Mỹ nêu đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây lo lắng
Quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ nêu ra đặc điểm của quân đội Nga khiến phương Tây vừa ngạc nhiên đồng thời lo lắng.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell (Ảnh: Nikkei).
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Kurt Campbell cho biết Washington rất quan ngại về sự “tái thiết” nhanh chóng của quân đội Nga và cho rằng một phần khả năng này của Moscow là do quan hệ với Trung Quốc.
Thảo luận về xung đột Ukraine trong một cuộc phỏng vấn ngày 2/10, ông Campbell cho rằng “những gì chúng ta đã thấy trong suốt hai năm qua là khả năng tái thiết lực lượng của quân đội Nga với tốc độ và quyết tâm, thành thật mà nói, khiến chúng ta ngạc nhiên”. Ông thừa nhận thêm rằng đây “là chủ đề thực sự gây lo lắng” cho phương Tây.
Ông Campbell được hỏi liệu Mỹ có quá thận trọng khi viện trợ quân sự cho Kiev hay không. Ông trả lời rằng Washington “là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Ukraine” và phần lớn viện trợ đều được chuyển “đúng thời hạn”.
Nhà ngoại giao Mỹ cho rằng năng lực sản xuất quân sự của Nga trong thời gian qua một phần có được do hợp tác với nước ngoài, và ông chỉ đích danh Trung Quốc.
Video đang HOT
Ông lập luận rằng mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow “có lẽ là sự hợp tác song phương đáng gờm và quan trọng nhất trên toàn cầu hiện nay mà chúng ta phải lưu ý và phản ứng”.
Trước đó, Mỹ và phương Tây nhiều lần cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine. Theo phương Tây, Trung Quốc bị nghi ngờ đã hỗ trợ vật chất và chính trị cho nỗ lực chiến tranh của Nga, bao gồm việc chuyển giao linh kiện, vật tư có công dụng kép, dùng được cho mục đích dân sự và quân sự, như bộ phận vũ khí, thiết bị và nguyên liệu thô dùng trong ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.
Cả Nga và Trung Quốc đều bác bỏ thông tin này. Moscow khẳng định họ hoàn toàn có năng lực sản xuất quốc phòng để duy trì cuộc chiến ở Ukraine.
Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có quan điểm trung lập trong cuộc xung đột, đổ lỗi cho Mỹ và NATO phớt lờ những lo ngại của Nga về sự mở rộng của liên minh, khiến Moscow mở chiến dịch quân sự. Trung Quốc nhiều lần kêu gọi các bên đàm phán hòa bình.
Bất chấp đối mặt với hàng chục nghìn lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga tuyên bố họ vẫn sở hữu năng lực sản xuất quân sự đáng gờm.
Vào tháng 5, người đứng đầu tập đoàn quốc phòng Rostec của Nga Sergey Chemezov cho biết Moscow đang sản xuất hoặc tân trang số xe tăng nhiều hơn 350% so với năm 2022.
Ngoài ra, ông Chemezov cho hay, hoạt động sản xuất vũ khí và đạn dược ở Nga đã tăng gấp nhiều lần kể từ khi nổ ra xung đột giữa Moscow và Kiev vào năm 2022.
Tổng giám đốc Rostec cho biết: “So với năm 2022, việc sản xuất và tân trang xe tăng tại các nhà máy của chúng tôi đã tăng gấp 3,5 lần và xe bọc thép hạng nhẹ tăng gấp 3 lần. Sản lượng pháo tự hành đã tăng gấp 10 lần, trong khi số lượng pháo kéo được sản xuất gấp 14 lần và sản lượng hệ thống hỏa lực phóng loạt (MLRS) đã tăng gấp đôi”.
Sau đó, Sky News trích dẫn phân tích của Công ty Tư vấn Bain, cho biết, các doanh nghiệp Nga đang sản xuất đạn pháo nhanh gấp 3 lần và với chi phí chỉ bằng 1/4 so với Mỹ và đồng minh châu Âu.
Những lý do khiến Nga cần một đội quân lớn
Quyết định mở rộng quy mô lực lượng vũ trang của Nga lên gần 2,4 triệu người, đưa quân đội Nga trở thành lực lượng lớn thứ hai thế giới, phản ánh chiến lược của Moskva nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh ngày càng tăng từ NATO và môi trường quốc tế phức tạp.
Với một đội quân lớn mạnh hơn, Nga không chỉ củng cố vị thế quốc tế mà còn tăng cường an ninh quốc gia trong bối cảnh tình hình quốc tế không ngừng thay đổi. Sputnik
Theo bình luận của News.Az (cổng thông tin và phân tích tin tại Azerbaijan) ngày 18/9, quyết định tăng quy mô lực lượng vũ trang của Nga là một bước đi chiến lược nhằm đáp ứng các thách thức quốc tế ngày càng gia tăng.
Với sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin, có hiệu lực từ ngày 1/12/2024, quân đội Nga sẽ trở thành lực lượng lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc, với tổng số quân lên đến 2.389.000, trong đó có 1,5 triệu binh sĩ. Động thái này không chỉ nhằm củng cố vị thế quân sự của Nga mà còn để đối phó với môi trường an ninh ngày càng căng thẳng, đặc biệt là từ các quốc gia NATO và sự gia nhập của Phần Lan vào liên minh này.
