Mỹ ngăn Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ không thể từ bỏ liên minh xuyên Đại Tây Dương vì S-400, đặc biệt khi Mỹ đã đưa ra lựa chọn thay thế là Patriot.
Mỹ vừa có bước đi hiểm trong nỗ lực ngăn Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga. Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước thông báo với Quốc hội Mỹ rằng đã đồng ý thương vụ bán 80 tên lửa phòng không Patriot và các thiết bị liên quan cho Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, thương vụ này sẽ “đóng góp vào chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách cải thiện an ninh đồng minh chủ chốt của NATO là Thổ Nhĩ Kỳ”. Quốc hội Mỹ có thời hạn hết năm nay để ra quyết định về thương vụ này.
Mỹ bật đèn xanh bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ
Trước đây thương vụ mua bán hệ thống Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ bị bế tắc vì Mỹ không thuận theo yêu cầu phải kèm cả chuyển giao công nghệ. Động thái bật đèn xanh này nhằm thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ kế hoạch mua hệ thống tên lửa phòng không di động tầm xa S-400 Triumf của Nga. Trước giờ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nói sở dĩ phải tìm mua S-400 từ Nga là vì không thể mua được Patriot của Mỹ. Hệ thống S-400 của Nga được thiết kế như câu trả lời với các hệ thống phòng không đất đối không Patriot và hệ thống tên lửa phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD của Mỹ.
Thương vụ mua S-400 là một cản trở lớn trong quan hệ Mỹ-Thổ thời gian qua khi Mỹ lo ngại hệ thống này có thể cho phép Nga thu thập thông tin kỹ thuật về các hệ thống vũ khí của Mỹ và NATO. Việc Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua S-400 của Nga khiến Mỹ và NATO rất lo ngại không những về chuyện Nga tăng hiện diện quân sự ở khu vực mà còn vì S-400 không tương thích với nhiều vũ khí phương Tây. CNBC dẫn ý kiến các chuyên gia quân sự rằng nói ngắn gọn, S-400 và F-35 không thể hoạt động tương thích với nhau. Hệ thống S-400 được trang bị tám bệ phóng và 32 tên lửa, có khả năng bắn các máy bay chiến đấu tàng hình như F-35.
Nhằm làm áp lực để Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ S-400, ngoài việc phong tỏa nước này mua tiêm kích tàng hình đa năng F-35 cũng như không bán hệ thống Patriot, Quốc hội Mỹ còn đe dọa sẽ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ nếu tiếp tục mua vũ khí Nga. Theo Express, từ thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ có thể thấy các nghị sĩ Mỹ đã được thuyết phục bớt cứng rắn với Thổ Nhĩ Kỳ.
Video đang HOT
Mỹ quyết định bán hệ thống tên lửa phòng không Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ để ngăn nước này mua S-400 của Nga. Ảnh: GETTY IMAGES
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải từ bỏ S-400?
Bước thay đổi của Mỹ khả năng sẽ làm phức tạp thêm thương vụ mua S-400 của Nga khi hai hệ thống S-400 và Patriot không thể hoạt động tương thích với nhau. Thêm nữa, tiêm kích F-35 cũng không thể liên kết hoạt động với S-400.
Nhà phân tích Kerim Has (người Nga, gốc Thổ Nhĩ Kỳ) nhận định “đây là tình huống khó khăn” với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi phải cân bằng quan hệ với cả Mỹ và Nga. Thời điểm này Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa quyết định sẽ mua hệ thống nào, bỏ hệ thống nào. Nhà chiến lược thị trường cấp cao Tim Ash tại Công ty chiến lược kinh tế Bluebay Asset Management (Anh) cho rằng “Thổ Nhĩ Kỳ không thể mua cả hai”. Theo ông Ash, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải hết sức thận trọng để tránh “xôi hỏng bỏng không”, vì Mỹ sẽ rút cả hai thương vụ bán Patriot và F-35 nếu thấy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn theo đuổi S-400.
3,5 tỉ USD là giá trị thương vụ mua bán hệ thống phòng không Patriot giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Thỏa thuận mua năm hệ thống S-400 được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ký năm ngoái trị giá 2,5 tỉ USD.
