Mỹ – Nga mời Trung Quốc đàm phán hạt nhân
Đặc phái viên kiểm soát vũ trang hàng đầu của Mỹ cho hay đã mời Trung Quốc tham gia một vòng đàm phán hạt nhân ba bên cùng Nga.
“Hôm nay, chúng tôi đã thống nhất với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Ryabkov về thời gian và địa điểm cho các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân vào tháng 6. Trung Quốc cũng được mời tham dự”, Marshall Billingslea, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về kiểm soát vũ khí, đăng Twitter hôm 8/6. “Liệu Trung Quốc có xuất hiện và thể hiện thiện chí đàm phán không?”.
Mỹ và Nga năm 2010 ký Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START), quy định mỗi bên chỉ được phép triển khai tối đa 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược trên 700 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hoặc oanh tạc cơ. Tuy nhiên, hiệp ước này sẽ hết hạn vào tháng 2/2021.
Trong khi Moskva muốn đàm phán gia hạn New START, Washington dường như muốn thảo luận một thỏa thuận mới nhằm giới hạn kho vũ khí của nhau, cũng như bổ sung Bắc Kinh vào hiệp ước này.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản tháng 6/2019. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần khẳng định họ không quan tâm đến việc tham dự các cuộc đàm phán trên. Tháng trước, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh không có ý định tham gia bất kỳ cuộc đàm phán ba bên nào nhằm kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Nga và Mỹ, các cường quốc hạt nhân thế giới, ước tính sở hữu hàng nghìn vũ khí hạt nhân mỗi loại. Trung Quốc, được cho là có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, với khoảng 300 đầu đạn loại.
Ông Billingslea từng cảnh báo Bắc Kinh có thể đang “bí mật phát triển vũ khí hạt nhân mà không bị kiểm soát”, và đó là lý do họ cần ngồi vào bàn đàm phán. Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận về thông tin Billingslea đăng Twitter, song cuộc đàm phán mà ông đề cập có thể diễn ra ngày 22/6 tại Vienna, Áo.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov nói trong một chương trình truyền hình địa phương hôm 8/6 rằng chính quyền Trump dường như “bị ám ảnh bởi Trung Quốc” nên luôn đưa vấn đề này vào mọi chủ đề quốc tế được thảo luận.
Năm có ý nghĩa 'sống còn' của hiệp ước New START
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START), hiệp ước lớn cuối cùng nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga, sẽ hết hạn vào đầu năm 2021.
Vì vậy, năm 2020 sẽ là năm đóng vai trò nòng cốt đối với các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí giữa Washington và Moskva.
Máy bay ném bom chiến lược B-52 của quân đội Mỹ. Ảnh: Sputnik
Vốn được thương lượng dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, New START hạn chế Mỹ và Nga triển khai không quá 1.550 đầu đạn hạt nhân cùng nhiều điều khoản ràng buộc khác. Hiệp ước sẽ hết hạn vào ngày 5/2/2021, song thỏa thuận này bao gồm khả năng gia hạn thêm 5 năm nữa sau thời điểm đó. Sau sự sụp đổ của Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp ước này, New START là hiệp ước kiểm soát vũ khí duy nhất còn lại giữa Washington và Moskva. Nếu New START bị "khai tử", đây là sẽ là lần đầu tiên trong 50 năm qua không có một hiệp ước nào giới hạn vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump cần phải nghiêm túc trong việc can dự vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga trong năm 2020.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng tuyên bố ông sẵn sàng gia hạn ngay lập tức New START mà không kèm theo điều kiện nào. Ông nhấn mạnh: "Không có New START thì sẽ không còn gì trên thế giới này để kiềm chế chạy đua vũ trang". Về phần mình, Tổng thống Trump từng nói rằng ông muốn một thỏa thuận ở cấp độ rộng lớn hơn vốn cũng bao gồm Trung Quốc, đem lại một chiến thắng lớn hơn cho hiệp ước này chứ không chỉ dừng lại ở việc gia hạn nó. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tiếp bác bỏ ý tưởng tham gia đàm phán về New START.
Nhấn mạnh mối quan ngại của Quốc hội Mỹ về tương lai của New START, gần đây đã có một số động thái về vấn đề này. Đơn cử như Đạo luật Cấp thẩm quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) cho năm tài khóa 2020, vừa được Tổng thống Trump ký thành luật hôm 20/12, quy định chính quyền phải thông báo trước cho Quốc hội trong vòng 120 ngày nếu Mỹ có kế hoạch rút khỏi New START. Trong một bức thư hôm 16/12, các Thượng nghị sĩ Bob Menendez, Todd Young và Chris Van Hollen đã yêu cầu quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Joseph Maguire đánh giá việc Nga và Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào khi New START hết hạn. Nghị sĩ Young và Hollen cũng đưa ra một dự luật, trong đó kêu gọi gia hạn New START và yêu cầu ông Maguire phải báo cáo những hệ quả của việc cho phép hiệp ước hết hạn mà không có thỏa thuận gia hạn nào. Nghị sĩ Young nhận định ông coi 2020 là năm "sống còn" đối với New START, đồng thời cho rằng Chính quyền Tổng thống Trump cần nhanh chóng quyết định về vấn đề này.
Hiệp ước New START được Mỹ và Nga ký năm 2010, có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Hiệp ước quy định mỗi bên cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của mình để sau 7 năm và trong tương lai, tổng số lượng vũ khí không vượt quá 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo bố trí trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng, cũng như 1.550 đầu đạn và 800 bệ phóng đã được triển khai và chưa được triển khai. Cho đến nay, triển vọng chính quyền Mỹ gia hạn hiệp ước này vẫn chưa rõ ràng, dù phía Nga coi New START là "hòn đá tảng đối với an ninh thế giới".
Theo Phương Oanh (TTXVN)
Ukraine trao đổi tù binh với lực lượng thân Nga Ukraine và lực lượng thân Nga đã tiến hành trao đổi khoảng 100 tù binh tại một điểm kiểm soát ở tỉnh Donetsk, dấu hiệu quan hệ giữa Kiev và Moscow đã được cải thiện. Theo BBC, cuộc trao đổi tù binh giữa chính phủ Ukraine và lực lượng thân Nga hiện kiểm soát các vùng lãnh thổ phía Đông nước này đã...