Mỹ nêu lý do rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung
AFP đưa tin, ngày 1/2, Mỹ tuyên bố nước này rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) lịch sử thời Chiến tranh Lạnh với Nga, với lý do Moskva đang vi phạm hiệp ước này. Việc rút khỏi INF có hiệu lực từ ngày 2/2.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Trong một tuyên bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu rõ: “Mỹ sẽ đình chỉ các nghĩa vụ của nước này trong khuôn khổ Hiệp ước INF và bắt đầu tiến trình rút khỏi hiệp ước này trong vòng 6 tháng, trừ khi Nga quay lại tuân thủ (hiệp ước) bằng cách phá hủy toàn bộ các tên lửa, bệ phóng và các thiết bị liên quan vi phạm của nước này.”
Video đang HOT
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 1/2 tuyên bố Washington sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Ông Pompeo còn nêu rõ, Mỹ sẽ gửi thông báo chính thức cho Nga rằng Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước INF trong vòng 6 tháng.
Theo Ngoại trưởng Pompeo, Mỹ sẽ ngừng các nghĩa vụ trong khuôn khổ hiệp ước INF với Nga kể từ ngày 2/2./.
Theo Vietnam
Nga không thể bỏ qua khả năng Mỹ triển khai tên lửa Tomahawk
Sputnik đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày 1/2 tuyên bố, Moskva không thể bỏ qua khả năng Mỹ có thể triển khai tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Tomahawk trên mặt đất.
Mỹ phóng tên lửa Tomahawk. (Nguồn: pinterest)
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo được cho là sẽ thông báo vào tối 1/2 về việc Washington sẽ ngừng tuân theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Phát biểu với kênh truyền hình Rossiya-24, Thứ trưởng Ryabkov cho biết: "Sự xuất hiện của các bệ phóng vũ trụ (có khả năng phóng tên lửa Tomahawk) trên mặt đất là một sự vi phạm trực tiếp thỏa thuận... (Nga không thể bỏ qua) một sự thật rằng rất có khả năng, trong tình huống xấu nhất, 24 tên lửa hành trình Tomahawk với đầu đạn hạt nhân có thể xuất hiện trên mặt đất."
Theo quan chức ngoại giao này, Mỹ đang hoàn thiện các tên lửa tầm trung bị cấm theo hiệp ước INF bằng cách thử các hệ thống phòng không.
Ngoài ra, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng khẳng định, cam kết của Tổng thống Mỹ Donald Trump bảo vệ mọi thành phố của Mỹ khỏi các cuộc tấn công tên lửa là không khả thi, song thông qua các thỏa thuận và giải pháp chính trị, sự bảo vệ đó có thể được thực hiện.
Ông Ryabkov nêu rõ: "Mỹ có rất nhiều sự khác biệt trong cách họ nhìn thế giới xung quanh. Một trong số đó là các vấn đề chính trị sẽ có một giải pháp kỹ thuật. Ý tưởng này, như Tổng thống Trump nói, bảo vệ mọi thành phố của Mỹ khỏi một cuộc tấn công tiềm tàng, không thể thực hiện được dù bằng mọi trang bị của Mỹ. An ninh của mọi thành phố Mỹ có thể được đảm bảo thông qua các thỏa thuận, giải pháp chính trị, bảo đảm sự ổn định chiến lược."
Hồi giữa tháng 1, Tổng thống Trump tuyên bố mục tiêu của Mỹ là đảm bảo mọi cuộc tấn công tên lửa nhằm vào nước này sẽ bị phát hiện và đánh chặn./.
Theo Vietnam
Tiết lộ sốc về Venezuela: "Kế hoạch mật" của Mỹ Chính quyền Mỹ mấy tuần lễ vạch "kế hoạch mật" về hỗ trợ phe đối lập Venezuela, - tờ Wall Street Journal tiết lộ. Khủng hoảng chính trị ở Venezuela gây ra các cuộc bạo động. Tờ Wall Street Journal dẫn dữ liệu từ nguồn tin trong ban lãnh đạo của Donald Trump, đêm 22 rạng sáng 23.1, Phó Tổng thống Mỹ Mike...