Mỹ nghi Nga dính tới vụ ăn cắp bí mật tình báo
Người đứng đầu Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ hôm 19/1 cho biết, ông đang điều tra xem liệu có phải cựu nhà thầu tình báo Edward Snowden đã được Nga giúp đỡ đánh cắp và tiết lộ các bí mật của chính phủ Mỹ hay không.
“Tôi tin rằng có lý do để Snowden rơi vào tay vòng tay âu yếm – của một đặc vụ FSB ở Moscow. Tôi không nghĩ lại có một sự trùng hợp như vậy”, nghị sĩ Mỹ Mike Roger cho biết. FSB là cơ quan tình báo của Nga, cơ quan kế nhiệm KGB thời Xô viết.
Năm ngoái, Snowden chạy trốn khỏi Mỹ, sang Hong Kong rồi sau đó sang Nga, nơi nhân vật này được tị nạn ít nhất một năm. Các quan chức Mỹ muốn Snowden trở lại Mỹ để chịu xét xử. Snowden đã tiết lộ một lượng lớn tài liệu mật của Mỹ mà người này đánh cắp được. Các tài liệu đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên toàn thế giới về tầm với của do thám điện tử của Mỹ.
Ông Rogers không đưa ra các bằng chứng cụ thể để minh họa cho tuyên bố Nga có thể dính líu tới các hoạt động của Snowden nhưng nói “một số thứ chúng tôi tìm thấy đã cho phép chúng tôi gọi đó là bằng chứng. Và chắc chắn, nó cho thấy Snowden đã được giúp đỡ”.
Khi được hỏi, liệu ông có điều tra xem Nga có liên quan tới các hoạt động của Snowden không, Rogers trả lời: “Dĩ nhiên. Cuộc điều tra vẫn đang tiếp diễn”.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein, người đứng đầu ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ cũng cho biết, Snowden có lẽ đã được Nga giúp đỡ.
Video đang HOT
Ngoài ra, hạ nghị sĩ Mỹ Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban an ninh nội địa Hạ viện cũng bày tỏ tin tưởng rằng Snowden nhận được sự trợ giúp từ nước ngoài. “Tôi không tin…có một ngày, Snowden tỉnh dậy và có đủ mọi thứ cần thiết, do chính anh ta lo liệu. Cá nhân tôi tin rằng anh ta được một thế lực nước ngoài giúp đỡ”.
Khi được hỏi, liệu Nga có phải thế lực nước ngoài đó không, ông McCaul nói: “Bạn biết đấy, để khẳng định chắc chắn thì tôi không thể. Tôi không thể trả lời như vậy”.
Theo nghị sĩ Rogers, bản chất những tài liệu mà Snowden lấy cho thấy có sự liên quan của nước ngoài. “Khi bạn nhìn vào mọi thông tin mà anh ta lấy, hầu hết đều liên quan tới quân sự, các sự kiện chiến lược xảy ra trên toàn cầu”.
Trong khi đó, Snowden tuyên bố với báo New York Times hồi tháng 10 năm ngoái rằng Trung Quốc hay Nga không nhận được bất cứ tài liệu mật nào của NSA.
Theo Reuters
Mỹ tố Nga tiếp tay cho Snowden "ăn cắp"
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cáo buộc Nga đã tiếp tay cho Snowden để anh này "ăn cắp" các tài liệu mật của Mỹ.
Ngày 19/1, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers đã cáo buộc cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden là một "tên ăn cắp" và cho rằng Nga đã giúp đỡ anh này lấy trộm tài liệu mật của Mỹ.
Nghị sĩ Rogers tuyên bố: "Tôi tin rằng có lý do để anh ta rơi vào vòng tay chào đón của một cựu nhân viên FSB (cơ quan tình báo Nga) ở Mowscow", ám chỉ đến Tổng thống Nga Vladimir Putin, người từng là sĩ quan tình báo của Nga. Ông Rogers nói tiếp: "Tôi không nghĩ rằng đó là sự trùng hợp."
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Mike Rogers
Ông này cho rằng những điều mà Snowden đã làm "vượt quá khả năng kỹ thuật của anh ta" và có vẻ như "anh ta đã được giúp đỡ để ăn cắp những thứ không liên quan gì đến quyền tự do cá nhân."
Phát biểu trong chương trình phỏng vấn với đài NBC, ông Rogers nói rằng những hành động của Snowden đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của quân đội Mỹ.
Ông nói rằng những tài liệu mà Snowden lấy của chính phủ Mỹ không liên quan gì tới quyền tự do cá nhân của Mỹ mà chủ yếu tập trung vào các hoạt động quân sự của nước này, và giờ đây những thông tin đó có thể đã lọt vào tay các quốc gia khác.
Hồi tuần trước, Chủ tịch Ủy ban An ninh Nội địa Hạ viện Mỹ Michael McCaul cũng cho rằng Snowden "đã được một thế lực nước ngoài tiếp tay."
Cho đến nay, Snowden vẫn bác bỏ cáo buộc nộp tài liệu mật của Mỹ cho chính phủ Nga, nơi anh này được phép tị nạn tạm thời trong vòng 1 năm. Snowden cũng khẳng định tình báo Trung Quốc cũng không thể chạm được tay vào các tài liệu tuyệt mật này.
Snowden hiện vẫn đang tị nạn tại thủ đô Moscow của Nga
Tuy nhiên, nghị sĩ Rogers lại cho rằng các tổ chức như al-Qaeda và các quốc gia khác đã thay đổi cách thức liên lạc của mình sau khi những thông tin mật của Mỹ bị Snowden tiết lộ, và Mỹ sẽ phải chi hàng tỉ USD để xây dựng lại khả năng do thám của mình.
Trong một bài phát biểu hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Obama cho biết ông không muốn chính phủ Mỹ tiếp tục thu thập và lưu trữ thông tin điện thoại của hàng triệu người Mỹ và hạn chế quyền truy cập vào các dữ liệu này của quan chức Mỹ.
Các nhà hoạt động bảo vệ quyền tự do cá nhân ở Mỹ thì cho rằng tuyên bố của ông Obama vẫn chưa trả lời hết câu hỏi quyền tự do của họ sẽ bị hy sinh như thế nào vì lợi ích của an ninh quốc gia.
Ông Alexis Ohanian phát biểu trong chương trình phỏng vấn "Meet the Press" của NBC: "Đó là lựa chọn sai lầm. Chúng ta vẫn có thể an toàn mà không xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của công dân."
Theo WP
Tổng thống Obama: Mỹ sẽ tiếp tục do thám chính phủ các nước Trả lời một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm qua (18/1), Tổng thống Barack Obama khẳng định tình báo Mỹ sẽ tiếp tục do thám chính phủ các nước khác. Tuy nhiên, ông Obama đảm bảo với thủ tướng Đức Merkel rằng sẽ không để việc này ảnh hưởng tới quan hệ hai nước. Tổng thống Mỹ Obama khẳng định sẽ tiếp...