Mỹ “ngáp dài” trước đe dọa hạt nhân của Triều Tiên?
Trong những ngày qua, Triều Tiên liên tục đưa ra đe dọa, mà cấp độ đe dọa ngày càng mạnh và đáng kể nhất là đe dọa tấn công phủ đầu bằng hạt nhân đối với Mỹ. Vậy Mỹ phản ứng với đe dọa đó ra sao?
Triều Tiên tuyên bố các lệnh trừng phạt càng làm cho khả năng hạt nhân, tên lửa nước này được tăng cường.
Thông thường, Triều Tiên đưa ra một đe dọa mạnh mẽ, gây hấn đối với Mỹ và thế giới phương Tây, Nhà Trắng và các lãnh đạo thế giới thường phản ứng mạnh mẽ bằng lời, hoặc là siết chặt thêm trừng phạt. Và thông thường Lầu Năm Góc hạ thấp các đe dọa đó, cho rằng không có lý do phải lo ngại bởi quân đội Mỹ đã luôn theo dõi chặt chẽ Triều Tiên và hỏa lực của họ vươn tới bất cứ nơi nào bên trong Triều Tiên.
Nhưng khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đe dọa thế giới bằng một cuộc chiến hạt nhân ngay thức thời thì sao? Theo giới quan sát, đó là điều hoàn toàn mới mẻ. Song theo các giới chức và cựu giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ, câu trả lời của họ không “thú vị” như nhiều người vẫn tưởng.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên trong vòng vài giờ”, một cựu quan chức Bộ Quốc phòng giấu tên cho biết, do ông thảo luận đến thông tin nhạy cảm.
Hóa ra, đây đúng là sự thật tẻ nhạt. Theo thiếu tá hải quân Chris Servello, người phát ngôn của hải quân Mỹ tại Lầu Năm Góc, thì “không có thay đổi gì. Các tàu được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis vẫn rà soát khu vực được giao trách nhiệm. Mức cảnh báo cũng không thay đổi và các tàu cũng không được tái bố trí”.
Video đang HOT
Đó là câu trả lời gần như dập khuôn của hầu hết bộ chỉ huy quân sự Mỹ trước bất kỳ đe dọa nào của Triều Tiên. Các tàu Aegis là tàu hành trình và tàu khu trục, được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, giống như là hệ thống phòng thủ tên lửa. Ngoài ra, các tàu di động, là “chân” đóng trên biển của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ.
Theo một cựu quan chức quân sự Mỹ, bên trong Lầu Năm Góc, thông thường để kiểm chứng một đe dọa của Triều Tiên, có rất nhiều “kênh tình báo” xác định xem có hoạt động thực tế nào trên mặt đất phù hợp với đe dọa hay không. Tuy nhiên, quân đội Mỹ không cần phải di chuyển vũ khí hạng nặng, tàu, máy bay hay thay đổi mức báo động. Theo cựu quan chức Mỹ, “các vệ tinh của chúng tôi sẽ phát hiện ra các tên lửa đang di chuyển”.
“Với tình hình Triều Tiên,chúng tôi luôn trong tư thế thể như quả bóng sẽ bay lên trong vòng vài phút. Nếu chúng tôi thực sự cần phải di chuyển các thiết bị hạng nặng, điều đó cho thấy chúng tôi đã bị sai tư thế”.
Còn đối với cơ quan tình báo, quân đội Mỹ không hoàn toàn dựa vào họ. “Phụ thuộc vào điều gì thực sự diễn ra. Chúng tôi không nhảy dựng lên chỉ vì ai đó nói gì”, quan chức này cho hay. “Con mắt tình báo là để theo dõi xem “những đe dọa thực sự khớp với hành động như thế nào hay liệu đe dọa có nhằm mục đích gây hại cho chính trị nội địa hay không.”
Đe dọa của Bình Nhưỡng cũng không khiến các bộ chỉ huy quân sự của Mỹ mấy bận tâm. Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM), đóng ở Hawaii, ra tuyên bố “khiêu khích” nhất từ trước tới nay, cam kết “vẫn kiên định đối với những cam kết an ninh khu vực của chúng tôi và luôn sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ nước Mỹ, các đồng minh và các quyền lợi quốc gia của chúng ta.”
“Chúng tôi đang phối hợp chặt chẽ với các đồng minh quốc tế và đối tác để thảo luận về bước tiếp theo”, bộ chỉ huy cho biết. Bộ này cũng cho hay các lực lượng phối hợp của Mỹ và đồng minh có thể “đánh giá hiệu quả bất kỳ hành động khiêu khích nào của Triều Tiên, như phóng tên lửa hay nỗ lực thử hạtnhân. Quân đội Mỹ theo sát các đe dọa đối với an ninh quốc tế và có khả năng phản ứng khi được Tổng thống chỉ đạo”.
PACOM cũng kêu gọi Triều Tiên “kiềm chế các hành động gây khiêu khích thêm, có thể vi phạm các trách nhiệm quốc tế của nước này và đi ngược với những cam kết…có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực…và không thực hiện các vụ phóng tên lửa, thử hạt nhân trong tương lai, cũng như thực hiện theo đúng” các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Còn từ Bộ chỉ huy chiến lược(STRATCOM), cơ quan quản lý kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, trưởng phát ngôn Jeff Bender ra tuyên bố cho biết: “Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ vẫn kiên định đối với những cam kết an ninh của chúng tôi và luôn sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Mỹ, các đồng minh và lợi ích quốc gia của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình cùng với các đối tác Bộ chỉ huy Thái Bình Dương”.
Theo Dantri
Trùng điệp lá chắn tên lửa
Lá chắn tên lửa của Mỹ không chỉ trải rộng mà còn là một hệ thống phòng thủ đa tầng cả trên bộ lẫn trên biển.
Hồi cuối tuần trước, AP dẫn lời quan chức cấp cao Nga giấu tên cho hay Moscow hy vọng Tổng thống Mỹ Barack Obama trong nhiệm kỳ thứ 2 sẽ "linh hoạt" hơn đối với lá chắn tên lửa của nước này. Ngoài ra, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin ngày 8.11 cũng tuyên bố Moscow muốn ông Obama lắng nghe sự quan ngại từ phía nước này đối với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ. Thời gian qua, chủ đề này là một trong những bất đồng sâu sắc nhất giữa hai bên.
Bao phủ rộng rãi
Sự quan ngại từ phía Moscow là hoàn toàn dễ hiểu khi Washington đang kết hợp cùng NATO đẩy nhanh quá trình phát triển mạng lưới phòng thủ tên lửa tại châu Âu, nằm sát sườn Nga. Hồi tháng 3, BBC đưa tin ít nhất một chiến hạm trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đã có mặt tại Địa Trung Hải. Trước đó, vào tháng 1, RIA-Novosti đưa tin Mỹ vừa triển khai radar cảnh báo sớm tối tân X-band AN/TPY-2 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một phần trong Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Đến tháng 10, Tây Ban Nha chính thức thông qua việc tiếp nhận 4 tàu chiến Mỹ trang bị hệ thống Aegis cập cảng nước này. Sau một thời gian chuẩn bị, 4 chiến hạm dự kiến chính thức hoạt động vào năm 2014 để trở thành một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa do NATO thiết lập tại châu Âu. Ngoài ra, Mỹ cũng đã đạt được thỏa thuận để lắp đặt hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3 phiên bản mặt đất tại Romania vào năm 2015. Tất cả các hệ thống Aegis, radar cảnh báo sớm và THAAD... là những thành phần then chốt của lá chắn tên lửa mà Mỹ đang thiết lập hoặc hợp tác xây dựng.
Sơ đồ hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO tại châu Âu đến năm 2018 - Đồ họa: Hoàng Đình/ Ảnh: BBC
Theo BBC, hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO dự kiến sẽ bao phủ toàn bộ châu Âu vào năm 2018. Tất nhiên, Washington đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống này.
Không chỉ ở châu Âu, Mỹ cũng đang ráo riết mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này tại châu Á, đặc biệt là vùng Đông Bắc Á. Hiện tại, một số tàu chiến nước này trang bị hệ thống Aegis đã có mặt tại Nhật Bản, Guam và Hawaii. Hồi tháng 9, Lầu Năm Góc công bố thỏa thuận lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm X-band AN/TPY-2 thứ 2 tại Nhật Bản. Trước đó, Washington đã lắp đặt một hệ thống như vậy tại Hawaii và dự định sẽ có thêm một radar X-band AN/TPY-2 trong thời gian tới. Từ đó, Lầu Năm Góc hình thành nên một hệ thống radar cảnh báo sớm bao phủ gần trọn châu Á, nối liền châu Âu. Ngoài ra, dù giới chức quốc phòng Hàn Quốc bác bỏ thông tin hợp tác thiết lập lá chắn tên lửa với Mỹ nhưng khẳng định vẫn cần kết nối với hệ thống vệ tinh của Lầu Năm Góc.
Hệ thống đa tầng
Vừa mở rộng quy mô, Mỹ cũng liên tục tăng cường tính chính xác của hệ thống phòng thủ tên lửa mà nước này đang thiết lập. Ngày 24.10, chuyên trang thông tin lục quân Mỹ DVIDS đưa tin Lầu Năm Góc vừa thực hiện cuộc thử nghiệm phức tạp nhất trong lịch sử quân sự nước này. Cuộc thử nghiệm diễn ra ở bãi thử Reagan thuộc Cộng hòa đảo Marshalls và vùng lân cận thuộc tây Thái Bình Dương. Tại đây, hai hệ thống Aegis và THAAD kết hợp cùng nhau đã đánh hạ thành công cùng lúc 5 mục tiêu, gồm cả tên lửa đạn đạo lẫn hành trình.
THAAD là một hệ thống phòng thủ trên mặt đất với vũ khí nòng cốt là các tên lửa Patriot dùng để triệt hạ những hỏa tiễn đạn đạo ở giai đoạn cuối cùng. Tên lửa Patriot có thể đạt tầm cao lên đến 24 km và tầm xa từ 20 - 160 km. Hệ thống Aegis thì lại hoạt động chủ yếu trên biển với vũ khí nòng cốt là tên lửa SM-3. Loại tên lửa này đạt tầm cao đến 160 km và tầm xa khoảng 500 km. Trước đây, SM-3 từng thử nghiệm bắn hạ thành công một vệ tinh cũ của Mỹ ngoài không gian. Hiện tại, Washington tăng cường phát triển các phiên bản SM-3 được bắn từ mặt đất để đẩy mạnh hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa. Cả hai hệ thống THAAD và Aegis đều có nền tảng hoạt động cơ bản khá giống nhau là nối kết với các radar cảnh báo sớm, vệ tinh để xác định mối nguy rồi khai hỏa đánh chặn.
Theo TNO
Mỹ, Israel tích cực chuẩn bị chiến tranh chống Iran? Mạng tin Báo cáo Tình báo Hàng ngày (Mỹ) mới đây cho biết trong bối cảnh chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút, cả Mỹ và Israel đều đang thúc đẩy các kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh mới chống Iran. Cuộc diễn tập quân sự chung Mỹ-Israel lớn chưa từng thấy đã...