Mỹ nghi ngờ khả năng Ukraine giành lại toàn bộ lãnh thổ từ Nga
Giới chức Nhà Trắng ngày càng mất niềm tin rằng Ukraine có thể giành lại toàn bộ lãnh thổ đã bị Nga kiểm soát soát trong vòng hơn 4 tháng qua, kể cả khi phương Tây viện trợ thêm vũ khí hạng nặng.
Nhà máy luyện kim Azovstal ở thành phố Mariupol bị pháo kích (Ảnh: Reuters).
Các cố vấn của Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu tranh luận nội bộ liệu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thay đổi định nghĩa về một “chiến thắng” cũng như có chấp nhận kịch bản Ukraine sẽ bị thu hẹp hay không và chấp nhận như thế nào.
Ông Zelensky tuần trước tuyên bố: “Chúng ta không có lựa chọn nào khác là tiến về phía trước, giải phóng tất cả các vùng lãnh thổ. Chúng ta cần đẩy lùi đối phương ra khỏi lãnh thổ. Mặc dù chiến tuyến đã kéo dài hơn 2.500km, nhưng chúng ta cảm nhận rằng chúng ta vẫn nắm thế chủ động chiến lược”. Nhà lãnh đạo Ukraine “chiến thắng”, chấm dứt xung đột vào cuối năm 2022.
Một số quan chức Mỹ cho rằng, ông Zelensky có thể sẽ phải bắt đầu giảm bớt kỳ vọng về mục tiêu mà quân đội Ukraine thực sự đạt được. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh rằng, những đánh giá có phần kém lạc quan này không có nghĩa là Mỹ có ý định gây sức ép buộc Ukraine đưa ra các nhượng bộ về lãnh thổ với Nga để chấm dứt xung đột. Họ vẫn hy vọng Ukraine có thể giành lại phần lớn lãnh thổ đã mất bằng một cuộc phản công vào khoảng cuối năm nay.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: AFP).
“Liệu Ukraine có thể lấy lại lãnh thổ được lãnh thổ hay không phụ thuộc phần lớn, nếu không muốn nói là hoàn toàn, vào sự hỗ trợ mà họ nhận được”, một quan chức giấu tên của Nhà Trắng nhận định. Quan chức này cho biết, Ukraine đã chính thức đề nghị Mỹ viện trợ tối thiểu 48 hệ thống rocket phóng loạt, nhưng đến nay Lầu Năm Góc mới cam kết cấp 8 hệ thống.
Video đang HOT
Một số quan chức Mỹ trong khi đó vẫn tin rằng Ukraine có thể đảo ngược tình thế như họ đã làm được ở giai đoạn đầu xung đột khi đẩy lùi quân đội Nga khỏi khu vực Kiev.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tiếp tục liên lạc với những người đồng cấp Ukraine và tuần trước đã dành hàng giờ đồng hồ điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine để thảo luận về các nỗ lực có thể giúp nước này giành lại lãnh thổ.
Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ họp với lãnh đạo các nước đồng minh ở châu Âu. Chủ nhân Nhà Trắng được cho là sẽ kêu gọi đồng minh tiếp tục viện trợ cho Ukraine. Đầu tháng 6, ông Biden từng bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường, từ đó vị thế trên bàn đàm phán cũng được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của phương Tây.
Tuy nhiên, tâm lý lạc quan đó dường như bắt đầu trùng xuống trong khoảng 2 tuần trở lại đây khi quân đội Ukraine chật vật cản đà tiến công của Nga ở Donbass và gánh “tổn thất đau đớn” ở mặt trận này. Mức độ hao tổn khí tài của Ukraine cũng nhanh hơn tốc độ viện trợ của phương Tây.
Một quan chức Mỹ và một nguồn thạo tin tình báo phương Tây đều cho rằng, Ukraine khó tập hợp lực lượng đủ lớn để chiếm lại các vùng lãnh thổ đã mất, đặc biệt trong năm nay. Ukraine có khả năng phản công khi được huấn luyện và tiếp thêm vũ khí, nhưng trong thời gian đó, Nga cũng có cơ hội củng cố lực lượng, do đó không thể đảm bảo điều gì.
Nga hiện kiểm soát phần lớn Donbass, miền Đông Ukraine. Cuối tuần trước, quân đội Ukraine đã rút khỏi thành phố chiến lược Severodonetsk ở tỉnh Lugansk sau nhiều tuần giao tranh khốc liệt. Họ có thể sẽ tiếp tục phải rút khỏi Lysychansk, thành phố lân cận và cũng là chốt chặn cuối cùng ở Lugansk, nhằm tránh nguy cơ bị bao vây.
Sốt ruột vì vũ khí viện trợ đến chậm, Ukraine tự bỏ tiền mua lượng lớn súng chống tăng của Đức
Ngày 27/6, báo chí Đức và Nga đưa tin Chính phủ Ukraine đã bỏ tiền mua khoảng 2.900 vũ khí chống tăng từ Đức.
Kế hoạch chuyển giao dự kiến chia làm 2 đợt.
Hệ thống vũ khí chống tăng của các nước phương Tây tham chiến tại Ukraine. Ảnh: DW
Báo Welt am Sonntag (Đức) và hãng thông tấn TASS (Nga) dẫn nguồn tin từ Chính phủ Ukraine cho hay chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky có vẻ đã mua 2.900 vũ khí chống tăng di động Matador của công ty quốc phòng Đức DND.
Theo báo Welt am Sonntag đơn hàng được chia làm hai đợt và Chính phủ Ukraine tự bỏ tiền khoảng 187 triệu USD để mua số vũ khí này. Báo này cho biết thêm, trước đó, Kiev đã mua 5.100 khẩu súng phóng lựu chống tăng Matador từ nhà sản xuất DND hồi tháng 3.
Trong khi đó, tuần qua Chính phủ Đức đã lần đầu tiên công bố danh sách vũ khí-khí tài mà Berlin sẵn sàng cung cấp cho Ukraine, với một kế hoạch chuyển giao 30 khẩu pháo tự hành Gepard, một hệ thống phòng không IRIS-T, 3 hệ thống pháo phản lực đa nòng Mars, 22 xe tải và 80 xe bán tải. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov hôm 21/6 cho hay Kiev cũng đã nhận từ Đức các khẩu bích kích pháo Panzerhaubitze 2000.
Theo nguồn tin từ Chính phủ Đức, danh mục vũ khí chuyển cho Ukraine còn bao gồm: 10.000 quả đạn pháo, 40 máy bay không người lái do thám, 10 xe bọc thép, 54 xe bọc thép chở quân M113, 8 hệ thống radar mặt đất di động, 10 vũ khí chống máy bay không người lái....
Bên cạnh lô vũ khí viện trợ, Chính phủ Ukraine cũng đã ký hợp đồng với Diehl Defense, nhà sản xuất vũ khí hàng đầu của Đức, để mua thêm các hệ thống phòng không IRIS-T. Phát biểu với tờ Pravda ấn hành tại châu Âu, Đại sứ Ukraine tại Đức Andrii Melnyk đã xác nhận thương vụ này. Ông Andrii Melnyk nói: "Tôi hy vọng Chính phủ Đức sẽ ủng hộ thương vụ bán 10 hệ thống phòng không IRIS-T, vốn được biết tới là một trong những hệ thống phòng không uy lực nhất thế giới".
IRIS-T có tầm bắn khoảng 40km, tầm cao 20km, nên có khả năng bắn hạ các máy bay tiêm kích, trực thăng vũ trang, tên lửa hành trình, máy bay không người lái và tên lửa của đối phương.
Đại sứ Andrii Melnyk cho biết thêm, theo thông tin nhà ngoại giao này có được, "không có gì có thể ngăn cản Berlin thông qua quyết định chuyển giao cho Các lực lượng vũ trang Ukraine một số xe bọc thép Fuchs, 325 xe tăng chiến đầu Leopard-2 và 380 xe chiến đấu bộ binh Marder.
Hồi tháng 4, Bộ trưởng Tư pháp Đức Marco Buschmann nói rằng việc chuyển giao các xe tăng và vũ khí hạng nặng khác cho Ukraine, chiểu theo luật pháp quốc tế, sẽ không có nghĩa là Đức đã tham gia vào cuộc chiến chống Nga.
Theo trang tin Euractiv.de (Đức), Ngoại trưởng Annalena Baerbock hồi tháng 4 nhấn mạnh rằng lô hàng vũ khí hạng nặng sẵn sàng được chuyển giao cho Ukraine. Trước đó, Thủ tướng Olaf Scholz nói rằng ông ủng hộ việc chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine bởi các đồng minh NATO, nhưng từ chối xác nhận bất kỳ hoạt động viện trợ vũ khí hạng nặng nào, như xe tăng hoặc xe bọc thép, từ Đức.
Theo Ngoại trưởng Baerbock, sự do dự trên không phải vì thiếu ý chí chính trị, mà là vì tình trạng thiếu trang thiết bị của quân đội Đức. "Các đối tác khác đang cung cấp xe bọc thép (cho Ukraine). Tôi muốn nói rõ rằng đây không phải là điều cấm kỵ đối với chúng tôi", bà Baerbock cho biết trong một cuộc họp báo ở Latvia.
Hệ thống tên lửa tối tân Patriot của Mỹ. Ảnh: CNN
Các quốc gia thành viên EU khác, như Séc, Bỉ và Hà Lan, đã tuyên bố chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trong khi bà Baerbock lưu ý rằng Đức sẽ "phối hợp hành động" với các đối tác NATO, kho dự trữ của quân đội Đức đang cạn kiệt và không có vũ khí hạng nặng nào sẵn sàng có thể viện trợ ngay lập tức.
Kể từ khi xung đột nổ ra giữa Nga và Ukraine vào cuối tháng 2, hàng loạt quốc gia phương Tây đi đầu là Mỹ đã tích cực chuyển giao, viện trợ vũ khí khí tài cho chính quyền Kiev. Giới chức Ukraine cũng nhiều lần hối thúc phương Tây tăng cường viện trợ quân sự, trong đó có cả các loạt vũ khí hạng nặng như xe tăng, tên lửa tầm xa.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/6 cho biết ông đã thông báo với người đồng cấp Ukraine, ông Volodymyr Zelensky, rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine một gói viện trợ an ninh mới trị giá 1 tỷ USD.
Trong một thông cáo báo chí, Tổng thống Biden nói rằng gói viện trợ an ninh mới cho Kiev sẽ bao gồm pháo, vũ khí phòng thủ bờ biển, cùng đạn pháo và các hệ thống rocket tiên tiến mà Ukraine yêu cầu trong cuộc xung đột với Nga, đặc biệt tại khu vực miền Đông Donbass.
Hãng tin Bloomberg cho biết Mỹ sẽ bàn giao cho Ukraine các tên lửa chống hạm Harpoon. Trước đó, tin cho biết Mỹ đã quyết định chuyển giao thêm 8 hệ thống rocket phóng loạt (MLRS) cho Ukraine trong khi quân đội Ukraine có kế hoạch triển khai MLRS trên chiến trường vào tuần tới.
Trong khi đó, Nga cảnh báo nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine sẽ tăng lên đáng kể nếu các nước cung cấp cho Kiev các vũ khí hạng nặng, như hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt. Moskva tuyên bố quân đội Nga coi vũ khí của nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ Ukraine là mục tiêu tấn công hợp pháp, đồng thời cáo buộc điều đó sẽ "đổ thêm dầu vào lửa" xung đột, phá hủy tiến trình đàm phán.
Vén màn sứ mệnh tuyệt mật ở pháo đài cuối cùng tại Mariupol Ukraine đã mất nhiều phi công trong lúc thực hiện 7 chuyến tiếp tế bí mật cho hàng nghìn binh sĩ dưới nhà máy thép Azovstal. Những chuyến bay này đang dần được vén màn bí mật. Đã thành thói quen trước mỗi chuyến bay, Oleksandr, một phi công quân đội kỳ cựu của Ukraine, thường đưa tay chạy dọc thân chiếc trực...