Nói với Arab News, nhà phân tích chính sách cấp cao Nicholas Danforth tại tổ chức Trung tâm Chính sách lưỡng đảng (Mỹ) cho rằng Mỹ sẽ chỉ bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ một khi nước này bỏ kế hoạch mua S-400. Điều này không dễ khi Thổ Nhĩ Kỳ trước sau vẫn nói không từ bỏ. Tháng trước Reuters đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ từng nói thương vụ mua S-400 đã thỏa thuận xong và không thể hủy. Tháng 9 từng có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng một bãi phóng cho S-400 bất kể cảnh cáo từ phía Mỹ.
Tuy thế, theo nhà phân tích Has, cuối cùng, khả năng lớn Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đành bỏ qua S-400 của Nga mà chọn mua hệ thống Patriot của Mỹ. Trong một bài viết trên trang web của mình tuần rồi, Viện chính sách Brooking (Mỹ) cho rằng nếu chọn mua S-400, các quyền lợi an ninh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị tổn hại nặng, vì một khi S-400 được triển khai và kích hoạt ở Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ giữa nước này với Mỹ và NATO sẽ bị hủy hoại. Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản không thể từ bỏ liên minh xuyên Đại Tây Dương vì S-400, đặc biệt khi Mỹ đã đưa ra lựa chọn thay thế là Patriot.
S-400 dù quan trọng nhưng sẽ không thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ phương Tây để toàn tâm toàn ý hướng sang Nga. Chắc chắn Mỹ biết điều này và đang từng bước có các bước đi níu Thổ Nhĩ Kỳ lại, không để Nga thực hiện được các tham vọng địa chính trị từ biển Baltic với biển Đen và ở Trung Đông.
Nga vẫn quyết bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Người phát ngôn điện Kremlin vẫn tuyên bố Nga sẽ tiếp tục theo đuổi thỏa thuận bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ, nói chuyện Mỹ duyệt bán hệ thống Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ “không liên quan”.
Hiện có 13 nước đã tỏ ý muốn mua S-400 của Nga. Một khi xúc tiến mua S-400, các nước này có thể sẽ phải hứng trừng phạt của Mỹ theo Luật Đối phó kẻ thù thông qua trừng phạt mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ký tháng 8-2017. Hồi tháng 9, Mỹ từng trừng phạt Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa từ Nga.
Vũ khí của Nga nhìn chung rẻ hơn vũ khí của Mỹ, chủ yếu vì chi phí và thời gian bảo dưỡng ít hơn. Mỗi hệ thống S-400 có giá 500 triệu USD. Trong khi đó mỗi hệ thống Patriot có giá tới 1 tỉ USD, còn mỗi hệ thống THAAD có giá tới 3 tỉ USD.
ĐĂNG KHOA
Theo PL
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắn lái xe trên đường tới Đại sứ quán Israel
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã nổ súng bắn vào chân một người đàn ông, người được cho là đang lái chiếc xe kéo tới Đại sứ quán Israel ở Ankara, sau khi ông này từ chối dừng xe và đâm vào một số phương tiện gần đó.
Chiếc xe kéo do đối tượng Sakarya điều khiển
Danh tính lái xe được xác định là Aydn Sakarya, 45 tuổi. Khai nhận với cảnh sát, ông ta nói rằng định lái xe kéo tới Đại sứ quán Israel để tổ chức biểu tình.
Tuy nhiên, một quan chức giấu tên của Israel cho biết, ông tin rằng vụ việc không liên quan tới Đại sứ quán Israel, mà người đàn ông này đang trên đường tới khu vực bên ngoài tòa nhà một Bộ trong Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng theo quan chức này, vụ việc xảy ra gần nơi ở của Đại sứ, không phải gần Đại sứ quán Israel.
Vụ việc đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ xử lý những vấn đề liên quan đến các đại sứ quán ở Thủ đô nước này. Trước đó, hôm 15-10, giao thông trên tuyến đường xung quanh Đại sứ quán Iran đã bị tạm thời phong tỏa, trong khi các phương tiện bị khám xét sau thông tin về mối đe dọa đánh bom.
Theo anninhthudo
Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria: 1 chiến trường, 2 liên minh Liên minh "kép" giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và với Nga liệu có giúp quốc gia này tìm ra giải pháp cho tình thế "nghìn cân treo sợi tóc" ở Syria? Có 2 tiến trình quân sự đang diễn ra mà lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan mật thiết ở Syria là Manbij và Idlib. Tổng thống Thổ...