Mỹ “ngậm đắng nuốt cay” trước nước cờ lợi hại của Putin
Sự kiện Mỹ tìm đến Nga với đề xuất “phối hợp tác chiến” trên chiến trường Syria được xem là một tia sáng hiếm hoi lóe lên cuối “đường hầm” ở Syria, mang đến hy vọng về lối thoát cho cuộc chiến đẫm máu nhất thế giới trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, những diễn biến bất ngờ xuất hiện đã dập tắt tia sáng trên và tình hình Syria được báo hiệu sẽ còn tiếp tục phức tạp, bế tắc.
Chiến trường khốc liệt ở Aleppo
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hăm hở đến Nga mang theo đề xuất về khả năng hợp tác quân sự giữa hai nước trên chiến trường Syria – điều mà lâu nay Moscow vẫn mong muốn. Đây là bước đi toàn toàn bất ngờ của Washington trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Barack Obama trước đó liên tục phớt lờ rất nhiều lời đề nghị “phối hợp tác chiến” của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở chiến trường Syria. Tuy nhiên, sự đảo chiều đột ngột và bất ngờ này của Mỹ không có gì là khó hiểu. Nó đều nằm trong những toan tính kỹ lưỡng của siêu cường số 1 thế giới. Mỹ đã nhận thấy họ không thể tháo gỡ được tình hình Syria mà không có sự tham gia của Nga – một trong những “người chơi” quan trọng trên bàn cờ chính trị ở quốc gia Trung Đông. Hơn nữa, Washington cũng nhận thấy được tính cấp bách của việc phải kéo Nga và quân đội Syria khỏi chiến trường Aleppo – nơi lực lượng nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn đang cắm chốt và đang bị tấn công dồn dập bởi liên quân Nga-Syria. Ngoài ra, Mỹ cũng đang lo lắng phát sốt trước nguy cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay với Nga, chấp nhận đóng cửa biên giới nước này, đồng nghĩa với việc cắt đứt nguồn viện trợ vũ khí và nhân lực cho phe nổi dậy Syria.
Trong tình thế cấp bách như vậy, Washington phải vội vàng chạy đến Moscow. Họ cứ ngỡ rằng Nga sẽ phải vội vàng chớp lấy cơ hội quý giá mà Moscow từng ao ước và Washington từng kiên quyết không tung ra.
Tuy nhiên, thỏa thuận hợp tác quân sự trên chiến trường Syria chưa thấy đâu thì chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin đã tung ra một nước cờ khiến Washington lo ngại “toát mồ hôi”. Theo đó, Nga và chính quyền Syria thông báo mở một loạt hành lang an toàn để giải thoát cho khoảng gần 300.000 người dân đang bị mắc kẹt ở Aleppo – thành phố lớn nhất Syria và cũng là một trong những chiến trường nóng bỏng nhất Syria hiện giờ. Aleppo quan trọng với Mỹ bởi thành phố này là thành trì lớn quan trọng hàng đầu của phe nổi dậy Syria được phương Tây hậu thuẫn.
Phương Tây đã sững sờ trước thông báo về việc mở hành lang nhân đạo ở Aleppo của Moscow và Damascus. Giới chức Mỹ ngay lập tức phản ứng một cách tức giận bởi họ tin rằng, cái gọi là hành lang nhân đạo của Nga và Syria thực chất chỉ là vỏ bọc cho kế hoạch giành chiến thắng toàn diện của Moscow và Damascus trên chiến trường Syria. Theo giới chức Mỹ, kế hoạch mở hành lang nhân đạo của Nga và Syria là để đưa dân thường ra Aleppo nhằm mở đường cho chiến dịch tiêu diệt và quét sạch phe nổi dậy ra khỏi thành phố quan trọng này. Kế hoạch trên nếu thành công sẽ đem lại chiến thắng cho cả Tổng thống Putin và chính quyền Tổng thống Assad trong khi Mỹ cùng với phe nổi dậy Syria chắc chắn chịu kết cục thất bại. Đây là điều không thể chấp nhận đối với Mỹ. Một số nhà phân tích của Mỹ cho rằng, Tổng thống Putin một lần nữa lại thể hiện sự khôn ngoan khi tung nước cờ cao tay như vậy trên chiến trường Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry cảnh báo, nếu chiến dịch mở hành lang an toàn của Nga và Syria được chứng minh là “trò bịp bợm” thì “mọi cấp độ hợp tác” giữa Nga và Mỹ trên chiến trường Syria sẽ bị cắt đứt.
Theo Vnmedia
Những nữ nhà báo không sợ "đầu rơi máu chảy" ở Syria
Có những người đã ngã xuống, có người bị bắt giữ, hành hạ dã man, nhưng điều đó không ngăn được nhiều nữ phóng viên vẫn tiếp tục tìm đến, đưa tin từ vùng chiến sự dữ dội và nguy hiểm nhất thế giới.
Video đang HOT
Ruqia Hassan, nữ phóng viên tự do ở Syria bị IS hành quyết hồi tháng 9.2015.
