Mỹ nên tập trung cho nền kinh tế “mong manh” của mình
Hãng thông tấn United Press International cho biết, Washington lo ngại về “mối đe dọa ảo từ Nga”, trong khi trên thế giới đang tồn tại những chiều hướng rất đáng báo động, còn hệ thống tài chính Mỹ có thể phải đối mặt với khả năng “sụp đổ”. Vẫn có thể tránh được khả năng sụp đổ của thị trường, nhưng nếu điều đó xảy ra thì nó sẽ là vô cùng đau đớn đối với Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Cũng theo United Press International, nhiều cường quốc phương Tây đang thực sự lo sợ về một cuộc Chiến tranh Lạnh mới và cho rằng, Nga có lẽ là mối đe dọa chủ yếu. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này có thể bị phóng đại lên, bài báo cho biết.
Thứ nhất, rõ ràng là Moscow không can thiệp vào các nước vùng Baltic hoặc đe dọa các quốc gia là thành viên của NATO ở vùng Biển Đen, bởi vì Nga không hề có ý định kéo theo nguy cơ xảy ra cuộc xung đột vũ trang, mà có thể leo thang thành cuộc chiến tranh hạt nhân.
Thứ hai, Tổng thống Nga Vladimir Putin có nhiều cách khác để đạt được mục tiêu là mở rộng tầm ảnh hưởng và uy tín của Nga, tác giả bài báo cho biết.
Ngoài ra, ông Putin đang đứng trên sự thành công – tỷ lệ ủng hộ đối với ông trong cả nước đạt trên 80%. Có thể sự nổi tiếng này của nhà lãnh đạo Nga mang tính chất tạm thời, nhưng chính sách của Mỹ chống lại sự ủng hộ đó sẽ chỉ như bán linh hồn, tờ báo UPI viết.
Video đang HOT
Trong khi đó, tình hình thế giới hiện nay – từ Nigeria đến Thái Bình Dương – diễn biến gần như rất khốc liệt và khó lường. Các nhóm khủng bố “Boko Haram” và “Nhà nước Hồi giáo” đã mở rộng hoạt động của chúng trên nhiều châu lục.
Syria, Libya, Yemen và Afghanistan bị bao trùm bởi các cuộc xung đột. Kashmir vẫn là một điểm nóng xung đột tiềm tàng giữa Ấn Độ và Pakistan. Triều Tiên đang tăng cường khả năng trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân và Trung Quốc đang xây dựng căn cứ quân sự tại các hòn đảo trên biển.
Nhưng có một nguy cơ khác mà người Mỹ thực sự nên lo lắng, đó là cơ cấu tài chính mong manh của Mỹ, tác giả bài báo nhận định.
“Tỷ lệ giữa giá trị cổ phiếu trên thị trường với lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (P/E) là rất lớn”, bài báo viết. Cũng cần lưu ý rằng, lãi suất hiện đang ở mức thấp kỷ lục, nhưng sớm hay muộn lãi suất sẽ tăng lên, và khi đó tỷ lệ P/E sẽ trở lại mức trung bình lịch sử, điều này có nghĩa là thị trường chứng khoán ngay lập tức sẽ sụt giảm xuống 15% -25%.
“Đây sẽ là một đòn giáng nghiêm trọng đối với hầu hết các nhà đầu tư”, bài báo cho biết.
Vẫn có thể tránh được khả năng sụp đổ của thị trường, nhưng nếu điều đó xảy ra thì nó sẽ là vô cùng đau đớn đối với Mỹ, tác giả bài báo kết luận.
Theo Infonet
Nga rầm rộ tập trận, phương Tây phô diễn lực lượng đáp trả
Khi Nga tập trận quân sự phong thủ hạt nhân rầm rộ gần biên giới châu Âu, để đáp trả phương Tây cũng ồ ạt triển khai lực lượng lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Khu trục hạm HMS Duncan và trực thăng Wildcat của Anh
Theo Daily Mail, phương Tây sắp triển khai binh sĩ, xe tăng, máy bay tới Đông Âu để chống lại sự khiêu khích của Nga. Theo đó, trong khuôn khổ cuộc huy động quân sự lớn nhất ở Đông Âu kể từ Chiến tranh Lạnh, một lực lượng thiết giáp lớn sẽ được triển khai tới Estonia. Các máy bay RAF cũng được triển khai để lần đầu tiên tuần tra không phận Rumani
Động thái này được thiết kế để ngăn chặn Moscow quyến rũ hoặc thu phục cựu đồng minh ở Đông Âu tương tự như những gì họ đã làm ở Crimea và Ukraine.
Một vài nước NATO như Estonia lo sợ họ có thể trở thành mục tiêu thâu tóm tiếp theo của Tổng thống Nga Putin. Theo đó, một số thành viên NATO chủ chốt khác, bao gồm Anh, có nghĩa vụ phải bảo vệ các nước này.
Hải quân Hoàng gia Anh đã nhận được cảnh báo đỏ sau khi có tin các chiến hạm Nga đi qua ngoài khơi bờ biển Anh để tới Syria.
Anh dự kiến triển khai 800 binh sĩ tới Estonia trong 6 tháng. Sau đó, họ sẽ được thay thế bởi binh sĩ đến từ các nước thành viên NATO khác để đảm bảo sự hiện diện liên tục tại Đông Âu. Phát biểu tại trụ sở của NATO ở Brussels, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nhấn mạnh, ngoài binh sĩ, Anh còn triển khai cả các xe tăng Challenger 2, xe quân sự Warrior và máy bay không người lái cầm tay.
"Mặc dù chúng tôi đã rời khỏi Liên minh châu Âu, song chúng tôi vẫn sẽ làm nhiều hơn nữa để đảm bảo an ninh ở phía Đông và Nam châu Âu", ông Fallon khẳng định.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Putin ra lệnh tập trận phòng thủ hạt nhân trong 4 ngày với sự tham gia của 40 triệu người Nga đồng thời hạ lệnh tăng cường thêm cho hạm đội Baltic nhiều tàu chiến và tên lửa.
Nhiều binh sĩ cũng như trang thiết bị quân sự sẽ được triển khai tới các nước Baltic và Ba Lan vào đầu năm tới.
Mỹ đang hy vọng, các nước châu Âu sẽ góp quân để thành lập 4 nhóm chiến đấu nhằm đối phó với Nga. Các nhóm này sẽ được hậu thuẫn bởi lực lượng phản ứng nhanh và mạnh tới 40.000 quân của NATO.
Theo Danviet
Lý do Mỹ không nổi giận với ông Duterte dù phải nhận 'cú tát' vào vị thế Cho dù phải nhận "cú tát" vào vị thế và chiến lược "xoay trục sang châu Á" của Mỹ từ chính những phát ngôn của Tổng thống Philippines Duterte, song Mỹ không nóng giận mà vẫn làm bạn với Philippines, vì sao vậy? Ngày 25.10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đả kích mạnh mẽ Mỹ, nhấn mạnh rằng ông không khơi mào...