Mỹ, NATO tăng cường sức ép lên Crimea
Mỹ và NATO đang tìm mọi cách tăng cường sức ép lên nước Cộng hòa tự trị Crimea thuộc Ukraine trong bối cảnh cuộc trưng cầu dân ý về tương lai chính trị ở bán đảo này đang ngày càng tới gần.
Các máy bay AWACS sẽ được triển khai ở biên giới Ba Lan và Romania để giám sát khủng hoảng tại Ukraine.
Trong thông báo mới nhất, tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết sẽ sử dụng máy bay trang bị hệ thống chỉ huy và cảnh báo trên không (AWACS) ở Ba Lan và Romania để theo dõi khủng hoảng tại Ukraine.
Một phát ngôn viên của tổ chức trên cho biết các đại sứ NATO đã bật đèn xanh cho việc tiến hành các chuyến bay trinh sát này theo khuyến nghị của Tư lệnh tối cao NATO tại châu Âu, Tướng không quân Mỹ Philip Breedlove.
Video đang HOT
Cùng ngày, Mỹ cũng gia tăng sức ép bằng cách đòi Nga chứng minh việc nước này sẵn sàng làm dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine theo các đề xuất trước đó của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho hay Mỹ sẽ tham gia các cuộc đàm phán tiếp theo nếu “thấy được bằng chứng cụ thể rằng Nga sẵn sàng can dự theo các đề xuất này”.
Trước đó, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm 8/3, ông Kerry đề nghị “quân đội Nga ngừng các bước tiến ở Ukraine, trong đó có bán đảo Crimea, ngừng nỗ lực sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga và chấm dứt các hành động khiêu khích để có chỗ cho biện pháp ngoại giao”.
Phía Nga chưa đưa ra hồi âm với những đề nghị này của Mỹ. Mátxcơva nhiều lần khẳng định chưa điều binh sĩ đến bán đảo Crimea theo như cáo buộc của phương Tây.
Theo kế hoạch, bán đảo Crimea sẽ tiến hành trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 về việc ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga. Chính quyền lâm thời ở Kiev và phương Tây cáo buộc đây là hành động vi hiến, trong khi Nga cho rằng cuộc trưng cầu dân ý là hoàn toàn hợp pháp đối với một vùng tự trị như Crimea.
Trong nỗ lực mới nhất nhằm đảm bảo cuộc trưng cầu diễn ra dân chủ và minh bạch, chính quyền Crimea đã mời Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) cử phái bộ đến giám sát. Lời mời đã được Quốc hội Crimea chuyển đến trụ sở OSCE ở Vienna.
Theo Dantri
Lãnh đạo Triều Tiên trúng cử quốc hội với 100% phiếu thuận
Kết thúc cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hôm qua (9/3), truyền thông nhà nước Triều Tiên hôm nay đã xác nhận nhà lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-un giành được 100% phiếu ủng hộ.
Ông Kim Jong-un đi bỏ phiếu
Theo hãng tin AFP, đây là kết quả không ai nghi ngờ. Như vậy, nay ông Kim đã có thêm một chức vụ mới là đại biểu quốc hội, sau khi đã đảm nhận các vị trí Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang và chủ tịch Ủy ban quốc phòng.
"Tòan bộ cử tri của đơn vị bầu cử đã tham gia bỏ phiếu, và 100% số này bỏ phiếu cho ông Kim Jong-un", thông báo của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA khẳng định. "Đây là một sự bày tỏ sự ủng hộ tuyệt đối và tin tưởng sâu sắc vào nhà lãnh đạo tối cao Kim Jong-un, bởi họ một lòng trung thành với ông và dành cho ông sự kính trọng cao".
Ông Kim là đại biểu tại đơn vị bầu cử số 111 núi Paektu. Theo truyền thông Triều Tiên, đây được coi như một ngọn núi thiêng, và cha ông Kim Jong-un la Kim Jong-il được sinh ra bên sườn núi này.
Trong cuộc bầu cử diễn ra hôm qua, tại toàn bộ gần 700 đơn vị bầu cử đều chỉ có 1 ứng viên duy nhất do nhà nước phê duyệt. Do đó kết quả bầu cử coi như đã được ấn định với mọi trường hợp.
Việc đi bỏ phiếu là bắt buộc với các cử tri, và truyền thông Triều Tiên cho biết tòan bộ các cử tri đã đăng ký đều đi bầu, người trừ những người sống ở nước ngoài.
KCNA ca ngợi ông Kim là người kế vị sáng giá của cha và ông nội mình, nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành.
Theo Dantri
Tư lệnh hải quân Ukraine bỏ sang lực lượng thân Nga Ngày 2/3, người đứng đầu ngành hải quân Ukraine Denys Berezovskyy, vừa được Tổng thống tạm quyền Ukraine bổ nhiệm một ngày trước, đã "tuyên thệ sát cánh với người dân Crimea" từ trụ sở Hạm đội Hắc Hải (Biển Đen) của Nga ở Crimea. Ông Berezovskyy đọc tuyên thệ sát cánh cùng người dân Crimea bên cạnh lãnh đạo Crimea Sergiy Aksyonov....