Mỹ: Nga vẫn thu được lợi nhuận với mức giá trần 60 USD/thùng dầu
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 12/10 cho biết, giới hạn giá 60 USD/thùng áp lên dầu xuất khẩu của Nga có thể đủ để làm giảm doanh thu từ ngành năng lượng của Moskva, trong khi vẫn cho phép hoạt động sản xuất dầu có lãi.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Phát biểu trên của bà Yellen được đưa ra trong hội nghị chung do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng tổ chức ở Washington. Trong bài phát biểu, vị bộ trưởng lưu ý rằng Mỹ và các nước phương Tây vẫn đang thảo luận về xác định mức giá cho một cơ chế giới hạn nhằm trừng phạt Nga liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, trong khi vẫn duy trì nguồn dầu thô của nước này trên thị trường toàn cầu.
Theo bà Yellen, các công ty năng lượng Nga đã sản xuất và bán dầu trong phạm vi 60 USD/thùng trong năm đến bảy năm qua.
Video đang HOT
Vì vậy, một mức giá trong phạm vi đó sẽ đủ để khiến Nga cảm thấy họ có thể sản xuất và bán dầu có lãi. Bà Yellen còn nói thêm rằng chi phí sản xuất của Nga là “thấp”.
Dầu thô Urals của Nga gần đây đã giao dịch ở mức khoảng 75 USD/thùng, cho thấy mức chênh lệch lên tới 17 USD so với giá dầu Brent kỳ hạn.
Bên cạnh đó, Phó Bộ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nói trong một hội nghị ở New York rằng Nga đang cố gắng chốt các hợp đồng ở mức giá thấp hơn nhiều so với giá dầu Brent. Đây là một dấu hiệu cho thấy các cuộc thảo luận về giới hạn giá đang có tác dụng.
Bà Yellen nhấn mạnh mục tiêu của kế hoạch áp trần giá dầu là nhằm bảo vệ thế giới khỏi hậu quả của tình trạng giá dầu tăng đột biến trên thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, bà cũng cho biết Bộ Tài chính Mỹ đang chú ý đến vị thế đồng tiền dự trữ của đồng USD và không muốn trở nên phụ thuộc quá nhiều vào các biện pháp trừng phạt tài chính có thể làm suy yếu đồng bạc xanh.
Ngoài việc bị áp đặt các giới hạn về giá, các sản phẩm dầu của Nga còn không được hưởng các dịch vụ bảo hiểm vận tải và dịch vụ tài chính hỗ trợ khác khi chúng vượt một mức giá cụ thể. Những người ủng hộ nỗ lực của Mỹ và phương Tây đang muốn cơ chế trên bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/12, khi Liên minh châu Âu (EU) thực hiện lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với dầu thô của Nga.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Xung đột tại Ukraine là 'thách thức lớn nhất' đối với kinh tế toàn cầu
Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, tình hình xung đột tại Ukraine hiện là "thách thức lớn nhất" đối với kinh tế toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu tại Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhận định trên được bà Yellen đưa ra trước thềm cuộc họp bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali (Indonesia).
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bali, bà Yellen cho biết cuộc xung đột tại Ukraine đã gây khiến lạm phát tăng vọt trong thời điểm thế giới đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch COVID-19, đe dọa những thành quả đạt được trong 2 năm qua và dẫn tới nguy cơ đói nghèo trên diện rộng.
Bộ trưởng Yellen nêu rõ bà sẽ tiếp tục hối thúc các đồng minh trong G20 tìm giải pháp can thiệp nhằm chấm dứt tình hình xung đột tại Ukraine, đồng thời hạ giá năng lượng. Bộ trưởng Tài chính Nga sẽ không trực tiếp dự họp ở Bali, thay vào đó sẽ phát biểu trực tuyến.
Những nhận định của bà Yellen được đưa ra trong bối cảnh Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - bà Kristalina Georgieva ngày 14/7 cho rằng triển vọng kinh tế toàn cầu thời gian qua đã xấu đi đáng kể và có thể sẽ còn tiếp tục u ám hơn.
Theo bà Georgieva, kinh tế toàn cầu vốn đã chật vật tìm đường hồi phục do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng cuộc xung đột tại Ukraine càng khiến tình hình thêm khó khăn, lạm phát tăng đe dọa đảo ngược những thành quả hồi phục đã đạt được. IMF dự kiến sẽ tiếp tục "hạ thấp hơn nữa dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 và 2023", sau khi đã thực hiện động thái này cách đây vài tháng.
Kinh tế Mỹ tránh kịch bản suy sụp nghiêm trọng, hướng tới mục tiêu 'hạ cánh mềm' Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 11/9 nhận định nền kinh tế nước này đang đối mặt với "nguy cơ" suy thoái do biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát có thể làm chậm đà tăng trưởng, song khẳng định nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn có thể tránh được kịch bản suy sụp nghiêm...