Mỹ- Nga- Trung: Ai sẽ “làm mưa làm gió” nếu có thế chiến 3?
Thế chiến 3 đang trở thành nỗi sợ hãi thực sự cho các nước trên toàn thế giới. Những ông lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc với tiềm lực vũ khí sẵn có, ai sẽ dành ưu thế trong trường hợp chiến tranh xảy ra?
Đấu trường quốc tế đang ngày càng trở nên phức tạp với những cuộc chạy đua vũ khí, các vấn đề khủng bố hạt nhân, tranh chấp lãnh thổ…luôn gợi đến khả năng về chiến tranh thế giới lần thứ 3 có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và, trong trường hợp đó, các loại trang thiết bị quân sự luôn được nhắc đến như “bảo bối” để tranh dành chiến thắng.
Máy bay tiêm kích tàng hình
Mỹ sẽ dẫn đầu trong lĩnh vực này vì họ là quốc gia duy nhất sở hữu máy bay thế hệ thứ 5 như máy bay chiến đấu F-22 và F-35.
Nga hiện đang phát triển một loại máy bay tiêm kích tàng hình T-50, dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào cuối ănm 2016 hoặc đầu 2017.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang phát triển bốn máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và J-20.
Xe tăng
Trong những năm 80, quân đội Mỹ là chủ sở hữu tự hào của mẫu xe tăng đầu tiên M-1 Abrams. Sau nhiều lần nâng cấp, các thiết bị được làm nhưng phần vỏ của M-1 Abrams vẫn giữ nguyên. Bọc giáp chắc chắn, hỏa lực mạnh, hệ thống điện tử hiện đại, uy lực được chứng minh trên chiến trường đã giúp M1 Abrams trở thành một trong số xe tăng thành công nhất mọi thời đại.
Video đang HOT
Xe tăng T-90A của Nga là một trong những loại vũ khí hiện đại nhất của quân đội Nga. Xe tăng T-90 là phiên bản cải tiến cuối cùng của xe tăng T-72B. Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm, tầm bắn thẳng là 4.000 m, tầm bắn cầu vồng 10.000 m và tên lửa là 5.000 m. T-90 có 3 biến thể: T-90K, T-90S và T-90SK. Mỗi loại đều được cải tiến và lắp đặt thêm các trang thiết bị khí tài tân tiến.
Xe tăng lựa chọn đầu tiên của Trung Quốc sẽ là loại Type 99 là xe tăng chiến đấu thế hệ thứ ba, hiện đại nhất của Quân đội Trung Quốc, sử dụng động cơ 1.500 mã lực. Vũ khí chính của Type-99 là pháo nòng trơn 125 mm, trang bị hệ thống nạp đạn tự động, có thể bắn với nhiều loại đạn có tầm sát thương lên đến 4km, đồng thời nó cũng có khả năng bắn tên lửa qua nòng pháo.
Một thực tế không thể phủ nhận rằng, Hải quân Mỹ sở hữu số lượng tàu sân bay cỡ lớn, tàu khu trục dẫn đường nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, đôi khi số lượng không quyết định được chiến thắng nếu cuộc chiến xảy ra ở vùng biển của đối phương.
Nga đã chứng tỏ sức mạnh quân sự vượt trội của họ khi chứng minh sức mạnh của tên lửa hành trình Kalibr bắn vào các mục tiêu mặt đất ở Syria. Trước khi tên lửa hành trình Kalibr đạt được những thành công vang dội trên chiến trường Syria, hải quân Nga đã lên kế hoạch trang bị tên lửa này cho hàng loạt loại tàu mặt nước, từ hạng trung trở xuống. Nga cũng có những hệ thống vận hành tên lửa Club-K chống tàu có khả năng tấn công mặt đất.
Trung Quốc đang nỗ lực để phát triển quân trên biển bằng cách củng cố lực lượng cảnh sát biển và dân quân trên biển. Cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã nhận được tàu cảnh sát biển lớn nhất và trang bị vũ khí hiện đại bậc nhất thế giới với tên lửa, vũ khí và các thiết bị cảm biến hiện đại.
Tàu ngầm
Cuộc chiến của những tàu ngầm thường phụ thuộc phần lớn vào số lượng. Hải quân Mỹ có 14 tàu ngầm tên lửa đạn đạo kết hợp với 280 tên lửa hạt nhân, bốn tàu ngầm tên lửa dẫn đường với 154 tên lửa hành trình Tomahawk, và 54 tàu ngầm tấn công hạt nhân. Rõ ràng, Mỹ có ưu thế hơn hẳn trong lĩnh vực vực này.
Nga chỉ có 60 tàu ngầm nhưng khả năng tàng hình của tàu ngầm hạt nhân của họ là quá ấn tượng,chạy êm nhất thế giới (lớp Kilo 636), lặn sâu nhất thế giới (Lira, dự án 705, lặn tối đa 800 m).
