Mỹ nâng tầm ảnh hưởng quân sự tại châu Á với chiến lược mới
Mỹ dự định sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương thông qua quan hệ đồng minh hơn là thiết lập các căn cứ tại đây, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Một chiến lược mới tập trung vào châu Á của Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc nước này sẽ điều thêm nhiều binh sĩ và các vũ khí tối tân đến khu vực trong thập niên sắp tới, AFP dẫn lời Bộ trưởng Panetta trong một buổi họp báo trước chuyến đi dự Diễn đàn An ninh châu Á mang tên Đối thoại Shangri-la tại Singapore hôm 31.5.
Tuy nhiên, kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực này của Lầu Năm Góc sẽ được tiến hành dựa trên sự cộng tác với các đồng minh mà không cần phải xây dựng các căn cứ quân sự, ông Panetta phát biểu.
Theo đó, thay vì thiết lập các căn cứ lớn, quân đội Mỹ – bao gồm lực lượng hải quân, không quân và bộ binh – sẽ được các nước đồng minh cho phép có mặt tại các bến cảng, sân bay và các địa điểm khác tại các nước này để tiến hành các nhiệm vụ ngắn hạn, cùng tham gia huấn luyện và tập trận.
Trong bối cảnh Washington đang chật vật tìm cách giảm sức ép lên chi tiêu ngân sách, thì chiến lược mới này rõ ràng có chi phí rẻ hơn so với việc xây dựng các căn cứ quân sự, đồng thời cũng ít làm phát sinh các ý kiến phản đối tại các nước đồng minh.
Video đang HOT
Bộ trưởng Panetta cũng cho biết Mỹ đang tiến hàng thử nghiệm chiến lược mới này thông qua đợt điều động 2.500 thủy quân lục chiến đến khu vực phía Bắc nước Úc.
“Chúng tôi đang thử nghiệm chiến lược mới này ở Úc. Chúng tôi cũng đang lên kế hoạch cho một sách lược giống như vậy tại Philippines và các nơi khác”, AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết. Ông cũng khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường mạnh mẽ sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong 5-10 năm tới.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng lợi ích
Bắc Kinh hôm qua yêu cầu Washington tôn trọng các lợi ích của nước này ở châu Á Thái Bình dương, ngay trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có chuyến công du 9 ngày đến khu vực.
Chuyến thăm của ông Panetta được cho là để hiện thực hóa sự chuyển dịch chiến lược của Mỹ sang châu Á Thái Bình dương, điều mà Tổng thống Mỹ Obama công bố năm ngoái. Nó diễn ra trong bối cảnh sự căng thẳng đang gia tăng quanh các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Được hỏi về việc Panetta đến thăm Singapore, Việt Nam và Ấn Độ, phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết Bắc Kinh hy vọng Mỹ "đóng vai trò tích cực và xây dựng trong khu vực".
"Chúng tôi cũng hy vọng Mỹ tôn trọng các lợi ích và mối quan tâm của Trung Quốc trong khu vực", AFP dẫn lời Lưu nói.
Quân đội Trung Quốc tập trận đổ bổ cuối tháng trước. Ảnh: China news
Hiện Trung Quốc và một số nước trong khu vực đang có tranh chấp về chủ quyền các đảo trên Biển Đông, nơi được cho là có nhiều tài nguyên hải sản và năng lượng, là tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất của thế giới.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines đã xấu đi nghiêm trọng trong gần hai tháng qua, do sự đối đầu quanh bãi đá không người ở có tên gọi Scaborough/Hoàng Nham trên Biển Đông. Hai bên đã điều các tàu đến, trao đi đổi lại những lời cáo buộc lẫn nhau gây căng thẳng và khiêu khích, và chưa có bất kỳ dấu hiệu nhượng bộ từ bên nào.
Bắc Kinh nói rằng việc Philippines lôi kéo "bên thứ ba" vào tranh chấp sẽ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng. Tuyên bố này được đưa ra sau khi có các thông tin về việc nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ hỗ trợ để Manila tăng năng lực bảo vệ lãnh thổ lãnh hải.
Mỹ trong khoảng ba năm qua đã nhiều lần khẳng định nước này có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo an ninh và tự do hàng hải ở Biển Đông. Washing ton ủng hộ giải pháp đa phương cho việc giải quyết các tranh chấp, trong khi Bắc Kinh chủ trương đàm phán tay đôi với từng bên có tranh chấp.
Theo VNExpress
Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng các lợi ích của Bắc Kinh ở châu Á Trung Quốc kêu gọi Mỹ tôn trọng các lợi ích của mình ở châu Á - Thái Bình Dương ngay trước thềm Đối thoại Shangri-la 2012. Ngày 31/5, cũng giống như năm ngoái Bắc Kinh một lần nữa đã lên tiếng kêu gọi Mỹ tôn trọng các lợi ích của họ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh...