Mỹ, Nga cùng cảnh báo Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân
Không lâu sau khi thông tin Triều Tiên dường như đã tái khởi động nhà máy làm giàu plutonium được các chuyên gia công bố, cả Mỹ và Nga đã cùng lên tiếng cảnh báo đây là một vấn đề nghiêm trọng, có thể tạo ra “thảm họa nhân tạo”.
Ảnh chụp Yongbyon hôm 31/8 cho thấy hai cột hơi nước đang bốc lên
Phát biểu trong một buổi họp báo tại Lầu Năm Góc, thư ký báo chí của Bộ quốc phòng Mỹ George Little khẳng định: “Chúng tôi rất quan ngại về việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi một chương trình hạt nhân với một sự vi phạm rõ ràng các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và đi ngược lại các cam kết năm 2005 của nước này.
Chúng ta cần theo dõi sát chương trình hạt nhân của Triều Tiên và tiếp tục kêu gọi phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, ông Little nói.
Vị thư ký báo chí khẳng định có biết đến thông tin về những diễn biến gần đây tại Yongbyon nhưng từ chối xác nhận các vấn đề liên quan đến tình báo.
Video đang HOT
Tương tự, Bộ ngoại giao Mỹ cũng không xác nhận hay bác bỏ các thông tin được đăng tải về những dấu hiệu lò phản ứng Yongbyon công suất 5 MW hoạt động trở lại, nhưng khẳng định: “nếu đây đúng là sự thật, thì đó sẽ là một sự vi phạm các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và trái với các cam kết của Triều Tiên theo tuyên bố chung 19/9/2005″
Trước đó, những hình ảnh được chụp từ vệ tinh thương mại hồi cuối tháng 8 được Viện Mỹ – Triều Tiên, thuộc trường ngoại giao cao cấp Johns Hopkins và Viện khoa học và an ninh quốc tế của Mỹ công bố cho thấy, có dấu hiệu lò phản ứng Yongbyon đã được tái khởi động. Cụ thể, vệ tinh chụp được hai cột hơi nước bốc lên từ một tòa nhà gần nhà máy này.
Lò phản ứng trên đã bị ngừng hoạt động năm 2007 theo một thỏa thuận của đàm phán 6 bên, trong đó tháp làm mát của lò phản ứng đã bị đánh sập. Tháng 4 vừa qua, Triều Tiên đã công bố kế hoạch khôi phục hoạt động của Yongbyon.
Cùng chung phản ứng với Mỹ, một nguồn tin ngoại giao Nga đã bày tỏ sự lo ngại với hãng tin Interfax. Theo nguồn tin này, lò phản ứng trên, vốn được hoàn thành năm 1986, hiện đã lạc hậu và Triều Tiên có thể hứng chịu thảm họa lớn nếu tái khởi động nó.
“Mối lo ngại chính của chúng tôi gắn với hậu quả là một thảm họa nhân tạo rất có thể xảy ra. Lò phản ứng đó đang trong tình trạng ác mộng. Thiết kế của nó có từ những năm 1950″, nguồn tin này cho biết. “Với bán đảo Triều Tiên, nó có thể tạo ra những hậu quả khủng khiếp kéo dài, nếu không muốn nói là một thảm kịch nhân tạo”.
Thanh Tùng
Theo AFP, Yonhap
IAEA quan ngại chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) công bố báo cáo mới bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, theo Hãng tin Yonhap ngày 31-8.
Ảnh vệ tinh chụp Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Yongbyon của CHDCND Triều Tiên - Ảnh: AFP
Báo cáo của IAEA nói CHDCND Triều Tiên đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng tại công trình lò phản ứng nước nhẹ mới trong những tháng gần đây.
"Có những dấu hiệu cho thấy một số thành phần đã được lắp đặt bên trong công trình. Một hệ thống bơm nước sông và dẫn vào lò phản ứng để làm mát cũng đã được xây dựng". "Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là vấn đề gây quan ngại sâu sắc" - báo cáo kết luận.
Sự tăng cường làm giàu uranium của Bình Nhưỡng và việc xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ mới "tiếp tục khiến tình hình thêm cẳng thẳng".
Báo cáo mới của IAEA tương đồng với một số báo cáo trước đó của các viện chính sách đưa ra dựa trên phân tích ảnh chụp vệ tinh, như việc CHDCND Triều Tiên lắp đặt mái vòm cho lò phản ứng tại khu phức hợp hạt nhân chính Yongbyon.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới, IAEA kêu gọi CHDCND Triều Tiên nối lại sự hợp tác với cơ quan này. "IAEA luôn sẵn sàng để thực hiện vai trò thiết yếu trong nhiệm vụ xác minh chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên".
Sau một thỏa thuận hồi cuối tháng 2 đạt được với Mỹ, Bình Nhưỡng đã đánh tiếng mời phái đoàn IAEA đến nước này "thảo luận các vấn đề kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ giám sát việc tạm ngừng chương trình hạt nhân" tại Yongbyon. Tuy nhiên, sau lần CHDCND Triều Tiên phóng tên lửa hồi tháng 4, Washington đã chấm dứt thỏa thuận với Bình Nhưỡng nên các cuộc đối thoại giữa IAEA và CHDCND Triều Tiên không thể diễn ra.
Theo Tuoitre
Nguy cơ rò rỉ phóng xạ tại Syria Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo, bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào vào Syria cũng có thể gây ra rò rỉ phóng xạ từ một lò phản ứng hạt nhân ở ngoại ô Thủ đô Damascus. Trong thông cáo ra ngày 5-9, Nga nói rằng nếu lò phản ứng trên bị trúng bom, các khu vực lân cận có thể bị...