Trung Quốc có năm tàu ngầm hạt nhân tấn công, 53 tàu ngầm tấn công diesel, và bốn tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân cho đến nay, nhưng những con số này có thể tăng lên trong tương lai gần. Vấn đề duy nhất mà họ phải đối mặt đó là tàu ngầm của họ dễ dàng bị theo dõi.
Một lần nữa, vì số lượng các tàu ngầm đang sở hữu, Mỹ có ưu thế nhất, nhưng Nga và Trung Quốc lại đang theo sát để cải thiện cả về chất lượng và số lượng.
Theo Danviet
Trung Quốc điều chiến đấu cơ ra Hoàng Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam
Bấp chấp mọi sự phản đối và lo ngại sâu sắc, Trung Quốc lại có thêm bước leo thang nguy hiểm khi điều phi đội 16 chiếc máy bay chiến đấu hiện đại J-11 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Việc điều 16 máy bay tiêm kích hiện đại J-11 tới đảo Phú Lâm - thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là bước leo thang quân sự hóa đặc biệt nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông
Chỉ một ngày sau khi hãng Fox News đưa tin Trung Quốc điều 2 máy bay chiến đấu Thẩm Dương (Shenyang) J-11 ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 13-4 chỉ rõ: Có tổng cộng 16 chiếc máy bay chiến đấu loại này đã bay ra hòn đảo Phú Lâm đang bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép này. Đây được xem là đợt triển khai máy bay chiến đấu lớn nhất, rầm rộ nhất từ trước đến nay của Trung Quốc đến đảo Phú Lâm.
Sau khi chiếm đóng trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng phi pháp đường băng quân sự trên hòn đảo những năm 1990. Đến năm 2014, Trung Quốc âm thầm mở rộng đường băng này để có thể tiếp nhận nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau với số lượng lớn.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã hai lần triển khai máy bay tiêm kích Thẩm Dương J-11, loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư do nước này tự chế tạo từ nguyên mẫu nổi tiếng Sukhoi 27 của Nga, vào các tháng 11-2015 và tháng 2-2016. Song nếu trong hai đợt trước, Trung Quốc chỉ điều mỗi đợt 2 máy bay chiến đấu thì đợt mới nhất này có tới 16 máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Bắc Kinh đã rầm rộ triển khai tới đảo Phú Lâm.
Bởi thế, việc Trung Quốc đồng loạt triển khai 16 chiếc máy bay chiến đấu Shenyang J-11 được xem là chưa từng thấy và "chưa từng có tiền lệ". Hành động quân sự bất thường này chứng tỏ Trung Quốc đang ráo riết tăng cường sức mạnh quân sự trên đảo Phú Lâm nói riêng cũng như trên các đảo mà nước này xâm chiếm bằng vũ lực ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam nói chung.
Các quốc gia khu vực và trên thế giới đã bóc trần và phản ứng gay gắt trước toan tính quân sự hóa trên Biển Đông của Trung Quốc khi liên tiếp có những hành động leo thang căng thẳng, từ bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo đến triển khai tên lửa phòng không, radar phòng không... Một quan chức Mỹ cho rằng, việc Bắc Kinh triển khai ồ ạt máy bay chiến đấu tới đảo Phú Lâm hoàn toàn đi ngược lại với cam kết "không quân sự hóa Biển Đông" mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Mỹ tháng 9-2015.
Việc Trung Quốc "nói một đằng, làm một nẻo" để thực hiện bằng được toan tính quân sự hóa Biển Đông nhằm lấy đó bàn đạp sức mạnh độc chiếm Biển Đông đã khiến các nước khu vực cũng như cường quốc thế giới có lợi ích gắn liền với vùng biển chiến lược trọng yếu này không thể ngồi yên.
Trong khi Mỹ tiến hành tuần tra trên Biển Đông, ký thỏa thuận với Philippines về việc triển khai quân tới 5 căn cứ quân sự tại nước này, các quốc gia khu vực cũng đều đã tăng cường đầu tư và củng cố năng lực quốc phòng, mua sắm trang thiết bị vũ khí hiện đại.
Hòa bình, an ninh và ổn định khu vực sẽ ra sao nếu Trung Quốc cứ liên tiếp châm ngòi cho hết căng thẳng này tới chạy đua khác trên Biển Đông? Rõ ràng, tham vọng chủ quyền, lãnh thổ trên Biển Đông của Bắc Kinh đang gây ra những hiểm nguy khôn lường cho cả khu vực và thế giới.
Theo_An ninh thủ đô
Kinh dị cảnh tiêm kích Su-30 bay sát sạt mặt đất Cảnh máy bay tiêm kích Su-30 bay sát sàn sạt đường băng với độ cao chỉ còn khoảng 1m khiến người xem không khỏi thót tim. Ngày 19/3/2006, phi công của Sukhoi Anatoly Kvochur đã khiến người Trung Quốc phải thất kinh khi cầm lái chiếc máy bay tiêm kích Su-30 bay "low-pass" - máy bay bay cách mặt đất suốt vài km...