Mỹ, NATO dồn dập đưa vũ khí tới Ukraine
Mỹ và các nước thành viên NATO đã mở cầu hàng không để viện trợ quân sự cho Ukraine trong bối cảnh phương Tây lo ngại về nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Nga.
Máy bay chở vũ khí của quân đội Mỹ tại sân bay ở Kiev, Ukraine (Ảnh: Getty).
Từ ngày 22/1/2021, 8 máy bay vận tải của Mỹ đã hạ cánh xuống thủ đô Kiev, sau khi Tổng thống Joe Biden phê chuẩn khoản viện trợ quân sự trị giá 200 triệu USD cho Ukraine. Các chuyến bay tiếp theo dự kiến sẽ đến Ukraine trong những ngày tới.
Các nước thành viên NATO, bao gồm Anh và các nước Baltic, cũng đưa máy bay chở vũ khí tới Ukraine, trong khi Ba Lan và Séc dự kiến cũng sớm có động thái tương tự.
Trước khi Nga triển khai số lượng lớn binh sĩ và khí tài quân sự sát biên giới Ukraine, chỉ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ là những nước sẵn sàng viện trợ quân sự cho Ukraine.
Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho Ukraine các máy bay không người lái TB2 Bayraktar được trang bị vũ khí. Ukraine sử dụng thiết bị này trong cuộc xung đột với lực lượng ly khai ở miền đông. Trong chuyến thăm Kiev tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ký hợp đồng chính thức cho phép Ukraine sản xuất máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với Mỹ, Anh, các lực lượng của Canada và Ba Lan cũng tham gia huấn luyện cho lực lượng vũ trang Ukraine trong các cuộc diễn tập tác chiến hiện đại. Ba Lan cam kết viện trợ Ukraine máy bay không người lái và các hệ thống phòng không tầm ngắn, vác vai.
Mỹ đã viện trợ cho Ukraine đạn pháo, tên lửa chống tăng, tên lửa phá công sự, súng phóng lựu đạn và các loại súng khác. Anh cũng viện trợ cho Ukraine hàng nghìn tên lửa chống tăng, trong khi Latvia và Lithuania cung cấp các tên lửa phòng không Stinger.
Binh sĩ Mỹ chuyển đạn dược, vũ khí tới Ukraine tại căn cứ không quân Dover, Delaware, Mỹ hôm 21/1 (Ảnh: Reuters).
Một đội quân gồm 30 lính tinh nhuệ Anh gần đây đã được triển khai tới Ukraine để huấn luyện các lực lượng vũ trang nước này cách sử dụng vũ khí chống tăng mới do Anh gửi tặng cho Ukraine.
Đại sứ Ukraine tại Anh Vadim Pristayko ngày 8/2 cho biết Anh sẽ cung cấp cho Ukraine các tên lửa chống hạm có khả năng sử dụng để đối phó với Hải quân Nga ở Biển Đen.
Việc chuyển giao tên lửa chống hạm sắp tới dường như nằm trong thỏa thuận trị giá 1,7 tỷ bảng Anh (2,3 tỷ USD) mà London và Kiev đã đạt được vào năm ngoái. Theo thỏa thuận, Anh cung cấp cho Ukraine một khoản vay, mà Kiev phải trả trong vòng 10 năm, nhằm chi cho các khí tài quân sự liên quan đến hải quân do Anh cung cấp. Theo ông Pristayko, khí tài này bao gồm 2 tàu quét mìn đang được “điều chỉnh lại” tại một xưởng đóng tàu ở Scotland, cũng như các thiết bị khác.
Video đang HOT
Anh cũng gửi số lượng lớn vũ khí, cung cấp 2.000 tên lửa chống tăng tầm ngắn NLAW, cũng như triển khai thêm các huấn luyện viên quân sự để hướng dẫn các lực lượng Ukraine cách sử dụng các hệ thống này. Lực lượng vũ trang Ukraine bắt đầu huấn luyện với tên lửa NLAW ở thành phố Chernihiv, phía đông bắc Kiev vào cuối tuần qua.
Đức hôm 26/1 đã thông báo kế hoạch chuyển 5.000 mũ bảo hiểm cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết việc giao lô mũ bảo hiểm sẽ gửi một “tín hiệu rất rõ ràng” rằng Đức đứng về phía Ukraine trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nga.
Nhà Trắng hồi tháng 1 xác nhận, Quốc hội Mỹ đã được thông báo về kế hoạch chuyển giao 5 trực thăng vận tải cho chính quyền Ukraine. Các trực thăng Mi-17 ban đầu được mua từ Nga và dành cho chính quyền Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn. Tuy nhiên, chính quyền này đã tan rã sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan vào tháng 8 năm ngoái.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov đã đề xuất Lầu Năm Góc gửi số trực thăng này cùng với đạn dược vào cuối tháng 11/2021.
