Mỹ ngầm cảnh báo Israel về đầu tư của Trung Quốc
Chính quyền Mỹ và Israel đã tổ chức các cuộc hội đàm để trao đổi về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, trong bối cảnh Washington lo ngại về các khoản đầu tư của Bắc Kinh.
Cảng Haifa của Israel, dự án khiến Mỹ quan ngại về rủi ro an ninh liên quan tới Trung Quốc (Ảnh: Reuters).
Theo Axios, cuộc hội đàm hôm 14/12/2021 là cuộc trao đổi quy mô lớn đầu tiên giữa chính quyền Mỹ và Israel về Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Cuộc hội đàm này do các phó cố vấn an ninh quốc gia của cả hai nước dẫn đầu. Phía Israel muốn giữ kín cuộc gặp này vì lo ngại phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh.
Cuộc hội đàm có sự tham gia của đại diện nhiều cơ quan chính phủ phụ trách các vấn đề kinh tế, đối ngoại, an ninh quốc phòng. Trong chuyến thăm Israel một tuần sau cuộc hội đàm, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng nêu một số vấn đề tương tự với Thủ tướng Israel Naftali Bennett và Ngoại trưởng Yair Lapid.
Hai quan chức Israel cho biết, ông Sullivan chủ yếu tập trung trao đổi về sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng tại Israel, đồng thời bày tỏ lo ngại về các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc cũng như sự cần thiết phải hình thành một mặt trận thống nhất nhằm đối phó với Trung Quốc.
Trong cuộc họp của Nội các An ninh Israel hôm 2/1, các quan chức Bộ Ngoại giao Israel đã thông báo ngắn gọn với các bộ trưởng nước này rằng, chính quyền Biden đang gia tăng sức ép lên Israel và các quốc gia khác để “chọn phe” giữa Mỹ và Trung Quốc. Thông tin này do hai quan chức Israel tham dự cuộc họp tiết lộ.
Một quan chức cấp cao của Israel cho biết chính phủ nước này đang phải đối mặt với tình huống khó xử về việc nên duy trì một động thái cân bằng để đảm bảo quan hệ thương mại với Trung Quốc hay hợp tác tích cực hơn với Mỹ.
Trong một thập niên qua, cựu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nỗ lực để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc nhằm thúc đẩy các khoản đầu tư của Bắc Kinh vào cơ sở hạ tầng và công nghệ của Israel.
Video đang HOT
Sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án như cảng ở Haifa đã trở thành vấn đề gây tranh cãi hiếm hoi giữa chính phủ của Thủ tướng Netanyahu và chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump.
Năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải Israel và Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải (SIPG) của Trung Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác. Theo đó, SIPG sẽ đổ gần 2 tỷ USD vào cảng Haifa, biến cảng này trở thành cảng biển lớn nhất Israel. Đổi lại, chính phủ Israel cho phép SIPG quản lý cảng trong 25 năm.
Các chuyên gia và nhà quan sát nhiều lần quan ngại rằng mục đích của Trung Quốc tham gia dự án này có thể do cảng Haifa nằm gần một căn cứ hải quân quan trọng Israel, nơi Israel có thể đặt những vũ khí hiện đại và nhạy cảm, cũng như là nơi mà quân đội Mỹ thường ghé qua.
Theo các nguồn tin, Mỹ đã gợi ý Israel nên thường xuyên tiến hành kiểm tra các máy móc hạng nặng do Trung Quốc mang tới để xây cảng nhằm đảm bảo không có rủi ro về nguy cơ gián điệp xảy ra. Phía Mỹ được cho lo ngại về kịch bản Trung Quốc hiện diện ở Haifa có thể gây ra lỗ hổng trong việc giám sát công nghệ của cảng và có thể có nguy cơ Bắc Kinh do thám các hoạt động của hải quân Mỹ và Israel khi 2 bên hợp tác.
Chính phủ mới của Israel đã phát đi tín hiệu rằng họ sẽ xem xét các quan ngại của Mỹ một cách nghiêm túc hơn và nhìn nhận Trung Quốc qua lăng kính an ninh quốc gia nhiều hơn.
Dự án lộ rõ tham vọng thống trị công nghệ toàn cầu của Trung Quốc
Trung Quốc muốn tạo ra các khối ảnh hưởng, mỗi khối tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt điều chỉnh các công nghệ quan trọng và mới nổi của thế giới.
Trung Quốc đã đạt được những bước tiến về công nghệ trong các thập niên gần đây (Ảnh minh họa: China-briefing).
"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035"
Theo Diplomat , sự suy giảm vai trò thống trị của phương Tây trong lĩnh vực tiêu chuẩn đã tạo cơ hội cho Trung Quốc có vai trò lớn hơn trong việc hoàn thiện và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ.
