Mỹ – Nga căng thẳng trong cuộc chiến khí đốt
Mỹ đã xuất khẩu khí đốt cho châu Âu và cả châu Á, nhưng tổng thống Barack Obama đang dính vào thế “tiến thoái lưỡng nan” trên đường cô lập Nga và biến Mỹ thành nước xuất khẩu khí đốt năm 2020.
Tổng thống Mỹ Obama – Ảnh: Reuters
Hôm 3.12, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các đại diện của Liên minh châu Âu (EU) đã có buổi họp xung quanh tình hình Nga – Ukraine và các vấn đề khí đốt, báo The Moscow Times của Nga cho biết. Theo đó, một bản dự thảo về việc thành lập mặt trận năng lượng và xử phạt Nga đã được đưa ra bàn bạc, trước khi lệnh trừng phạt Moscow hết hạn vào năm sau.
Kìm hãm thế mạnh của Nga
Trong buổi họp tại Brussels (Bỉ), ông John Kerry và Bộ trưởng Năng lượng Ernest Moniz đã cùng nhìn lại những gì xảy ra sau một năm mà Mỹ cố gắng kêu gọi trừng phạt Nga. Mỹ và các nước EU theo đó đã nói về cách hành xử tiếp theo dành cho điện Kremlin, trong bối cảnh vấn đề khí đốt vẫn nan giải.
Phần việc được bàn đến nhiều đang nằm ở Ukraine. Nước này vừa thành lập chính phủ mới với sự ủng hộ của Mỹ và EU. Tuy nhiên xung quanh còn khá nhiều khó khăn, mà việc bị cắt giảm khí đốt là vấn đề quan trọng.
Cuộc khủng hoảng khí đốt ở Kiev bắt nguồn từ việc tranh chấp bán đảo Crimea với Nga năm nay. Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine từ tháng 6, khi các hóa đơn thanh toán chưa được phía Kiev giải quyết.
Vấn đề chắc chắn không phải chỉ dừng lại ở Ukraine. Như đã biết, Nga là thị trường xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới. Đây cũng chính là vũ khí mạnh mẽ nhất của họ trước các mối đe dọa cô lập từ nhiều nước châu Âu.
Mỹ và các thành viên EU muốn giải quyết vấn đề khí đốt – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Chính vì vậy, The Moscow Times khẳng định EU đang “tìm cách vô hiệu hóa điểm yếu lớn nhất của họ – Nga”. Giải pháp lúc này là tìm một nhà cung cấp khí đốt khác, và đáp án là Mỹ, theo buổi họp ở Brussels.
Nếu giải quyết xong vấn đề này, xem như Nga sẽ không còn đáng ngại. Có điều đó là việc không hề dễ dàng. Theo The Moscow Times, EU đã chủ động làm yên chuyện Crimea, nhằm tránh một cuộc khủng hoảng nguồn cung trong giai đoạn cao điểm của mùa đông.
Thế khó của Mỹ
Mỹ đã nghiên cứu và xuất khẩu khí đốt dạng lỏng (LNG) sang châu Âu và châu Á, với mức giá thấp hơn Nga, theo AP. Tuy nhiên, đây chưa phải là lúc Mỹ có thể làm chủ tình hình. Ngược lại, họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề.
Thứ nhất trong buổi họp tại Brussels kể trên, The Moscow Times nói rằng một số nước châu Âu khi tham gia trừng phạt Nga, thậm chí còn “sợ làm tổn thương chính mình hơn là làm tổn thương Moscow”.
Cụ thể tờ này dẫn thông tin Mỹ vẫn cung cấp một lượng khí đốt cho châu Âu, nhưng được hiểu rằng sẽ bán cho châu Á với giá rẻ hơn. Đơn giản các doanh nghiệp Mỹ vẫn hướng đến lợi nhuận, do đó họ sẽ xuôi theo châu Á, nơi sẵn sàng trả giá cao hơn châu Âu.
Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Putin đã ký thỏa thuận khí đốt – Ảnh: Reuters
Dự thảo của ngày 3.12 do đó chào đón các khách hàng tiềm năng trong thị trường xuất khẩu khí đốt của Mỹ sang châu Âu để đa dạng hóa các nguồn cung, đồng thời đàm phán thêm về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương. Ngoài ra, Mỹ cũng hỗ trợ EU và Ukraine kế hoạch cải cách năng lượng.
Trong bối cảnh muốn trừng phạt Nga, Mỹ đương nhiên phải ngầm hiểu rằng họ cần phải đối xử với những đồng minh châu Âu sao cho thỏa đáng. Và như vậy, khí đốt là một phần “quà” Mỹ phải cân nhắc dành cho châu Âu, song ông Obama phải làm cách nào đó thuyết phục doanh nghiệp trong nước chịu đồng lòng với chính phủ.
Thứ hai, thị trường châu Á của Mỹ cũng vấp phải khó khăn lớn. Trong giai đoạn tháng 11, ở Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Nga đã ký với Trung Quốc một thỏa thuận khí đốt trị giá 400 tỉ USD.