Ngay từ khi cuộc nội chiến chiến diễn ra ở Syria, phụ nữ nước này đã đóng vai trò rất lớn giúp thế giới hiểu hơn về cuộc xung đột, dù có thể ở các phe khác nhau. Samar Yazbek, nữ nhà báo người Syria là một trong những người khởi xướng phong trào chống phe nổi dậy. Samar nói: "Chúng tôi tổ chức tuần hành, biểu tình và thành lập một tổ chức có quy củ".
Yara Abbas, 26 tuổi từ đài Al-Ikhbariyah, bị một tay súng bắn tỉa tiêu diệt.
Nour Kelze, một nữ nhiếp ảnh gia trẻ từ Aleppo cũng tham gia đưa tin về cuộc chiến này. Trước nội chiến, Nour là một giáo viên tiếng Anh. Khi Syria xảy ra xung đột, cô dùng điện thoại của mình ghi lại những hình ảnh đẫm máu. Hiện nay cô là một nhiếp ảnh gia cho hãng tin Reuters.
Nữ phóng viên đài RT phỏng vấn một quân nhân Syria tại thành Homs.
Nữ phóng viên người Mỹ Anna Day đã có mặt ở Syria từ năm 2014: "Là một phụ nữ, tôi cảm thấy rất hào hứng và vinh hạnh khi được đưa tin về cuộc chiến ở Syria cùng những đồng nghiệp của mình".
Máy ảnh, dụng cụ không thể thiếu với mỗi phóng viên nữ.
Tại Syria, xã hội vẫn tương đối bình đẳng đối với nữ giới so với nhiều quốc gia Ả Rập khác. Tại Ai Cập, tình trạng cưỡng hiếp và tấn công tình dục nữ phóng viên thường xuyên xảy ra. Có lẽ vì điều này mà số lượng nữ nhà báo chiến trường ở Syria đông hơn.
Một nữ phóng viên Syria ở chiến trường ác liệt, đằng sau là chiếc xe quân sự bị bắn cháy.
Tuy nhiên, không phải nữ nhà báo nào cũng gặp may mắn. Nữ phóng viên Marie Colvin của tờ Sunday Times đã bị giết vì đạn pháo ở Homs trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến. Một năm sau, Yara Abbas, một nữ phóng viên chiến trường kì cựu của kênh Al-Ikhbariyah đã bị một tay súng bắn tỉa tiêu diệt ở Homs.
Rủi ro với nghề nhà báo dành cho nữ giới là rất lớn.
Tuy nhiên, nữ nhà báo người Mỹ gốc Armenia Lara Setrakian nói, không có khoảng cách về giới tính khi phóng viên nữ đưa tin ở chiến trường máu lửa: "Tôi nghĩ rằng không hề có rào cản nào với nữ giới nếu muốn tiếp xúc với những binh lính hoặc thủ lĩnh phe nổi dậy trong cuộc chiến này".
Hai nữ phóng viên Syria cạnh một đồng nghiệp nam.
Thực tế, Lara khẳng định nữ phóng viên giúp các bài phóng sự trở nên nhiều màu sắc hơn. Cô khen ngợi nhiều nữ nhà báo "vô cùng kiên nhẫn và tỉ mỉ". Lara so sánh nữ phóng viên với các bác sĩ, luôn chăm sóc bệnh nhân chừng nào họ còn nhịp thở.
Tác nghiệp trực tiếp từ hiện trường ác liệt.
Với phóng viên nữ tại Syria, điều khó khăn nhất là duy trì giữa gia đình và sự nghiệp. Yazbek nói rằng khổ tâm lớn nhất với nữ nhà báo là đảm bảo gia đình yên ấm dù ngoài kia bạo lực tràn lan: "Điều quan trọng nhất là họ vẫn phải sống như bình thường dù pháo dội ngang tai".
Nữ phóng viên Syria trang bị đầy đủ mũ bảo hộ, áo chống đạn để ghi hình từ hiện trường.
Tổ chức Đài quan sát Nhân quyền công bố một báo cáo cho thấy ít nhất 10 nữ nhà báo đã bị tra tấn, hành hạ dã man ở Syria. Nữ nhà báo Kelze nói rằng cái giá của chiến tranh là thương tích trên người.
"Đạn pháo bắn vào tường khi tôi đang ẩn nấp. Nửa giây sau tôi cảm giác như trước mặt chỉ có màu đen. Tôi cố đứng dậy thì phát hiện chân bị gãy", Kelze kể. Dù khó khăn như vậy nhưng câu nói đầu tiên của Kelze sau khi hoàn hồn là "Máy ảnh của tôi đâu?".
Theo Quang Minh - Tổng hợp (Dân Việt)
Cận cảnh 'Thợ săn đêm' Mi-28 của Nga vừa rơi ở Syria Trong khi Nga gọi Mi-28 là "Thợ săn đêm", đối thủ NATO gán cho nó biệt danh "Tàn phá". Một chiếc Mi-28 vừa rơi trên chiến trường Syria, được cho là vì trục trặc kỹ thuật. Chân dung Thợ săn đêm Mi-28 - Ảnh: AFP Hai phi công Nga đã thiệt mạng trong vụ rơi Mi-28 ở Homs (Syria) khi "Kẻ săn đêm"...