Trung Quốc đã âm thầm tăng cường năng lực kỹ thuật và công nghệ trong suốt hai thập niên qua. Khu vực công nghệ tư nhân trong nước của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi nhà nước, đã đạt được sức mạnh lớn trên trường quốc tế. Giờ đây, Trung Quốc dường như đóng một vai trò năng nổ trong việc ủng hộ các tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu và một cơ chế quản trị toàn cầu để thâu tóm các công nghệ mới nổi.
Bằng cách đó, Bắc Kinh hy vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và tạo ảnh hưởng địa chính trị toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc cho rằng, cần phải cải tổ lại cơ chế khung quản trị công nghệ quốc tế để phá bỏ quyền bá chủ của phương Tây, như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tuyên bố rằng "một hoặc một vài quốc gia không thể áp đặt các quy tắc toàn cầu".
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng quá trình thiết lập tiêu chuẩn là dấu hiệu trỗi dậy của một cường quốc công nghệ hàng đầu. Ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị gia tăng là cốt lõi trong việc Trung Quốc theo đuổi để thống trị giai đoạn tiêu chuẩn quốc tế. Cùng với đó, việc giải quyết các lỗ hổng và sự mất hiệu lực trong khuôn khổ quản trị hiện tại bằng cách điều chỉnh quy trình thiết lập tiêu chuẩn để có lợi cho nhà nước cũng là một mục tiêu quan trọng đối với chính phủ Trung Quốc.
Một dự án do nhà nước điều hành nhằm tìm hiểu các sắc thái đằng sau việc thiết lập tiêu chuẩn và hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế chuyên về công nghệ đã giúp nhà nước Trung Quốc và các công ty tư nhân của họ có được chỗ đứng trong quá trình này. Với tất cả những điều đó, dự án "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" đã được ban lãnh đạo Trung Quốc lập ra, vì họ thấy giá trị kinh tế và chính trị to lớn để hiện thực tham vọng trở thành cường quốc trong tương lai.
Một động lực chính thúc đẩy Trung Quốc tham gia vào quá trình tiêu chuẩn là việc các nước đang phát triển hiện phải hoạt động dưới sự bảo trợ của các quy tắc và quy định của phương Tây về công nghệ. Ví dụ, trong lĩnh vực viễn thông, người Trung Quốc đã phải trả một khoản tiền lớn để có được giấy phép bằng sáng chế liên quan đến công nghệ mạng do các nhà sản xuất phần cứng lớn như Qualcomm và Cisco phát triển. Điều này khiến ngành viễn thông Trung Quốc gặp bất lợi. Nhưng với việc cấp phép bằng sáng chế của Huawei liên quan đến công nghệ 5G, khu vực tư nhân cũng như nhà nước đã nhận được những lợi ích kinh tế to lớn bằng cách kiếm tiền từ các bằng sáng chế của công nghệ nói trên.
Mục tiêu chính của dự án
Với sự chuyển đổi của nền kinh tế, người Trung Quốc hướng đến sự đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và thúc đẩy các quy trình sản xuất. Trong số các mục tiêu chính của quá trình này là giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài bằng cách phát triển năng lực của chính họ. Nhà nước Trung Quốc đã tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước với hy vọng Trung Quốc kiểm soát khuôn khổ quản lý. Điều này có thể thúc đẩy sự đổi mới công nghệ của quốc gia và duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Về cơ hội kinh tế đối với Trung Quốc, việc thiết lập một tiêu chuẩn quốc tế do Trung Quốc hậu thuẫn sẽ giúp ngành công nghệ trong nước phát triển với tốc độ nhanh và tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường quốc tế. Khả năng tương tác giữa các sản phẩm và dịch vụ của Trung Quốc với các sản phẩm và dịch vụ của phương Tây sẽ có một tiêu chuẩn chung giúp Trung Quốc cải thiện lượng hàng xuất khẩu.
"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" là một trong những dự án hàng đầu của quốc gia trong thập kỷ tới. Trong khi "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" nhằm mục đích tăng sản lượng sản xuất của Trung Quốc và củng cố vị trí của nước này trong chuỗi cung ứng toàn cầu về các công nghệ quan trọng, dự án "Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" nhằm mục đích kiểm soát khuôn khổ quản lý đối với việc sử dụng các công nghệ nói trên. Tác động và thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ có thể giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu phát triển và kiểm soát việc sử dụng bất kỳ công nghệ chiến lược nào trong tương lai.
Tham vọng làm chủ công nghệ
"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" nhằm mục đích bao gồm các tiêu chuẩn không chỉ liên quan đến các công nghệ quan trọng, mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp và chế tạo. Dự án xem xét cách Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chuẩn tương lai liên quan đến các công nghệ quan trọng và đưa ra các đề xuất của Trung Quốc về việc tạo ra một tiêu chuẩn khác hay không.
"Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035" có mục tiêu giúp Trung Quốc tạo ra khối công nghệ của riêng mình bằng cách xuất khẩu thông qua các hiệp định xuyên biên giới. Việc thay thế một tiêu chuẩn hiện có, được thực hiện bằng một biến thể trong khu vực có thể tạo ra những khe nứt trong lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra các tiêu chuẩn hợp lý hơn và dễ áp dụng hơn cho các đồng minh, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển mà Bắc Kinh có các khoản đầu tư đáng kể. Điều này có khả năng làm tăng đòn bẩy mà Trung Quốc có được khi ủng hộ một trong những tiêu chuẩn của mình được chọn làm tiêu chuẩn công nghệ quốc tế tiếp theo. Những tiêu chuẩn này đóng vai trò là "vũ khí" của Bắc Kinh để cuối cùng thay thế phương Tây trong cuộc chiến công nghệ có lợi nhuận cao trong tương lai.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), cùng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn, cũng đã đóng vai trò xuất khẩu các tiêu chuẩn kỹ thuật của Trung Quốc cho tất cả các đồng minh của họ. Việc phô trương sức mạnh kinh tế và ưu thế công nghệ của Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, với việc Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện trong các tổ chức phát triển tiêu chuẩn và các diễn đàn quốc tế khác chịu trách nhiệm hoàn thiện các tiêu chuẩn công nghệ. Điều này đã giúp Trung Quốc có được chỗ đứng trong hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn và đảm bảo rằng các vị trí cấp cao trong các tổ chức này đều nằm dưới ảnh hưởng của ban lãnh đạo Trung Quốc.
Trung Quốc hiện có ảnh hưởng kinh tế và ý chí chính trị để ảnh hưởng đến quá trình thiết lập tiêu chuẩn ở trường quốc tế. Nhưng chế độ tập trung ngày càng tăng của Trung Quốc đã tạo ra một môi trường công nghệ có tính hạn chế cao. Ví dụ những chính sách không được lòng dân như đối với các hoạt động internet của công dân và việc sử dụng một số công nghệ nhất định. Những vấn đề khác của Trung Quốc đã làm giảm uy tín của một khuôn khổ quản trị công nghệ toàn cầu nên thiếu sự ủng hộ của dân chúng. Để dự án tiêu chuẩn đầy tham vọng của Trung Quốc thành hiện thực, các "hòn đá tảng" đó cần được dọn sạch dứt điểm.
Vẫn còn nghi ngờ về việc liệu một khuôn khổ quản trị công nghệ do Trung Quốc hỗ trợ có được chấp nhận trên toàn cầu hay không, đặc biệt là ở phương Tây. Cũng có câu hỏi đặt ra là, liệu Trung Quốc có thay đổi lập trường về cách nhà nước của họ quản lý và điều tiết việc sử dụng một số công nghệ nhất định? Điều này khiến cho việc xác định mức độ mà địa chính trị có thể đóng một vai trò trong quá trình thiết lập tiêu chuẩn cho các công nghệ mới nổi trở nên khó khăn hơn. Nhưng điều chắc chắn là Trung Quốc sẽ cố gắng tác động đến quy trình tiêu chuẩn tại các diễn đàn quốc tế để cuối cùng họ có thể kiểm soát việc sử dụng các công nghệ chiến lược cụ thể.
Các chính phủ trên toàn cầu phải nhận ra vai trò của các công nghệ mới nổi và ảnh hưởng mà chúng sẽ mang lại trong tương lai. Các quốc gia lão luyện về công nghệ như Ấn Độ và Israel, những nước đóng góp lớn nhất cho hệ sinh thái công nghệ toàn cầu, vẫn là những bên tham gia khi nói đến việc sử dụng ảnh hưởng trong các tiêu chuẩn công nghệ. Thu hẹp khoảng cách giữa công nghệ và chính sách đối ngoại phải là một trong những ưu tiên của tất cả các quốc gia có kỹ thuật tiên tiến.
Toàn bộ quá trình thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật toàn cầu chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là một bài tập kỹ thuật thuần túy. Mặc dù thiết lập tiêu chuẩn từ lâu đã được coi là một quá trình lành mạnh, nhưng sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đã khiến toàn bộ quá trình này trở nên quan trọng đối với cả các nhà hoạch định chính sách và các tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Tuy nhiên, việc thiết lập tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được định hướng về mặt chính trị dù có hoặc không có sự tham gia của người Trung Quốc. Do đó, nhu cầu hiểu và đánh giá các tác động địa chính trị của các tiêu chuẩn này có thể giúp các quốc gia đưa ra các quyết định hợp lý liên quan đến các công nghệ mới nổi.
Mỹ cảnh báo Israel về đầu tư của Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ cảnh báo Israel về các khoản đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng và công nghệ cao của nước này. Cảng Haifa của Israel (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi sẽ thẳng thắn với những người bạn Israel về những rủi ro đối với lợi ích an ninh quốc gia chung của hai nước phát sinh...