Mỹ nêu lý do chuyển quân từ Đức tới gần Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói Mỹ rút quân ở Đức, bố trí gần 6.000 binh sĩ gần hơn với biên giới Nga để răn đe nước này.
“Điểm mấu chốt là về cơ bản chúng tôi đưa binh sĩ tới xa hơn về phía đông và gần biên giới với Nga hơn để răn đe họ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói trên kênh Fox News ngày 9/8. “Hầu hết các đồng minh tôi đã nói chuyện hoặc trao đổi với nhân viên của tôi đều coi đây là động thái tốt”.
Trước đó, Lầu Năm Góc thông báo sẽ rút khoảng 12.000 trong số 34.500 binh sĩ Mỹ đồn trú tại Đức, trong đó khoảng 6.000 người sẽ về nước và 5.600 người sẽ tới các quốc gia thành viên NATO khác như Ba Lan và các nước vùng Baltic. Mục tiêu chính của đợt chuyển quân này là nhằm củng cố sườn đông nam của NATO gần khu vực Biển Đen.
“Thẳng thắn mà nói, chúng ta vẫn còn khoảng 24.000 quân ở Đức, do đó đây vẫn là quốc gia tiếp nhận nhiều binh sĩ Mỹ nhất. Điểm mấu chốt là biên giới đã thay đổi khi liên minh phát triển”, Esper nói.
Bộ trưởng Esper nhắc lại việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Đức “chi trả một cách công bằng” chi phí quốc phòng, đồng thời nói Berlin nên chi cho NATO nhiều hơn mức 2% để giúp liên minh quân sự “đứng vững trước người Nga”.
Video đang HOT
Binh sĩ Mỹ tham gia huấn luyện tại thao trường của căn cứ Hohenfels ở Đức, ngày 27/7. Ảnh: US Army.
Trump cho biết Mỹ rút quân khỏi Đức nhằm đáp trả việc Berlin “chểnh mảng trong khoản đóng góp 2% GDP cho NATO”. Trump cũng chỉ trích Đức bỏ hàng tỷ USD mua khí đốt của Nga trong khi Mỹ phải triển khai quân để bảo vệ nước này khỏi Nga.
Động thái rút bớt quân khỏi Đức của Trump vấp phải chỉ trích từ quốc hội Mỹ. Nhiều nghị sĩ cho rằng Nhà Trắng đang “làm căng thẳng” mối quan hệ giữa Mỹ với đồng minh, thậm chí “phá hoại an ninh quốc gia”.
Bộ Quốc phòng Ba Lan hồi tuần trước cho biết nước này đạt thỏa thuận cho phép Mỹ triển khai thêm 1.000 binh sĩ tới 7 căn cứ. Tổng số quân Mỹ tại Ba Lan dự kiến tăng lên ít nhất 5.500.
Giới chuyên gia nhận định rút quân khỏi Đức là động thái sai lầm về mặt chiến lược và không mang lại lợi ích nào cho Mỹ, đồng thời làm ảnh hưởng tới hình ảnh nước này trong mắt đồng minh. Mỹ có thể lãng phí hàng tỷ USD đã chi để nâng cấp các cơ sở quân sự tại Đức, đồng thời phải chi thêm nhiều tiền để xây dựng các căn cứ tại những nơi khác nếu chuyển quân tới.
Agathe Demarais, giám đốc ban dự báo toàn cầu thuộc tổ chức Economist Intelligence Unit, nhận định quyết định rút quân chỉ là một góc của bức tranh lớn hơn về sự tan rã trong mối quan hệ Mỹ – Đức.
“Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Mỹ Donald Trump là hai cá tính hoàn toàn khác biệt và họ đã không thể xây dựng được bất kỳ mối quan hệ tích cực nào kể từ khi Trump nhậm chức hồi năm 2016″, Demarais nói.
Vụ nổ cảng Beirut tạo hố sâu 43 mét
Một quan chức an ninh Lebanon cho biết vụ nổ kho hóa chất ở cảng Beirut đã tàn phá phần lớn thành phố, tạo ra hố sâu 43 mét.
Thông tin trên được quan chức an ninh Lebanon dẫn báo cáo từ các chuyên gia Pháp đang đánh giá khu vực thảm họa. Hố này lớn hơn nhiều so với hố trong vụ nổ giết chết cựu thủ tướng Rafic Hariri năm 2005. Miệng hố khi đó rộng 10 mét và sâu 2 mét, theo một tòa án quốc tế điều tra vụ sát hại ông Hariri.
Các đội cứu hộ và cảnh sát của Pháp thuộc nhóm chuyên gia ứng phó khẩn cấp quốc tế đã đến Lebanon để giảm bớt áp lực lên chính quyền địa phương trong công tác cứu trợ thảm họa. Lực lượng cứu hộ Qatar, Nga và Đức cũng đang làm việc tại hiện trường.
Hố lớn hình thành ở cảng Beirut sau vụ nổ hôm 4/8. Ảnh: AFP
Trước đó, ảnh vệ tinh do Planet Labs, công ty tư nhân có trụ sở tại San Francisco, Mỹ, chụp lại sau khi 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ ở cảng Beirut hôm 4/8 cho thấy gần như mọi toà nhà tại khu vực xảy ra vụ nổ bị san phẳng hoàn toàn hoặc hư hại nặng nề. Một hố lớn ngập nước xuất hiện ở vị trí của hai toà nhà trước đó tại bến cảng.
CNN đã sử dụng phần mềm không gian địa lý để đo kích thước của miệng hố và xác định nó có đường kính 124 mét. Với sai số là cộng/trừ 10 mét, miệng hố này lớn hơn cả chiều dài của một sân bóng đá.
Ảnh vệ tinh trước và sau vụ nổ ở cảng Beirut cho thấy một hố lớn hình thành sau thảm họa tại vị trí của hai tòa nhà trước đó. Ảnh: CNN.
Giận dữ và tuyệt vọng đang bao trùm Beirut sau thảm họa khiến ít nhất 158 người chết, 6.000 người bị thương, 21 người vẫn mất tích và thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD. Người dân cáo buộc chính quyền đã quản lý yếu kém và lơ là trách nhiệm khi để kho amoni nitrat tồn tại ở cảng Beirut mà không có biện pháp an toàn trong 6 năm qua.
16 người liên quan tới cảng Beirut, gồm tổng giám đốc cảng vụ, đã bị bắt. Tuy nhiên, ít người Lebanon tin tưởng vào hứa hẹn của chính quyền. Một số dựng giá treo cổ giả ở quảng trường như lời cảnh báo với các lãnh đạo Lebanon.
Hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình, đốt các tài liệu, gỡ chân dung của Tổng thống Michel Aoun khỏi tường và ném nó xuống đất. Họ cũng tuyên bố trụ sở Bộ Ngoại giao giờ là "cơ quan đầu não của cách mạng", treo cờ có hình nắm đấm đã trở thành biểu tượng cho các cuộc biểu tình chống chính phủ trên toàn quốc. Họ bị quân đội giải tán khỏi toà nhà vài giờ sau đó.
Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết viện trợ xuyên biên giới cho Syria Nghị quyết do Đức và Bỉ đề xuất cho phép viện trợ nhân đạo cho Syria kéo dài thêm một năm và thông qua cửa khẩu Bab al-Hawa. Sau nhiều lần bỏ phiếu thất bại, tối qua (11/7) tối qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã thông qua nghị quyết cho phép nối lại hoạt động viện trợ nhân đạo...