Mỹ ngăn Hàn Quốc dội bom xuống Triều Tiên?
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho rằng Mỹ đã từng nỗ lực ngăn Hàn Quốc dội bom và nã pháo vào Triều Tiên năm 2010.
Ngày 15/1, chính phủ Hàn Quốc đã từ chối bình luận sau khi có thông tin Mỹ đã thuyết phục và ngăn chặn Hàn Quốc tiến hành một cuộc không kích trả đũa Triều Tiên vào năm 2010.
Thông tin trên được tiết lộ trong cuốn hồi ký mới được xuất bản của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, trong đó ông mô tả cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun là “hơi điên rồ.”
Cuốn hồi ký mới xuất bản của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates
Tháng 11/2010, Triều Tiên đã bất ngờ nã pháo vào một hòn đảo tiền tiêu của Hàn Quốc, gây nhiều thiệt hại về người và của. Ông Gates cho biết vụ nã pháo này đã châm ngòi cho một “cuộc khủng hoảng rất nguy hiểm”, khiến Tổng thống Hàn Quốc hồi đó là Lee Myung-bak kêu gọi phải có biện pháp quân sự đáp trả tương xứng.
Ông Gates viết trong hồi ký: “Chúng tôi cho rằng các kế hoạch trả đũa ban đầu của Hàn Quốc là dữ dội quá mức khi họ định sử dụng cả không quân và pháo binh để tấn công. Chúng tôi lo ngại rằng những cuộc tấn công trả đũa này sẽ làm leo thang tình hình đến mức nguy hiểm.”
Ông Gates cho biết chỉ trong vòng vài ngày sau, Tổng thống Mỹ Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton đã gọi vô số cuộc điện thoại cho người đồng cấp Hàn Quốc với nỗ lực xoa dịu tình hình.
Cuối cùng, Hàn Quốc đã nhất trí với biện pháp phản pháo vào đúng vị trí những khẩu pháo đã nhả đạn vào lãnh thổ của mình.
Video đang HOT
Ông Gates: Mỹ đã ngăn Hàn Quốc dội bom Triều Tiên năm 2010
Tuy nhiên chính phủ Hàn Quốc đã từ chối xác nhận những thông tin về cuộc khủng hoảng năm 2010 do ông Gates đưa ra.
Hiện có hơn 28.000 lính Mỹ đang đồn trú ở Hàn Quốc, và theo các điều khoản của hiệp ước phòng thủ chung, Mỹ sẽ tiếp quản quyền chỉ huy quân sự toàn diện đối với lực lượng liên quân trong trường hợp một cuộc chiến tranh tổng lực nổ ra.
Vì cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chỉ kết thúc bằng một lệnh ngừng bắn chứ không phải là hiệp ước hòa bình nên trên danh nghĩa, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Nguy cơ căng thẳng leo thang sau vụ nã pháo vào đảo Yeonpyong là vô cùng cao, đặc biệt là trong bối cảnh sự kiên nhẫn của Hàn Quốc đã đạt tới mức cực hạn sau vụ một tàu chiến của họ được cho là đã bị ngư lôi của tàu ngầm Triều Tiên đánh chìm.
Theo cựu Bộ trưởng Gates, đồng minh thân cận của Triều Tiên là Trung Quốc đã góp phần xoa dịu căng thẳng bằng cách “gây sức ép với các lãnh đạo Triều Tiên làm hạ nhiệt tình hình.”
Trong cuốn hồi ký của mình, ông Gates đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak khi nói rằng vị tổng thống bảo thủ này là một người “kiên quyết, thực tế và rất thân Mỹ.”
Đánh giá này của ông Gates hoàn toàn trái ngược với cách nhìn nhận về người tiền nhiệm của ông Lee là cựu Tổng thống Roh Moo-hyun, người mà ông Gates mô tả là “chống Mỹ và hơi điên rồ một chút.”
Ông Gates đã tỏ ra ngạc nhiên khi cựu Tổng thống Roh nói với ông rằng hai mối đe dọa an ninh lớn nhất ở châu Á là Nhật Bản và Mỹ.
Ông Roh Moo-hyun là Tổng thống Hàn Quốc nhiệm kỳ 2003-2008. Năm 2009, ông đã nhảy xuống một vách đá phía sau nhà của mình để tự sát sau khi bị các công tố viên thẩm vấn về những bê bối tham nhũng bị nghi ngờ có liên quan đến gia đình ông.
Theo DefenseNews
"Obama không tin vào cuộc chiến của chính mình"
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã ra hồi ký chỉ trích nặng nề Tổng thống Obama trong cuộc chiến Afghanistan.
Ngày 7/1, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cho ra đời một cuốn hồi ký chỉ trích gay gắt chiến lược chiến tranh của Tổng thống Barack Obama tại Afghanistan.
Trong cuốn hồi ký: "Nhiệm vụ: Hồi ký của một Bộ trưởng Chiến tranh", ông Gates kể lại việc Tổng thống Obama tỏ ra thiếu tin tưởng vào chiến lược chiến tranh ở Afghanistan mà ông đã thông qua cũng như tướng David Petraeus, người đượcông giao phó chỉ huy cuộc chiến đó, và rằng ông Obama không hề thích Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai.
