Mỹ, NATO ‘mất dấu tàu ngầm Nga’
Mỹ và đồng minh dường như triển khai nhiều khí tài để tìm dấu vết tàu ngầm Rostov-on-Don ở Địa Trung Hải trong một tuần nhưng không có kết quả.
“Lực lượng săn ngầm NATO đã cố gắng tìm kiếm tàu ngầm Rostov-on-Don suốt một tuần, nhưng các nỗ lực đều không thành công. Bộ chỉ huy Nga vẫn duy trì liên lạc thông suốt với tàu ngầm”, nguồn tin giấu tên am hiểu vấn đề tiết lộ hôm 20/3.
Hải quân Anh từng bám đuôi tàu ngầm Rostov-on-Don trên đường di chuyển từ Đại Tây Dương đến Địa Trung Hải. Hạm đội 6 hải quân Mỹ tiếp nhận nhiệm vụ theo dõi tàu ngầm Nga khi nó vượt qua eo biển Gibraltar cách đây một tháng. Tuy nhiên, dường như lực lượng này đã mất dấu chiếc Rostov-on-Don trong tuần này.
Video đang HOT
Tàu ngầm Rostov-on-Don tiến vào Địa Trung Hải năm 2020. Ảnh: USNI .
Truyền thông Israel hồi giữa tuần cho biết trinh sát cơ Mỹ đang thực hiện “nhiệm vụ bí ẩn” và không báo trước, trong đó các máy bay tuần thám P-8A quần thảo ngoài khơi Israel, Lebanon và Syria. “Họ triển khai lực lượng lớn nhưng không có kết quả. Điều này khiến họ lo lắng khi xảy ra căng thẳng”, nguồn tin nói thêm.
Rostov-on-Don là một trong 6 tàu ngầm Đề án 636 Varshavyanka, còn gọi là lớp Kilo, được Nga biên chế cho Hạm đội Biển Đen. Tư lệnh Hạm đội Biển Đen Igor Osipov xác nhận cả 6 tàu ngầm trong hạm đội đang làm nhiệm vụ ngoài biển, nhưng không cho biết vị trí.
Kilo là lớp tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel – điện, có nhiệm vụ tác chiến chống hạm và chống ngầm. Tàu có độ sâu hoạt động khoảng 240 m và lặn sâu tối đa 300 m. Lớp tàu ngầm này vận hành rất tốt trong vùng biển nông, có khả năng di chuyển ở gần đáy biển hơn các tàu ngầm tấn công khác.
Tàu ngầm Kilo được gọi là “hố đen đại dương” bởi khả năng ẩn mình gần như hoàn hảo của nó. Động cơ của tàu được đặt cách ly trên bệ đỡ cao su và không chạm vào thân tàu, làm giảm rung động và triệt tiêu tiếng ồn. Vỏ ngoài tàu ngầm được bọc kín bằng lớp cao su đặc biệt, có khả năng cách âm từ bên trong và hấp thụ sóng âm từ bên ngoài. Lớp vỏ cao su này giảm khả năng phát hiện mục tiêu từ hệ thống định vị thủy âm (sonar) chủ động và thụ động của đối phương.
Nga thường triển khai ít nhất một tàu ngầm lớp Kilo tuần tra Địa Trung Hải và đóng quân tại quân cảng Tartus, phía tây Syria kể từ khi mở chiến dịch can thiệp quân sự hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad năm 2015.
Nga tham gia tập trận hải quân với NATO lần đầu tiên sau 10 năm
Hạm đội Biển Đen của Nga thông báo, các tàu chiến của Nga sẽ tham gia cuộc tập trận quân sự AMAN-2021 vào tháng 2 tới, tại vùng biển Karachi, Pakistan.
Ngày 10/12, Hạm đội Biển Đen của Nga thông báo, các tàu chiến của Nga sẽ tham gia cuộc tập trận quân sự AMAN-2021 vào tháng 2 tới, tại vùng biển Karachi, Pakistan. Đây là cuộc tập trận chung đầu tiên của Nga cùng các nước thành viên NATO sau 10 năm.
Tàu Hải quân Nga tham gia tập trận cùng các nước thành viên NATO năm 2011.
Trên trang web chính thức, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, họ sẽ cử 01 tàu khu trục nhỏ, 01 tàu tuần tra, 01 tàu kéo cứu hộ, 01 đơn vị thủy quân lục chiến, 01 đội rà phá bom mìn và 01 máy bay trực thăng trên biển tham gia cuộc tập trận. Lần gần đây nhất, hải quân Nga tham gia tập trận chung với lực lượng hải quân các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 2011, trong cuộc tập trận Bold Monarch được tổ chức ngoài khơi Tây Ban Nha.
Cuộc tập trận AMAN-2021 sẽ có sự tham gia của các tàu Hải quân Pakistan cùng với hơn 30 quốc gia khác, bao gồm hải quân Nga, Mỹ, Hoàng gia Anh, Trung Quốc, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, Hải quân Philippines, Hải quân Hoàng gia Malaysia, Hải quân Sri Lanka và Hải quân Indonesia./.
Mỹ vô cảm quay lưng trước thảm họa hạt nhân? Mỹ không những không phê chuẩn hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mà thậm chí còn tiếng kêu lên gọi các nước đã phê chuẩn từ bỏ. Mỹ, Nga "bơi" ngược dòng? Ngày 24/10, thông tấn của Pháp đưa tin, Honduras đã trở thành quốc gia thứ 50 phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc...