Mỹ né tránh xung đột biển đảo ở châu Á ?
Hoàng loạt các sự kiện gần đây cho thấy Mỹ đang cố né tránh các vụ xung đột biển đảo ở châu Á, bất chấp các ẩn họa từ đó.
Đối với hầu hết người Mỹ, tuyên bố chủ quyền chống chéo và mâu thuẫn của các nước châu Á ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã chen vào những mối bận tâm và quan ngại về an ninh quốc gia có vẻ nghiêm trọng hơn ở Syria, Afghanistan và một vài khu vực khác. Nhưng nhiều sự kiện gần đây chứng tỏ, Washington có vẻ đang cố né tránh các tranh chấp biển đảo ở Châu Á bất chấp những ẩn họa từ đó.
Chính quyền Obama có vẻ không muốn bị lôi kéo vào các tranh chấp biển đảo nguy hiểm ở châu Á.
Một minh chứng, ngày 9/5, một tàu Cảnh sát biển Philippines nã súng vào tàu đánh cá Đài Loan bị cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, khiến một ngư dân hòn đảo thiệt mạng. Sự cố đã khiến quan hệ Đài Loan-Philippines rạn nứt trầm trọng. Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu mạnh mẽ cáo buộc “đó là vụ giết người máu lạnh” và tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Philippines, bỏ ngoài tai lời xin lỗi từ phía Manila. Chưa hết, Đài Bắc còn gấp rút triển khai tàu hải quân ra khơi bảo vệ ngư dân đánh bắt tại các vùng biển xa
Sau sự cố trên biển với Philippines hôm 9/5, Hải quân Đài Loan tích cực tuần tra trên biển hơn.
Mỹ, đồng minh thân cận của cả Manila lẫn Đài Bắc, gần như không có phản ứng đáng kể nào. Trước sức ép từ nhiều phía, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ đơn thuần “hy vọng Philippines tích cực điều tra” sự việc. Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Manila cũng chỉ nhẹ nhàng bày tỏ: “Chúng tôi chắc chắn, sự cố sẽ được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán… Chúng tôi hoan nghênh các bên sẽ hợp tác để giải quyết những chuyện này như các nền dân chủ vẫn làm”.
Không chỉ giữ khoảng cách an toàn đối với tranh chấp giữa Manila và Đài Bắc, Mỹ cũng tỏ ra “hờ hững” với xung đột nghiêm trọng hơn gấp bội giữa đồng minh ruột Nhật Bản và Trung Quốc liên quan các tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Một câu hỏi được đặt ra là, Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu một ngư dân Trung Quốc bị Hải quân Nhật Bản vô tình hoặc cố ý bắn chết?
Hoặc chuyện gì sẽ xảy ra nếu tàu tuần tra Trung Quốc ở Biển Hoa Đông bắn chết một sĩ quan Cảnh sát biển Nhật Bản?
Hay thậm chí, một kịch bản tệ hơn nữa: nếu Trung-Nhật xảy ra xung đột, chẳng hạn, bắt nguồn từ một cuộc đụng độ chết người giữa chiến đấu cơ F-15 Nhật bản và máy bay tuần tra Trung Quốc tại quần đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku, liệu Mỹ sẽ phản ứng thế nào?
2 tàu Hải quân Nhật Bản kẹp chặt một tàu hải giám Trung Quốc (giữa) trên Biển Hoa Đông.
Trong thực tế, Mỹ đóng vai trò là “lực lượng đảm bảo” trong chính sách cứng rắn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi nhà lãnh đạo này tranh thủ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để củng cố vị thế trên sân khấu chính trị và đẩy tình cảm dân tộc chủ nghĩa trong nước dâng cao.
Chuẩn bị cho kịch bản đụng độ với tàu hoặc máy bay Trung Quốc tại Senkaku/Điếu Ngư, ông Abe tuyên bố rõ ràng rằng Nhật sẽ phản ứng mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là Tokyo sẽ dùng vũ lực để trả đũa trước, rồi mới chất vấn sau hòng thể hiện quyết tâm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình.
Trong trường hợp đó, các lực lượng Mỹ có khả năng bị kéo vào cuộc và hỗ trợ Nhật Bản, theo cam kết bảo vệ lẫn nhau trong Hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật cho dù Washington nhắc đi nhắc lại lập trường đứng ngoài tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh. Nếu kịch bản này xảy ra, đó sẽ là một thảm họa.
Còn nhớ, một tình huống tương tự đã xảy ra vào năm 2004 khi Đài Loan – Trung Quốc suýt đánh nhau dẫn đến việc Mỹ có thể bị lôi vào cuộc bởi Hiệp ước an ninh ký với Đài Bắc. Tuy nhiên, chính quyền Bush đã khôn ngoan, cảnh báo đồng minh ruột kìm chế các hành vi hung hăng, khiêu khích và nhờ vậy, tránh được một cuộc xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc.
