Mỹ ngày càng bị nhiều nước thù ghét
Nước Mỹ – cường quốc số một thế giới, phải chăng đang rơi vào ngõ cụt khi vừa phải đối mặt với khó khăn kinh tế vừa phải đối mặt với sự “ghét bỏ” ngày càng tăng từ nhiều nước. Trong khi Mỹ còn đang phải đối đầu với cả Nga và Trung Quốc vì một loạt vấn đề thì nước này lại phải đối mặt thêm với sự cuồng nộ từ đồng minh then chốt Pakistan và sự thù địch ngày càng lớn từ Iran.
Một cuộc biểu tình phản đối Mỹ ở Pakistan.
Dù Mỹ vẫn đang giữ ngôi vị cường quốc số một thế giới thì việc nước này gây mâu thuẫn với một trong hai cường quốc lớn như Nga và Trung Quốc đã là một điều hết sức không thuận lợi chứ chưa nói đến việc đối đầu với cả hai.
Mỹ và Nga tuần qua đã mâu thuẫn gay gắt với nhau về cuộc khủng hoảng ở Syria và về kế hoạch lá chắn tên lửa. Trong khi Washington muốn lật đổ chính phủ ở Syria thì Moscow kiên quyết bảo vệ chính phủ mà họ vốn có mối quan hệ thân thiết này. Ngoài ra, Moscow mới đây cũng tiếp tục bày tỏ sự phản đối kịch liệt đối với kế hoạch của Mỹ trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở những nước gần biên giới của Nga. Giới lãnh đạo chóp bu của Nga đã cảnh báo sẽ dàn trận tên lửa để đối phó với lá chắn tên lửa của Mỹ.
Không chỉ đối đầu với Nga, Mỹ còn khiến Trung Quốc nổi giận trước một loạt động thái của Washington gần đây nhằm tranh giành ảnh hưởng với Bắc Kinh ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Trong bối cảnh phải đối mặt với tình hình kinh tế hết sức khó khăn với sự bất mãn của dân chúng ngày càng tăng, việc Mỹ có mối quan hệ không êm đẹp với cả Nga và Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến Mỹ bị thua thiệt nhiều hơn.
Khó khăn nối tiếp khó khăn khi cuối tuần vừa rồi, Mỹ đã bị Pakistan, một trong những đồng minh thân thiết nhất của nước này, phản đối dữ dội. Song song với đó, Iran tiếp tục bày tỏ sự thù địch với nước Mỹ.
Cơn cuồng nộ từ Pakistan
Video đang HOT
Cơn cuồng nộ của người dân Pakistan với Mỹ đang nổi lên và lan rộng khắp đất nước sau khi xảy ra vụ việc lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu lại tiếp tục thực hiện một cuộc tấn công nhầm, gây cái chết oan uổng cho 24 binh sĩ Pakistan vào rạng sáng ngày 26/11.
Hàng ngàn người dân Pakistan hôm qua (27/11) đã đổ về tụ tập ở bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Karachi để phản đối cuộc tấn công của NATO. Một phóng viên Reuters có mặt tại cuộc biểu tình cho biết, đám đông hàng nghìn người dân Pakistan đã tỏ ra vô cùng tức giận, họ không ngừng hét lên những khẩu hiệu chống Mỹ như “Đánh đổ nước Mỹ”.
Một thành niên trẻ thậm chí còn leo lên bức tường lớn bao xung quanh khu lãnh sự kiên cố của Mỹ để cắm một lá cờ Pakistan lên hàng rào thép gai.
“Nước Mỹ đang tấn công vào biên giới của chúng tôi. Chính phủ cần ngay lập tức cắt đứt quan hệ với họ. Nước Mỹ muốn chiếm đóng đất nước chúng tôi nhưng chúng tôi sẽ không để cho điều đó xảy ra”, Naseema Baluch, một người nội trợ tham gia cuộc biểu tình, đã tức giận cho biết như vậy.
Không chỉ người dân Pakistan mà giới lãnh đạo của nước này cũng không kiềm chế nổi cơn giận. Ngoại trưởng Pakistan Hina Rabbani Khar sáng qua đã gọi điện cho người đồng cấp Mỹ Hillary Clinton để cho biết “sự tức giận, cuồng nộ đối với Mỹ đang lan khắp Pakistan” đồng thời cảnh báo mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa hai nước có thể bị phá hỏng.
Người Pakistan không thể giận dữ sao được khi hết lần này đến lần khác lực lượng NATO thực hiện những cuộc tấn công nhầm, gây ra cái chết của rất nhiều dân thường và binh sĩ vô tội. Hơn nữa, Pakistan cũng không thể chấp nhận được việc NATO tự ý tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ nước này mà không xin phép hay báo trước. Pakistan coi đó là hành động “vi phạm trắng trợn” chủ quyền của nước này. Người dân Pakistan đã từng nổi giận khi lực lượng biệt kích Mỹ tự tiện thực hiện một cuộc đột kích vào lãnh thổ nước này để tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden. Và cuộc tấn công nhầm hôm thứ Bảy vừa rồi có thể là “giọt nước làm tràn ly”.
Chỉ vài giờ sau khi xảy ra cuộc tấn công giết nhầm 24 binh sĩ Pakistan, giới lãnh đạo ở Islamabad đã có một loạt hành động trả đũa. Islamabad tuyên bố, họ sẽ đóng cửa một trong những tuyến đường cung cấp hậu cần quan trọng có tính sống còn cho lực lượng NATO ở Afghanistan đi qua nước này. Nói là làm, ngay hôm 26/11, Pakistan đã cho chặn tất cả những chuyến xe tải chở hàng hóa hậu cần và nhiên liệu cho lực lượng NATO ở Afghanistan tại thành phố Jamrud, khu vực bộ lạc Khyber gần thành phố biên giới Peshawar. Tiếp đó, các nhà chức trách Pakistan còn tuyên bố cho Mỹ 15 ngày để di dời căn cứ không quân Shamsi nằm trên lãnh thổ của họ.
Khi mà quan hệ Mỹ và Pakistan còn đang sóng gió vì cuộc đột kích tiêu diệt Bin Laden hồi tháng 5 thì vụ tấn công nhầm mới nhất của NATO đã trở thành cú đấm chí tử đối với “cuộc hôn nhân không mấy êm ấm” giữa Washington và Islamabad.
Nếu để mất Pakistan, Mỹ sẽ mất một đồng minh vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.
… và sự thù địch từ Iran
Trong khi phải đối đầu với Nga, Trung Quốc và sự nổi giận từ đồng minh Pakistan, Mỹ còn phải đương đầu với sự thù địch ngày càng tăng từ Iran. Liên tiếp trong những ngày qua, giới lãnh đạo nước CH Hồi giáo không ngừng đưa ra những lời cảnh báo, đe dọa dành cho Mỹ.
Mới đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi hôm qua (27/11) tuyên bố, nếu Mỹ tấn công Iran, lực lượng Không quân của nước này sẽ dạy Mỹ “cách chiến đấu và khiến họ phải hiểu chiến tranh thực sự là như thế nào”.
Nếu kẻ thù tấn công Iran, họ phải sẵn sàng trả lời một số câu hỏi như họ có thể chiến đấu chống lại đất nước CH Hồi giáo trong bao lâu và “họ sẽ sẵn sàng chứng kiến những tàu chiến của họ bị đánh chìm như thế nào”, Bộ trưởng Vahidi đã phát biểu như vậy trước 50 ngàn lính tình nguyện của Iran ở thành phố tây nam Bushehr. Ông Vahidi còn nhấn mạnh Mỹ không nên nghĩ rằng họ có thể phát động một cuộc chiến tranh ở Iran giống như ở Iraq và Afghanistan.
Với những diễn biến trên, có vẻ như nước Mỹ đang ngày càng bị ghét và ngày càng bị cô lập. Mỹ cần phải hiểu, họ đang gặp khó khăn về kinh tế và nếu để uy tín, hình ảnh của họ bị phá hỏng trên trường quốc tế thì tổn thất với họ sẽ là rất lớn.
Theo VNMedia
SỰ CHÂN THẬT CỦA BẦU TRỜI XANH
"Khi cô ấy ra đi, thế giới này vẫn không hề thay đổi. Nhưng cô ấy đã cho tôi thấy, sự chân thật của bầu trời xanh kia "
Tôi nghe giai điệu long ago, long ago, far far away...đã rất xa...xa lắm rồi...mênh mông giữa dòng ký ức và biển người hối hả với nhịp sống này, tôi đã đánh mất chính con người mình không biết từ bao giờ nữa...
Tôi tin, một niềm tin mãnh liệt : dù một người ra đi, hay nhiều người ra đi trong cuộc sống của tôi, thì thế giới này vẫn không hề thay đổi...
Cũng giống như bầu trời kia...Nhiều người cứ ngỡ bầu trời thật nhiều màu sắc, nhưng đó chỉ là màu những đám mây, những giọt nước, hay cơn gió vô hình... Thực ra, bầu trời vốn xanh, mãi xanh, và luôn xanh như chính bản thân nó... Đó là sự chân thật của bầu trời.
Khi một người nào đó ra đi trong trái tim tôi, hoặc trong cuộc sống của tôi... họ có thể để lại cho tôi niềm vui, nỗi buồn. Nhưng điều lớn nhất họ để lại với tôi là giúp tôi nhận ra: Khi một ngày mới bắt đầu, người ta buộc phải tạm quên quá khứ và bước vào những cuộc chiến đấu mới để tồn tại và để sống theo đúng ý nghĩa.
Dẫu có những buồn đau, dẫu có những nước mắt, hay muộn phiền, mệt mỏi... tôi đều nghĩ sự chân thành là điều thực sự sâu sắc nhất mà con người có thể để lại.
Mong tất cả giả dối, thù ghét, đau khổ, buồn chán... mang đến cho những người tôi yêu thương chỉ là màu của vô số đám mây, giọt nước, cơn gió vô hình của cuộc đời. Để rồi, còn lại giá trị đích thực của yêu thương và chân thành mãi bên họ, như sự chân thật của bầu trời xanh kia.
Theo Bưu Điện Việt Nam