Mỹ ném bom xóa sổ trại dân quân để ‘dằn mặt’ Iran
Đại sứ Mỹ cho biết đợt không kích cơ sở của nhóm dân quân thân Iran tại Syria nhằm “răn đe” các cuộc cuộc tấn công tương lai.
Trong thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 29/6, đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield cho biết các mục tiêu bị không kích ở biên giới Syria hồi tuần trước là căn cứ của những nhóm dân quân thân Iran, vốn bị cáo buộc tập kích mục tiêu Mỹ tại Iraq bằng máy bay không người lái ( UAV) và rocket.
Phía Mỹ tuyên bố các cuộc không kích nhằm “răn đe” các nhóm dân quân và Iran, ngăn họ “tổ chức hoặc hỗ trợ các cuộc tấn công nhằm vào nhân viên hay cơ sở của Mỹ” tại Iraq.
“Phản ứng quân sự này được thực hiện sau khi các lựa chọn phi quân sự tỏ ra không đủ để giải quyết mối đe dọa. Mục đích của đòn không kích là làm hạ nhiệt tình hình, đồng thời ngăn các cuộc tập kích tiếp theo”, Greenfield cho biết trong thư.
Theo Điều 51 trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên phải được thông báo lập tức về bất cứ hành động nào mà các quốc gia thực hiện nhằm tự vệ trước những vụ tấn công vũ trang.
Trong thư gửi quốc hội Mỹ cùng ngày, Tổng thống Joe Biden viết “Mỹ sẵn sàng thực hiện các hành động tiếp theo khi cần thiết và phù hợp để giải quyết các mối đe dọa hay những vụ tập kích kế tiếp”.
Video đang HOT
Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) của quân đội Mỹ ngày 28/6 công bố video các cuộc không kích vào cơ sở của dân quân thân Iran tại Syria, gần biên giới với Iraq. Video cho thấy các căn cứ này lần lượt bị phá hủy bằng bom dẫn đường chính xác do tiêm kích Mỹ ném xuống.
Lầu Năm Góc trước đó thông báo các cơ sở này được nhóm dân quân Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al Shuhada, do Iran hậu thuẫn, sử dụng để tiến hành ít nhất 5 vụ tập kích bằng UAV và rocket nhắm vào lực lượng liên quân Mỹ tại Iraq từ tháng 4.
Lầu Năm Góc tin rằng các cuộc không kích ngày 27/6 đều đánh trúng mục tiêu, song “còn quá sớm” để nói có bao nhiêu dân quân hoặc dân thường bị thương hay thiệt mạng.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield trong buổi họp báo ngày 1/3. Ảnh: Reuters .
Quân đội Mỹ phối hợp chặt chẽ với lực lượng Iraq để truy quét tàn dư của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Tuy nhiên, chính phủ và quân đội Iraq lên án các cuộc không kích nhằm vào lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn.
Mỹ triển khai chiến dịch không kích IS ở Syria vào năm 2014 nhằm “quét sạch” nơi ẩn náu được phiến quân dùng trong các cuộc tấn công vào Iraq. Đại diện của Iraq tại Liên Hợp Quốc khi đó cho biết nước này yêu cầu Mỹ giúp đỡ vì nơi ẩn náu của phiến quân IS tại Syria khiến họ “không thể phòng thủ”.
Tướng Mỹ nói Trung Quốc chưa đủ sức tấn công đảo Đài Loan
Trung Quốc chưa có năng lực quân sự và động lực đủ lớn để thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực, theo đại tướng Mỹ Mark Milley.
"Trung Quốc còn lâu mới phát triển được năng lực thực sự để tiến hành chiến dịch quân sự chiếm toàn bộ đảo Đài Loan", đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm 17/6, khi được hỏi về khả năng Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực trong tương lai gần.
"Tôi nghĩ hiện giờ họ không có ý định hoặc động lực làm điều đó. Khả năng Bắc Kinh thu hồi đảo Đài Loan bằng biện pháp quân sự trong tương lai gần là rất thấp", tướng Milley nói thêm.
Bình luận của tướng Milley khác với nhận định của cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Philip Davidson hồi tháng 3, khi ông cảnh báo giới lập pháp Mỹ rằng Trung Quốc có thể thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027.
Oanh tạc cơ Trung Quốc đại lục áp sát Đài Loan hồi năm 2019. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan .
Tướng Milley thừa nhận thống nhất Đài Loan là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc, nhưng cho rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện quá trình này bằng những biện pháp hòa bình. "Vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc tùy thuộc vào Trung Quốc, miễn là điều đó được thực hiện một cách hòa bình, không gây bất ổn khu vực và toàn cầu", ông cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho rằng chưa thể xác định thời điểm Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan. "Chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ Đài Loan phòng thủ bằng cách cung cấp những khí tài giúp họ tự bảo vệ, phù hợp với Đạo luật Quan hệ Đài Loan, ba tuyên bố chung và sáu đảm bảo", ông nói.
Bắc Kinh coi đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Không quân Trung Quốc hôm 15/6 điều 28 máy bay áp sát đảo Đài Loan, gồm 14 tiêm kích đa năng J-16, 6 tiêm kích hạng nặng J-11, 4 oanh tạc cơ chiến lược H-6, cùng các máy bay chống ngầm, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm.
Đây là lượng máy bay Trung Quốc tiến vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) Đài Loan lớn nhất trong một ngày, kể từ khi chính quyền hòn đảo bắt đầu thường xuyên thông báo các hoạt động của không quân Trung Quốc hồi năm ngoái.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho những âm mưu nhằm tìm kiếm độc lập hoặc thế lực nước ngoài cố tình can thiệp vào vấn đề Đài Loan, nên chúng tôi cần có phản ứng mạnh mẽ với những hành vi thông đồng như vậy", phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc Mã Hiểu Quang nói.
Mỹ điều B-52 yểm trợ lính rút khỏi Afghanistan Mỹ triển khai gần 20 tiêm kích và oanh tạc cơ đến Trung Đông, đề phòng phiến quân tập kích lực lượng đang rút khỏi Afghanistan. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley hôm 6/5 cho biết 6 oanh tạc cơ chiến lược B-52 và 12 tiêm kích F/A-18 đang được huy động để bảo vệ quá trình...