Đã có rất nhiều đề xuất từ các chuyên gia chính sách, ở cả Mỹ lẫn châu Á nhằm xoa dịu, giảm nhẹ và cuối cùng là chấm dứt tranh chấp biển đảo ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chẳng hạn, tại Biển Hoa Đông, chuyên gia Viện Brookings, Richard Bush nhấn mạnh, sự cần thiết và các giải pháp hữu hiệu để tránh các kịch bản tồi tệ xuất phát từ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa 2 cường quốc Trung-Nhật. Trong khi, tại Biển Đông, chuyên viên cao cấp Viện Nautilus, Mark Valencia mạnh mẽ ủng hộ thiết lập bộ quy tắc ứng xử cho các bên tranh chấp để giảm nguy cơ xung đột bắt nguồn từ những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trong khu vực.
Chuyên viên cao cấp Donald Gross ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược từng làm việc ở Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi các bên liên quan đến tranh chấp biển đảo ở châu Á gửi đơn yêu cầu Tòa án Quốc tế về Luật biển phân xử và giải quyết các vấn đề của họ. Hiện mới chỉ có Philippines theo đuổi cách tiếp cận như trên.
Và một sự thật đáng buồn là, đề xuất của giới chuyên gia và học giả dù hay và hợp lý đến mấy cũng chưa được áp dụng vào thực tế. Trong khi đó, mối đe dọa xung đột vũ trang nghiêm trọng có nguồn gốc từ các tranh chấp biển đảo ở châu Á vẫn không ngừng gia tăng.
Theo ông Donald Gross, với địa vị thống trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cần phải tỏ ra tích cực và nỗ lực hơn nữa để thúc giục các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình sao cho xứng với quyền lực chính trị, ngoại giao và quân sự của cường quốc số 1 thế giới. Hơn nữa, đây cũng chính là một cách hữu ích để Mỹ củng cố và tăng cường vị thế của mình trong khu vực.
Theo vietbao
Malaysia ngả về Trung Quốc kêu gọi hợp tác ở biển Đông
Thủ tướng Malaysia Najib Razak dường như đã ngả về phía Bắc Kinh khi kêu gọi các bên tranh chấp ở biển Đông cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên để tránh xung đột và ngăn chặn sự can dự của "những quốc gia ngoài khu vực".
Thủ tướng Malaysia Najib Razak - Ảnh: AFP
Theo Bloomberg, ông Najib đã nhắc đến vùng phát triển chung tại vùng biển tranh chấp giữa Thái Lan và Malaysia như là tiền lệ có thể áp dụng tại biển Đông.
"Đồng ý chia sẻ thịnh vượng, thay vì để nó chia rẽ chúng ta, thích hợp hơn nhiều so với những giải pháp khác", ông Najib nói tại thủ đô Kuala Lumpur hôm 4.6.
Việc tranh giành dầu khí và ngư trường ở biển Đông đã đe dọa làm gián đoạn tuyến đường hàng hải quan trọng chiếm 2/3 giao thương của thế giới.
Trung Quốc vốn ủng hộ việc khai thác chung tài nguyên tại khu vực trong khi Mỹ, Nhật và Philippines cổ vũ việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.
Ông Najib nói một bộ quy tắc ứng xử cho các hoạt động tại vùng biển sẽ là "khởi đầu tốt đẹp" cho việc ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ông này cũng cảnh báo rằng việc lôi kéo "những quốc gia ngoài khu vực" có thể "tăng thêm một tầng phức tạp cho tranh chấp".
"Với các quốc gia châu Á, chúng ta phải tự giải quyết vấn đề. Nếu chúng ta đi xa khỏi con đường đối thoại và hợp tác, chúng ta có thể mở đường cho những bên khác tiến hành những hành động khắc phục để bảo vệ tự do hàng hải và an toàn lưu thông", theo hãng Bloomberg trích phát biểu của ông Najib.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần qua, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc đã ngang ngược tuyên bố việc tuần tra của Trung Quốc tại biển Đông là "hoàn toàn hợp pháp".
Ông Thích đưa ra phát biểu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói Washington "kiên quyết chống lại mọi nỗ lực đe dọa để thay đổi hiện trạng" tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Vào năm 1979, Malaysia và Thái Lan đã đồng ý cùng phát triển dầu khí trong vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Khí thiên nhiên từ khu vực hiện chiếm 20% lượng sản xuất trong nước của Thái Lan, theo thống kê của Bộ Năng lượng nước này.
"Thay vì chuyển giao các vùng biển động cho thế hệ kế tiếp, chúng ta nên cố gắng để lại cho họ một vùng biển êm đềm hơn. Chúng ta nên tìm kiếm nền tảng chung cần thiết cho việc thấu hiểu thân tình giữa các bên tranh chấp", ông Najib phát biểu.
Theo viet bao
Triều Tiên thông báo một loạt hành động quân sự chống Mỹ Quân độiTriều Tiênngày 4/4 thông báo sẽ tiến hành một loạt hành động quân sự chốngMỹ,trong khiTrung Quốckêu gọi các bên kiềm chế, tránh xung đột leo thang. Triều Tiên sẽ "tiến hành một loạt các biện pháp phản công quân sự thực sự mạnh mẽ". Trong một tuyên bố, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) nói sẽ...