Quốc hội Mỹ cũng đã phê chuẩn giấy phép xuất khẩu vũ khí cho Estonia, Latvia và Lithuania, động thái sẽ mở đường cho phép các quốc gia này chuyển giao vũ khí có xuất xứ từ Mỹ cho Ukraine.
Chỉ trong tháng 1, Mỹ đã chuyển giao 79 tấn khí tài quân sự cho Ukraine, trong đó có khoảng 300 hệ thống chống tăng Javelin.
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba ngày 7/2 đã tiết lộ quy mô viện trợ quân sự của phương Tây, ca ngợi “sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế về kinh tế và chính trị” cho Ukraine. “Trong những tuần và tháng qua, chúng tôi đã nhận được hơn 1,5 tỷ USD và hơn 1.000 tấn vũ khí và khí tài”, Ngoại trưởng Kubela cho biết.
3 kịch bản cho 'điểm nóng' Ukraine
Với việc Mỹ bác bỏ nhiều lo ngại về an ninh của Nga, viễn cảnh leo thang quanh vấn đề Ukraine đang tăng lên.
Theo đài RT, Mỹ đã gửi cho Nga một phản hồi bằng văn bản đối với các đảm bảo an ninh do Nga đề xuất. Mặc dù từ chối chấp nhận yêu cầu của Nga về việc NATO sẽ không mở rộng thêm về phía biên giới Nga, nhưng Mỹ cho biết đã sẵn sàng thảo luận về một số vấn đề, bao gồm kiểm soát vũ khí và ổn định chiến lược.
Trong bối cảnh này, nhà phân tích Ivan Timofeev, Giám đốc Chương trình Câu lạc bộ Valdai và là một trong những chuyên gia chính sách đối ngoại hàng đầu của Nga, cho rằng Nga còn ba lựa chọn.
Kịch bản một: Chiến tranh
Trong điều kiện hòa bình, khó có thể tránh khỏi việc Ukraine vẫn sẽ theo đuổi con đường chống Nga. Với tình hình chính trị ở Ukraine, thỏa hiệp với Nga là điều không thể.
Binh sĩ Ukraine tại khu vực xung đột với lực lượng li khai ở Gorlivka, miền Đông Lugansk. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Ukraine tự nhận thấy không có cách nào khác để đảm bảo an ninh của đất nước ngoài việc trở thành thành viên NATO. Phương Tây cũng sẽ hướng tới việc để cho Ukraine tham gia vào các cấu trúc an ninh của mình. Do đó, không thể thay đổi con đường chống Nga này mà không có chiến tranh.
Ngay cả khi Ukraine không gia nhập NATO trong những năm tới hoặc nhiều thập kỷ tới, thì cũng không có gì ngăn cản Ukraine triển khai các hệ thống tấn công hoặc các hệ thống khác trên lãnh thổ, tái vũ trang quy mô lớn cho các lực lượng vũ trang bằng tiền của các nước phương Tây.
Xét chiều dài đường biên giới hai nước, tình hình Ukraine đặt Nga vào thế bất lợi. Diễn biến quân sự ở Ukraine do Mỹ và phương Tây gây ra là mối đe dọa cơ bản đối với Nga. Quân đội Ukraine có thể bị đánh bại tương đối nhanh chóng, và nước này có thể tránh được một cuộc chiến kéo dài bằng cách thực hiện một chiến dịch chớp nhoáng.
Nếu xảy ra chiến tranh giữa Ukraine và Nga, Nga sẽ bị trừng phạt, dù tác động mạnh nhưng không phải là đòn "chí tử". Lợi ích đối với an ninh quân sự lớn hơn thiệt hại về kinh tế. Tác hại đối với nền kinh tế sẽ không gây phản đối công khai ở Nga và có thể được kiểm soát.
Uy tín của các giới chức Nga sẽ tăng lên nhờ họ đã giải quyết được một nhiệm vụ lịch sử quan trọng.
Các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ càng làm xói mòn niềm tin vào hệ thống tài chính lấy Mỹ làm trung tâm. Nga sẽ có thể tồn tại như một pháo đài.
Bản thân phương Tây đang suy yếu. Chiến thắng của Nga ở Ukraine sẽ giáng một đòn nữa vào Mỹ và phương Tây, đồng thời sẽ đẩy nhanh quá trình thoái trào của họ.
Nếu kịch bản này xảy ra, quan hệ giữa Nga và phương Tây sẽ đổ vỡ hoàn toàn. Kịch bản cũng sẽ dẫn đến thiệt hại lớn về nhân mạng, gây khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng và lâu dài ở Nga do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, và NATO quân sự hóa đáng kể Đông Âu.
Kịch bản hai: Căng thẳng vĩnh viễn
Cái giá của giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine là quá cao. Ngay cả trong trường hợp các lực lượng vũ trang Ukraine bị đánh bại nhanh chóng, vấn đề kiểm soát lãnh thổ cũng nảy sinh. Chế độ mới ở Ukraine sẽ đòi hỏi nguồn tài chính đáng kể từ Nga. Cộng với những thiệt hại từ các lệnh trừng phạt, tình trạng thiếu nguồn lực bên trong chính nước Nga sẽ rất lớn.
Binh sĩ Ukraine tại khu vực xung đột với lực lượng li khai ở Gorlivka, vùng Donetsk. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu kiểm soát hoàn toàn Ukraine, Nga cũng không thể ngăn phương Tây hình thành và vũ trang cho các nhóm Ukraine ở các vùng lãnh thổ lân cận.
Nếu một phần lãnh thổ Ukraine vẫn do chế độ thân phương Tây kiểm soát, xung đột sẽ trở thành vĩnh viễn. Khi đó, không có vấn đề nào về an ninh của Nga được giải quyết và số lượng vấn đề sẽ chỉ tăng lên do quá trình quân sự hóa ở Đông Âu.
Kịch bản này cho thấy sự ổn định nội tại của xã hội Nga sẽ không được đảm bảo, nếu xét đến thiệt hại kinh tế từ các lệnh trừng phạt, chi phí chiến tranh và số tiền chi cho Ukraine. Trường hợp này sẽ gây lạm phát khó tránh và suy giảm thu nhập cho người dân Nga.
Kịch bản này không làm thay đổi hoàn toàn tình hình ở châu Âu. Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn là cạnh tranh, nhưng không vượt qua ranh giới đỏ.
Kịch bản ba: Loại bỏ chương trình nghị sự liên quan Ukraine
Nếu trở thành thành viên NATO, Ukraine sẽ gây hại nhiều hơn cho NATO do có nhiều xung đột chưa được giải quyết và không có đóng góp rõ ràng cho an ninh chung. Bảo lãnh cho Ukraine sẽ gây rắc rối và tốn kém cho NATO.
Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp trực tuyến ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu phương Tây để Ukraine gia nhập NATO, Ukraine sẽ khiến NATO trở thành một cấu trúc thậm chí còn mất cân bằng hơn, trong đó số lượng "người đi nhờ xe" sẽ tăng lên.
Mặc dù vẫn nằm trong ảnh hưởng của phương Tây, nhưng Ukraine sẽ ngày càng giảm tầm quan trọng. Phương Tây không có lý do gì để ủng hộ Ukraine lâu dài. Viện trợ sẽ giảm dần khi vị trí của Ukraine tụt xuống sau trong danh sách các ưu tiên của phương Tây. Nếu không có can thiệp quân sự, Ukraine sẽ thành một quốc gia ngoại vi và là ưu tiên thứ ba trong chương trình nghị sự toàn cầu.
Nga có khả năng quân sự đáng kể để ngăn chặn đe dọa xuất phát từ lãnh thổ của Ukraine và các nước NATO. Ngay cả khi không sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga thể gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được cho các đối thủ ở châu Âu. Kiểm soát Crimea đảm bảo sự thống trị của Nga ở Biển Đen.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Nga với phương Tây không chỉ giới hạn ở Ukraine. Nga có nhiều khía cạnh mà nước này có thể mặc cả với phương Tây. Loại bỏ chương trình nghị sự liên quan Ukraine là hoàn toàn có thể, và thậm chí đáng mong đợi. Sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ định hình nền chính trị toàn cầu trong những thập kỷ tới.
Nền kinh tế Nga vẫn còn mỏng manh và phụ thuộc vào thị trường hàng hóa. Do đó, kịch bản dễ chịu nhất là tránh căng thẳng quá mức do chiến tranh và các biện pháp trừng phạt. Việc phá vỡ quan hệ kinh tế với phương Tây cũng phản tác dụng với Nga.
Chọn kịch bản nào?
Kịch bản đầu tiên rõ ràng là gây rủi ro đáng kể cho Nga. Đối với phương Tây, đó cũng là điều không mong muốn.
Kịch bản thứ hai khá dễ chấp nhận đối với phương Tây. Đối với Nga, nó có ít rủi ro hơn, nhưng lợi ích có hạn. Mối nguy hiểm chính là áp lực của phương Tây đang dần dần tăng lên.
Mối nguy tương tự cũng có trong kịch bản thứ ba.
Theo các chuyên gia, nhiệm vụ chính của phương Tây sẽ là xoa dịu Nga và giảm căng thẳng để có lợi cho chính mình. Nhiệm vụ chính của Nga là tránh hành động quá mức, đồng thời không sa lầy vào một cuộc đối đầu tốn kém, chỉ duy trì và sử dụng đòn bẩy gây áp lực lên phương Tây khi cần phục vụ lợi ích của mình.
Anh điều vũ khí chống tăng, Canada đưa lực lượng đặc biệt đến Ukraine Ngày 17/1, Chính phủ Anh thông báo đã bắt đầu cung cấp vũ khí chống tăng cho Ukraine để giúp nước này tự vệ. Một lính dự bị của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine luyện tập chiến đấu. Ảnh: Reuters Hãng AFP cho biết sau khi các cuộc đàm phán giữa Nga với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại...