rơi máy bay Ấn Độ
Washington đang điều tra cáo buộc Pakistan sử dụng tiêm kích F-16 nhập của Mỹ để bắn rơi máy bay Ấn Độ trong vụ xung đột mới đây giữa hai bên.
Theo Reuters, Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad hôm 3/3 cho biết đang điều tra báo cáo tiêm kích F-16 do Pakistan mua từ Mỹ đã được sử dụng để bắn rơi máy bay Ấn Độ.
“Chúng tôi đã biết về những báo cáo này và đang tìm kiếm thông tin. Chúng tôi rất nghiêm túc với những cáo buộc về việc sử dụng sai mục đích các thiết bị quốc phòng”, người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ cho biết.
Máy bay Mig-21 của Ấn Độ bị Pakistan bắn rơi. Ảnh: AFP.
Pakistan mua nhiều tiêm kích F-16 từ tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin của Mỹ trong quá khứ, trước khi hoạt động này bị chấm dứt khi quan hệ song phương xấu đi năm 2016. Hiện chưa rõ thỏa thuận mua bán giữa hai bên đặt ra hạn chế gì cho Pakistan trong việc sử dụng các tiêm kích này.
Hôm 28/2, các quan chức Ấn Độ đã đưa ra những bộ phận được miêu tả là thuộc về tên lửa không đối không chỉ có thể được trang bị trên tiêm kích F-16. Các tiêm kích này được cho là đã tham gia các vụ không chiến khiến 1 máy bay Mig-21 của Ấn Độ bị bắn rơi.
Phía Pakistan đã bác bỏ cáo buộc của Ấn Độ. Islamabad không cho biết máy bay nào đã được triển khai trong xung đột vừa qua với New Delhi. Trong biên chế không quân Pakistan hiện nay cũng có máy bay JF-17 Trung Quốc thiết kế, do nước này tự lắp ráp.
Video đang HOT
Hiện trường vụ đánh bom ngày 14/2 làm 44 cảnh sát Ấn Độ thiệt mạng. Ảnh: AFP.
Ngày 14/2, tổ chức Hồi giáo cực đoan Jaish-e-Mohammad (JeM) có căn cứ tại Pakistan đã tiến hành vụ đánh bom khủng bố khiến 44 cảnh sát Ấn Độ thiệt mạng. Ấn Độ nói nước này có “bằng chứng không thể chối cãi” cho thấy Pakistan có liên quan đến vụ tấn công. Pakistan đã lập tức phủ nhận và nói “vô cùng quan ngại” về vụ việc.
Va chạm giữa hai bên leo thang thành xung đột quân sự khi Ấn Độ tiến hành không kích vào thị trấn Balakot, thuộc lãnh thổ Kashmir do Pakistan quản lý ngày 26/2. Mục tiêu của cuộc không kích được cho là trại huấn luyện quân sự của JeM
Ngày 27/2, Pakistan tiến hành không kích trả đũa vào lãnh thổ Ấn Độ. Pakistan cũng bắn rơi 2 máy bay Ấn Độ và bắt sống 1 phi công. Phi công này sau đó được trao trả về Ấn Độ.
Theo Zing.vn
Trung Quốc chế tạo mục tiêu mô phỏng xe tăng T-90
Một mô hình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 do Nga sản xuất đã được phát hiện tại căn cứ huấn luyện của Quân đội Trung Quốc.
Bức ảnh mô hình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 trên sau khi xuất hiện đã gây ra sự quan tâm rất lớn từ truyền thông Trung Quốc, đa phần đều thắc mắc về mục đích thực sự của những người đã làm ra nó.
Mặc dù Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa tuyên bố rõ ràng nhưng một số chuyên gia quân sự đã dự đoán rằng mô hình này sẽ được sử dụng làm mục tiêu cho trực thăng vũ trang hay máy bay chiến đấu của PLA tập bắn ném.
Các mô hình tương tự mô phỏng các loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự của những đối thủ tiềm tàng vẫn được nhiều quân đội trên thế giới xây dựng nhằm mang lại cho người lính cảm giác chân thực hơn khi huấn luyện tác chiến.
Có thể lấy ví dụ đó là trong Hội thao quân sự Aviadart 2018, Không quân Trung Quốc đã sử dụng mô hình tiêm kích F-16 của Mỹ làm mục tiêu oanh tạc cho các chiến đấu cơ.
Mô hình xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 được Trung Quốc chế tạo
T-90 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của Nga, được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng UralVagonZavod sản xuất từ năm 1992 tới nay. Chiếc MBT này nhanh chóng trở thành chủ lực của binh chủng tăng - thiết giáp Nga nhờ những ưu điểm về hỏa lực, độ in cậy cũng như chi phí.
Phiên bản đầu tiên của T-90 nhận tên định danh là T-72BU nhưng đã sớm được đổi tên như hiện tại. Xe tăng T-90 được trang bị hệ thống nạp đạn và kiểm soát hỏa lực tự động, cho phép xạ thủ khai hỏa pháo chính, súng máy đồng trục cũng như súng máy phòng không với độ chính xác cao.
Ngoài phục vụ trong Quân đội Nga, xe tăng T-90 còn là mặt hàng xuất khẩu rất ăn khách, mang lại nguồn ngoại tệ lớn giúp Moskva tái đầu tư cho lực lượng vũ trang của mình, khách hàng lớn nhất của T-90 là Lục quân Ấn Độ, họ đã lắp ráp tại chỗ 620 chiếc T-90 Bhishma và dự định tăng con số này lên khoảng 1.000 chiếc thông qua biến thể T-90MS.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S trình diễn tại một cuộc triển lãm quân sự
Mặc dù ra đời đã gần 3 thập kỷ nhưng tiềm năng hiện đại hóa của T-90 còn rất lớn, ban đầu là biến thể T-90MS rồi mới đây là T-90M Proryv-3, được đánh giá vẫn đủ sức giúp chiếc MBT này đáp ứng mọi đòi hỏi của chiến tranh hiện đại.
Thậm chí trong giai đoạn trước mắt khi T-14 Armata chưa sẵn sàng sản xuất hàng loạt thì Quân đội Nga sẽ tiếp tục nhận T-90M vào biên chế để làm lực lượng chủ công cho binh chủng tăng thiết giáp của mình.
Các phiên bản hiện đại hóa của T-90 theo nhận định từ các chuyên gia quân sự thì xứng đáng được coi là đối thủ ngang tài với Type 99G đang được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ NORINCO sản xuất.
Chí Linh
Theo Datviet
Xung đột Ấn Độ và Pakistan: Chờ bắt tay nhau Khó có thể bùng phát chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan, thậm chí trong thời gian tới, hai bên có thể sẽ bắt tay trong cuộc chiến chống khủng bố. 8 chiến đấu cơ Ấn Độ đấu 24 máy bay Pakistan Đài truyền hình Ấn Độ NDTV đã kể chi tiết về trận chiến trên không giữa các máy bay chiến đấu...