Mỹ ngăn Hàn Quốc xuất khẩu chiến đấu cơ vì sợ lộ bí mật
Chính phủ Mỹ từ chối cho Hàn Quốc xuất khẩu các máy bay chiến đấu T-50 theo hợp đồng trị giá 400 triệu USD cho Uzbekistan.
Chiến đấu cơ T-50. Ảnh: KoreaTimes
Chosun Ilbo dẫn lời một nguồn tin chính phủ Hàn Quốc hôm 24/10 cho biết Công ty Hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) đã đàm phán với chính phủ Uzbekistan để bán 12 máy bay T-50. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ phản đối thỏa thuận, viện dẫn khả năng rò rỉ công nghệ và quan ngại về chính sách đối ngoại.
“Chính phủ Mỹ không đồng ý việc xuất khẩu, nhưng Uzbekistan vẫn muốn được bàn giao, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng thuyết phục Washington”, phát ngôn viên của KAI nói.
Video đang HOT
Thỏa thuận có thể mang lại cho Hàn Quốc khoảng 400 triệu USD. Nhưng do KAI phát triển T-50 với sự hỗ trợ kỹ thuật của công ty Lockheed Martin của Mỹ, và hầu hết thiết bị cốt lõi như thiết bị điện tử hàng không và động cơ do Mỹ thiết kế. Điều này đồng nghĩa với việc Seoul cần sự đồng ý của Washington nếu muốn bán cho nước ngoài.
Hàn Quốc đã bán T-50 cho Indonesia, Iraq, Philippines và Thái Lan. Tuy nhiên, Mỹ quan ngại Uzbekistan có thể làm gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng nếu mua các máy bay này.
Bộ Quốc phòng, không quân và cơ quan phụ trách chương trình mua bán quốc phòng Hàn Quốc rất hào hứng xuất khẩu T-50 cho Uzbekistan. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và người đồng cấp Uzbekistan Islam Karimov hồi tháng 5 thảo luận về vấn đề trong cuộc gặp tại Seoul, và hồi tháng 4, bộ trưởng Quốc phòng Uzbekistan đã thăm nước này, ký biên bản ghi nhớ về trao đổi quân sự. Bộ trưởng cũng được ngồi trong thiết bị mô phỏng T-50.
Trọng Giáp
Theo VNE
Vươn ra xa để cạnh tranh gần
Tất cả 6 quốc gia mà Thủ tướng Shinzo Abe tới thăm trong chuyến công du đang diễn ra đều không quan trọng đối với Nhật Bản về phương diện thị trường xuất khẩu bằng phương diện hợp tác đầu tư và ảnh hưởng chính trị.
Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm 6 nước châu Á, từ ngày 23.10 - Ảnh: AFP
Các điểm đến bao gồm Mông Cổ và 5 quốc gia vùng Trung Á Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Ông Abe còn là Thủ tướng Nhật đầu tiên thăm Kyrgyzstan, Tajikistan và Turkmenistan. Nhìn từ giác độ địa chiến lược thì có thể thấy chủ ý của ông Abe là cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.
Ở khu vực này, ảnh hưởng của Trung Quốc đặc biệt sâu đậm và đang có phần vượt qua Nga. Về địa lý, tất cả những nước nói trên đều gần Trung Quốc hơn Nhật Bản.
Thời gian qua, Trung Quốc đã tận dụng triệt để tiềm lực kinh tế - tài chính của mình để thiết lập những thể chế tài chính đa phương mới cũng như nhiều cơ chế hợp tác mới để tập hợp và tranh thủ các đối tác ở khu vực. Đặc biệt là những nước có nhu cầu lớn về viện trợ và hỗ trợ tài chính để phát triển như 6 nước mà Thủ tướng Abe tới thăm.
Trong đó, phải kể đến việc đẩy mạnh thể chế hóa, mở rộng phạm vi hoạt động và kết nạp thành viên mới vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, thành lập Ngân hàng Phát triển mới (NDB) của Nhóm BRICS và Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Nhật Bản không hề thua kém Trung Quốc về tiềm lực kinh tế - tài chính nhưng chỉ có mỗi Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) làm công cụ. Vì thế mà Thủ tướng Abe phải cất công đi xa, tới những đối tác bị xao nhãng ở thời trước để ganh đua với đối tác ở gần mình.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Cận cảnh "nghĩa địa" tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan Sau khi biển Aral trở nên khô cạn, khiến các tàu bị mắc cạn và trở thành một nghĩa địa tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan. "Nghĩa địa" tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan này từng là cảng cá tấp nập của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, khi biển Aral trở nên khô cạn vì các con sông bị rút cạn hết nước...