News.Az cho rằng một trong những lý do chính dẫn đến quyết định mở rộng quy mô quân đội Nga là các mối đe dọa an ninh đang gia tăng từ phía NATO và các đối tác phương Tây. Theo Andrey Kartapolov, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga), việc Phần Lan gia nhập NATO đã làm gia tăng áp lực lên Nga, đặc biệt là ở khu vực phía Tây Bắc.
Do có biên giới chung với Nga, việc Phần Lan trở thành thành viên NATO đã đặt ra một nguy cơ tiềm tàng, đòi hỏi Nga phải thiết lập các đơn vị quân sự mới để bảo vệ khu vực này. Đây là một phản ứng trước môi trường quốc tế đang leo thang, khi mối đe dọa về các cuộc xung đột biên giới ngày càng hiện hữu.
Về phần mình, Andrey Zhuravlev, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, cũng nhấn mạnh rằng mối đe dọa từ NATO không chỉ giới hạn ở sự hiện diện của lực lượng quân sự, mà còn liên quan đến các cuộc thảo luận về khả năng tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga.
Trong bối cảnh như vậy, việc tăng quy mô quân đội trở thành một biện pháp phòng vệ cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và ngăn chặn các mối đe dọa từ phương Tây.
Bên cạnh đó, sự gia tăng quy mô quân đội Nga cũng liên quan đến các hoạt động quân sự đang diễn ra, đặc biệt là chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine. Theo Andrey Gurulev, thành viên Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga, Tổng thống Putin đã quyết định thành lập các đơn vị quân sự mới để hỗ trợ cho các hoạt động này. Điều này là cần thiết để giảm thiểu áp lực lên các lực lượng hiện có và đảm bảo rằng quân đội có thể duy trì khả năng chiến đấu trong bối cảnh xung đột kéo dài.
Bài học từ Ukraine đã cho thấy rằng một đội quân chuyên nghiệp và theo hợp đồng là chìa khóa để đối phó với các thách thức quân sự hiện đại. Do đó, Nga không chỉ tăng cường số lượng quân nhân mà còn tập trung vào việc phát triển lực lượng chuyên nghiệp và ký hợp đồng với các lực lượng khác, đảm bảo rằng các đơn vị mới sẽ được thành lập từ những người lính có kỹ năng và kinh nghiệm.
Ngoài việc tăng quy mô quân đội chính quy, Nga còn tập trung vào việc mở rộng lực lượng dự bị động viên. Năm 2023, Nga đã điều chỉnh hệ thống nghĩa vụ quân sự bằng cách nâng độ tuổi tối đa nhập ngũ từ 27 lên 30. Thay đổi này có hiệu lực từ tháng 1/2024 và nhằm mục đích tạo ra một lực lượng dự bị mạnh hơn. Điều này cho phép Nga duy trì một lực lượng dự phòng sẵn sàng cho bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, đồng thời tăng cường năng lực huy động khi cần thiết.
Sự thay đổi trong hệ thống nghĩa vụ quân sự cho thấy Nga đang chú trọng đến việc duy trì một lực lượng quân đội linh hoạt, có khả năng ứng phó nhanh chóng trước các mối đe dọa mới nổi. Các biện pháp này không chỉ nhằm tăng cường năng lực quân sự mà còn thể hiện chiến lược dài hạn của Nga trong việc đối phó với môi trường địa chính trị ngày càng phức tạp.
Việc tăng quy mô quân đội Nga không chỉ nhằm đối phó với các mối đe dọa hiện hữu mà còn nhằm đảm bảo sự ổn định và an ninh quốc gia trong dài hạn. Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Andrey Kolesnik đã chỉ ra rằng quân số trước đây được thiết lập cho "thời bình", trong khi hiện tại, Nga đang đối mặt với những thách thức và mối đe dọa toàn cầu lớn hơn nhiều. Việc mở rộng quân đội là cần thiết để đảm bảo rằng Nga có đủ lực lượng bảo vệ đất nước trong tình hình bất ổn.
Người phát ngôn Điện Kremliin Dmitry Peskov cũng đồng ý với quan điểm này, nhấn mạnh rằng các mối đe dọa ngày càng tăng từ cả phía Tây và Đông của Nga đã thúc đẩy nhu cầu mở rộng lực lượng quân sự. Động thái này là một phần của kế hoạch phát triển quy mô lớn, giúp Nga không chỉ bảo vệ lãnh thổ mà còn duy trì vị thế trên trường quốc tế.
Nga phá kho tên lửa phương Tây, Ukraine thiệt hại 1 tỷ USD hạ tầng năng lượng Quân đội Nga tuyên bố đã phá hủy một kho chứa tên lửa do phương Tây viện trợ cho Kiev ở thành phố Odessa, miền nam Ukraine. Sputnik trích dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga ngày 5/5 cho biết: "Trong 24 giờ qua, các đơn vị hàng không tác chiến, lực lượng tên lửa và pháo binh thuộc các nhóm quân...