Mỹ nghi Pakistan dùng F-16 bắn hạ máy bay Ấn Độ
Mỹ cho biết đang điều tra xem liệu Pakistan có “vượt mặt” Mỹ sử dụng máy bay F-16 để bắn hạ máy bay Ấn Độ trong cuộc xung đột mới đây giữa hai bên.
Theo Reuters, ngày 28.2, giới quan chức Ấn Độ đã đưa ra bằng chứng là các mảnh vỡ của tên lửa không đối không, loại tên lửa chỉ được trang bị trên F-16 và cáo buộc Pakistan đã sử dụng loại máy bay chiến đấu của Mỹ này để bắn hạ máy bay Ấn Độ trong trận không chiến vừa qua.
Ấn Độ trưng bằng chứng mảnh vỡ của tên lửa không đối không chỉ được trang bị trên máy bay F-16.
Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad hôm 3.3 cho biết đang điều tra xem xét báo cáo. Nếu đúng thì đây là hành động vi phạm thoả thuận bán khí tài ký kết với Mỹ, vốn hạn chế giới hạn phạm vi Pakistan sử dụng máy bay chiến đấu do Mỹ cung cấp.
Phía Pakistan đã bác bỏ cáo buộc trên của Ấn Độ nhưng không nêu rõ nước này đã sử dụng loại máy bay gì.
Video đang HOT
Pakistan đã mua nhiều lô máy bay F-16 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, trước khi quan hệ song phương với Mỹ xấu đi và hoạt động này chấm dứt vào năm 2016.
Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Pakistan.
Vẫn chưa có thông tin rõ ràng về các hợp đồng mua bán khí tài này hạn chế Pakistan những gì. Tuy nhiên, Đại sứ quán Mỹ tại Islamabad nêu rõ Chính phủ Mỹ sẽ không đưa ra bình luận hoặc xác nhận các cuộc điều tra đang diễn ra.
Quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ xấu đi nhanh chóng kể từ sau vụ đánh bom cảm tử vùng Kashmir hôm 14.2 làm 40 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Căng thẳng leo thang khi hai bên có một loạt hành động “trả đũa” lẫn nhau như Ấn Độ không kích trại khủng bố ở Pakistan hôm 26.2.
Pakistan lập tức đáp trả bằng việc bắn rơi 2 máy bay Ấn Độ và bắt giữ một phi công. Phi công này sau đó được trao trả về Ấn Độ như một “cử chỉ hoà bình” nhằm giảm bớt căng thẳng, song hai bên vẫn duy trì cảnh giác cao độ.
Theo Danviet
Quân đội Ấn Độ có bằng chứng "không thể chối cãi" về căn cứ khủng bố ở Pakistan?
Quân đội Ấn Độ vừa tuyên bố rằng họ có bằng chứng chứng minh họ đã tập kích vào một cơ sở huấn luyện của tổ chức khủng bố Jaish-e-Mohammad thuộc tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa ở Pakistan vào ngày 26/2.
Theo đó, Ấn Độ cho biết họ đang có trong tay hình ảnh do radar khẩu độ tổng hợp (SAR) tạo thành về địa điểm nơi họ đã tập kích quân khủng bố. SAR là một thiết bị hiện đại được dùng để tạo hình ảnh hai chiều hoặc mô hình ba chiều của một khu vực địa hình nhất định.
Xác một máy bay chiến đấu của Ấn Độ bị bắn rơi trong lúc quan hệ với Pakistan đang căng thẳng.
"Những hình ảnh do SAR thu được cho thấy vị trí của những sào huyệt khủng bố trước và sau khi bị không kích. Việc công bố chúng ra ngoài sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Ấn Độ. Đương nhiên phía Pakistan cũng đã nhanh chóng hành động để khắc phục thiệt hại gây ra trong khu vực", một quan chức quốc phòng giấu tên Ấn Độ cho biết.
Trước đó, Không quân Ấn Độ cho hay họ đang có "bằng chứng rất đáng tin cậy" rằng các cuộc không kích nhằm vào các trại của Jaish-e-Mohammed đã gây ra "thiệt hại khổng lồ", song khi đó họ nói vẫn còn quá sớm để ước tính thiệt hại về người.
Trong một diễn biến khác, báo The Times of India đưa tin, nhiều nguồn tin từ Không quân Ấn Độ xác nhận mảnh vỡ được tìm thấy ở khu vực Kashmir thuộc Ấn Độ là của một máy bay F-16 của Pakistan bị bắn rơi.
Không quân Ấn Độ cũng trình bày ảnh chụp mảnh vỡ của một quả tên lửa AMRAAM do Mỹ sản xuất được tìm thấy ở Kashmir, được cho là được phóng từ một máy bay F-16 của Pakistan trong một cuộc không kích vào căn cứ quân sự Ấn Độ. Pakistan đã phủ nhận triển khai tiêm kích F-16 của mình và không có máy bay nào của Không quân Pakistan bị tấn công.
Vào ngày 26/2, Không quân Ấn Độ tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào nhiều mục tiêu được cho là căn cứ khủng bố tại khu vực Kashmir thuộc Pakistan. Hoạt động này được thực hiện nhằm đáp trả một vụ tấn công khủng bố do tổ chức Jaish-e-Mohammed ở Pakistan tiến hành vào ngày 14/2, khiến 40 binh lính Ấn Độ thiệt mạng.
Sau vụ tấn công này, Ấn Độ chỉ trích Pakistan chứa chấp và bảo vệ các tổ chức khủng bố, đồng thời cáo buộc Islamabad có "liên quan trực tiếp" đến vụ việc. Đáp lại, Ấn Độ cũng loại Pakistan khỏi danh sách những nước được ưu tiên nhất của mình, đồng thời nâng mức thuế các mặt hàng nhập khẩu từ Pakistan lên thành 200%.
Về phần mình, Pakistan đã phủ nhận cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công liều chết, đồng thời nói rằng đây là chiến lược của Ấn Độ để đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận quốc tế khỏi những hành vi vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở vùng Kashmir.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo Thegioi&VietNam
Xung đột Ấn Độ và Pakistan: Chờ bắt tay nhau Khó có thể bùng phát chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan, thậm chí trong thời gian tới, hai bên có thể sẽ bắt tay trong cuộc chiến chống khủng bố. 8 chiến đấu cơ Ấn Độ đấu 24 máy bay Pakistan Đài truyền hình Ấn Độ NDTV đã kể chi tiết về trận chiến trên không giữa các máy bay chiến đấu...