Tổng thống Obama (trái) và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates
Ông Gates viết về cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng vào tháng 3/2011: "Khi ngồi đó, tôi nghĩ rằng Tổng thống không tin tưởng vị tướng cầm quân của mình, rằng Tổng thống không chịu đựng được Karzai, không tin vào chiến lược của chính ông và không coi cuộc chiến tranh này là của mình. Với ông ấy, tất cả chỉ là tìm cách thoát ra."
Ông Gates viết rằng khi phê chuẩn việc triển khai hơn 30.000 quân tới Afghanistan sau một cuộc tranh cãi gay gắt ở Nhà Trắng, có vẻ như ông Obama đã bị tác động bởi những hoài nghi và những trợ lý dân sự vây quanh gieo rắc sự không tin tưởng đối với quân đội.
Trái ngược với vẻ nhã nhặn thường thấy khi còn là người đứng đầu Lầu Năm Góc, ông Gates đã tung ra những lời lẽ khá sâu cay trong cuốn hồi ký của mình. Ông chỉ trích rằng Tổng thống Obama đã "hoài nghi, nếu không muốn nói là bị thuyết phục rằng cuộc chiến này sẽ thất bại."
Ông Gates đã tỏ ra giận dữ về "bản chất thích kiểm soát" của Nhà Trắng và tố cáo chính phủ thường xuyên can thiệp vào công việc của Lầu Năm Góc, mặc dù các trợ lý dân sự của ông Obama không biết gì về các chiến dịch quân sự.
Ông than phiền rằng các nhân viên an ninh quốc gia của Nhà Trắng "đã đưa việc quản lý vi mô và can thiệp vào công việc của người khác lên một mức độ mới" so với thời Nixon vào thập niên 1970.
Ông nói: "Trong chính quyền này, mọi thứ đều là quá sớm. Các quan chức cấp cao của Nhà Trắng, trong đó có cả Tổng thống và Phó Tổng thống luôn nghi ngờ và không tin tưởng vào các quan chức quân đội. Đó thực sự là một vấn đề lớn đối với tôi khi tôi tìm cách điều chỉnh quan hệ giữa Tổng Tư lệnh (Tổng thống) với các lãnh đạo quân sự."
Sau một cuộc họp căng thẳng về vấn đề Afghanistan vào tháng 9/2009, ông Gates ngày càng muốn từ chức hơn vì ông "cảm thấy bất an với sự thiếu tôn trọng của các quan chức từ trên xuống dưới trong Nhà Trắng về tính khó lường và bất ổn của chiến tranh."
Tuy nhiên, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã ra một thông báo phản bác những ý kiến của ông Gates và bảo vệ cách làm của Tổng thống Obama trong cuộc chiến tranh Afghanistan.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Caitlin Hayden nói: "Mọi người đều biết rằng Tổng thống cam kết hoàn thành mục tiêu ngăn cản, giải tán và đánh bại al-Qaeda, đồng thời đảm bảo rằng chúng ta có kế hoạch rõ ràng để rút khỏi cuộc chiến."
Bà Hayden cũng phản bác nhận định của ông Gates rằng Phó Tổng thống Joe Biden đã "phạm sai lầm trong gần như mọi chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia lớn trong vòng 40 năm qua." Bà nói: "Tổng thống không nhất trí với đánh giá của Bộ trưởng Gates. Joe Biden là một trong những nhà lãnh đạo hàng đầu trong thời đại của mình và đã góp phần thúc đẩy sự lãnh đạo của Mỹ trên thế giới."
Mặc dù vậy, ông Gates vẫn ca ngợi "một trong những quyết định dũng cảm nhất" của Tổng thống Obama khi ra lệnh đột kích vào tòa nhà nơi trùm khủng bố Osama bin Laden trú ẩn ở Pakistan.
Trong hồi ký của mình, ông Gates cho biết ông đã cảm thấy choáng váng khi nghe cuộc trao đổi giữa Tổng thống Obama và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong đó họ công khai phản đối việc tăng quân ở Iraq vào năm 2007 hoàn toàn vì lý do chính trị.
Ông kể lại: "Việc nghe hai người đó thừa nhận như vậy ngay trước mặt tôi đã khiến tôi vừa sửng sốt vừa chán nản." Gates chính là người đã giám sát việc triển khai thêm quân tới Iraq dưới thời của cựu Tổng thống George W. Bush.
Là một đảng viên Cộng hòa, ông Gates đã phục vụ với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời ông Bush và được đề nghị tiếp tục nắm quyền trong 2 năm sau khi ông Obama nhậm chức. Cuốn hồi ký với những thông tin đầy chấn động của ông sẽ được xuất bản vào ngày 14/1 tới đây.
Theo The News
Những tiết lộ chấn động của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates vừa ra hồi ký mang tên "Duty: Memoirs of a Secretary at War" dài 600 trang, cung cấp một cái nhìn của người trong cuộc về Washington, Quốc hội và các cuộc chiến của Mỹ ở Iraq, Afghanistan. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates. Coi khinh Quốc hội Robert Gates bày tỏ sự...