Trong mối quan hệ vừa hợp tác vừa ràng buộc và cạnh tranh của Mỹ – Nga – Trung, xem như Mỹ đã bất lợi trong lĩnh vực khí đốt. Trong khi đó, kế hoạch thúc đẩy Khu vực Mậu dịch tự do (TPP) của Mỹ nhằm tạo ảnh hưởng, tạo thị trường vào châu Á – Thái Bình Dương vẫn chưa có kết quả.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bulgaria "phản pháo" Nga về dự án "Dòng chảy phương Nam"
Tổng thống Bulgaria Rosen Plevneliev hôm qua đã bác bỏ mọi cáo buộc của Nga liên quan đến việc đổ vỡ dự án "Dòng chảy phương Nam", khẳng định nguyên nhân chính do Nga không tuân thủ luật pháp châu Âu.
Tổng thống Bulgaria Rosen Plevneliev (phải) khẳng định chính Nga làm bể dự án "Dòng chảy phương Nam".
Phát biểu với báo giới ngày 2/12, Tổng thống Bulgaria nhấn mạnh mọi quyết định về "Dòng chảy phương Nam" là do Mátxcơva và Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, không liên quan đến Sofia.
"Dòng chảy phương Nam không phải là dự án giữa Nga và Bulgaria, mà là giữa Nga và EU, do đó quyết định hoàn toàn do Mátxcơva và EU đưa ra", Tổng thống Plevneliev tuyên bố.
"Dòng chảy phương Nam triển khai trên đất EU nên chỉ có thể được thực hiện khi các bên tuân thủ luật pháp EU. Cho đến nay Nga không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sẽ tuân thủ điều này", nhà lãnh đạo Bulgaria giải thích thêm.
Trong khi đó, chính phủ Bulgaria cho biết vẫn chưa nhận được thông báo chính thức từ Mátxcơva về việc ngừng hẳn dự án "Dòng chảy phương Nam".
"Đối với chúng tôi, dự án này vẫn chưa ngừng lại cho đến khi nhận được thông báo chính thức về quyết định của Nga", Bộ trưởng Kinh tế Bulgaria Bozhidar Lukarski tỏ rõ quan điểm.
"Đây chỉ là chiêu trò của Nga để gia tăng sức ép lên EU và Bulgaria. Họ chưa hoàn toàn từ bỏ dự án tham vọng này", Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng của Quốc hội Bulgaria Martin Dimitrov nhận định.
Trước đó, phát biểu khi ở thăm Thổ Nhĩ Kỳ ngày 1/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đột ngột tuyên bố ngừng thực hiện dự án "Dòng chảy phương Nam" đưa khí đốt từ Nga sang châu Âu với lý do không nhận được giấy phép xây dựng từ Bulgaria.
"Dòng chảy phương Nam" được Nga khởi động từ tháng 12/2012, vận chuyển 63 tỷ m3 khí đốt từ Nga sang Trung và Nam Âu nhưng không đi qua lãnh thổ Ukraine. Theo thiết kế, dự án đi qua đáy Biển Đen và vùng Balkan, tới Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Áo và kết thúc ở Italy, nơi "Dòng chảy phương Nam" sẽ được nối với mạng lưới đường ống dẫn khí của châu Âu. Nếu hoàn tất, dòng khí đốt đầu tiên sẽ được bơm qua đường ống vào cuối năm 2015.
Tuy nhiên, đến tháng 6 vừa qua, khi dự án triển khai đến phần đi qua lãnh thổ Bulgaria thì bị ngừng lại vì không được Sofia cấp giấy phép xây dựng theo yêu cầu của Ủy ban châu Âu (EC). EC cho rằng dự án "Dòng chảy phương Nam" vi phạm luật cạnh tranh và chính sách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của EU nhằm giảm dần sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt từ Nga.
Trong phản ứng sau khi Nga hủy dự án "Dòng chảy phương Nam", Phó Chủ tịch EC Kristalina Georgieva cho biết quyết định của Nga sẽ buộc EU phải tìm các nguồn cung năng lượng mới
"Quyết định của Nga ngừng dự án &'Dòng chảy phương Nam' và cách thức họ ngừng dự án này cho thấy tầm quan trọng của việc (EU) phải đa dạng hóa các nguồn cung năng lượng", bà Georgieva nói.
"EC luôn có quan điểm rõ ràng về dự án &'Dòng chảy phương Nam' và việc xây dựng đường ống này phải tuân thủ luật lệ của EU", Phó Chủ tịch EC nói thêm.
Bà cũng cho biết EC sẽ theo dõi chặt chẽ những tác động do quyết định của Nga gây ra và tăng cường trao đổi trong EU về vấn đề này, kể cả những lý do mà ông Putin đã nêu ra để đổ lỗi cho việc phải ngừng dự án trị giá 40 tỷ USD này.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Putin tung "đòn chí mạng" vào châu Âu? Việc Nga ngưng dự án cung cấp khí đốt cho châu Âu đang gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số cho đây là thất bại của Moskva trước sức ép của phương Tây, số khác lại cho đây là đòn chí mạng mà ông chủ Điện Kremlin muốn đánh vào châu Âu. Tổng thống Nga Putin thông báo ngừng dự án...