Mỹ nâng cấp xe thiết giáp M113 thời Chiến tranh Việt Nam
Bộ quốc phòng Mỹ sẽ chi 382 triệu USD để nâng cấp toàn bộ xe thiết giáp chở quân M-113 của nước này lên các biến thể đa nhiệm AMPV.
Tạp chí Armyrecognition đưa tin, Quân đội Mỹ sẽ nâng cấp các xe thiết giáp chở quân M-113 lên biến thể AMPV.
M113 là xe thiết giáp chở quân bánh xích thành công nhất trong lịch sử quân sự Mỹ, khoảng 80.000 chiếc được sản xuất trong hàng chục năm, xuất khẩu tới 50 quốc gia.
Nó được phát triển bởi Food Machinery Corp (FMC), chính thức biên chế cho Quân đội Mỹ từ năm 1960. Đặc biệt, ngay sau đó, xe thiết giáp M113 đã được Mỹ đưa sang chiến trường Việt Nam thử sức.
Hiện nay, biên chế Lục quân Mỹ vẫn còn khoảng 6.000 chiếc xe thiết giáp M113 hoạt động.
Biến thể xe thiết giáp đa nhiệm AMPV do BAE Systems phát triển dựa trên xe thiết giáp chở quân M-113.
Nhằm duy trì lâu hơn các xe M113 sau hàng chục năm phục vụ, Quân đội Mỹ đã bắt đầu các bước chuẩn bị cần thiết để hiện thực hóa kế hoạch nâng cấp thành các biến thể xe thiết giáp AMPV. Đây cũng có thể được xem là lựa chọn tốt nhất cho Quân đội Mỹ hiện tại để giải quyết số M-113 còn tồn dư trong các kho dự trữ chiến lược.
Video đang HOT
Khả năng cơ động và vượt địa hình của M-113 được đánh giá là khá phù hợp cho việc chuyển đổi thành các biến thể xe AMPV, trong khi đó Quân đội Mỹ lại xem đây là một trong những chương trình nâng cấp vũ khí quan trọng trong thời gian sắp tới.
Cuối năm 2014, Bộ quốc phòng Mỹ đã trao cho hãng BAE Systems hợp đồng trị giá 382 triệu USD để phát triển kỹ thuật và nâng cấp khoảng 29 chiếc xe thiết giáp chở quân M-113 thành các biến thể AMPV trong 52 tháng.
Theo Kiến Thức
Việt Nam thuần phục xe thiết giáp M113 thế nào?
Là chiến lợi phẩm thu được sau năm 1975, xe thiết giáp M113 được Việt Nam cải tiến, nâng cấp và phục vụ trong quân đội Việt Nam đến tận ngày nay.
Tính đến đầu năm 1975, trong biên chế quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) vẫn còn khoảng trên 1.500 chiếc M113. Sau giải phóng miền Nam, hàng trăm xe được đưa vào biên chế bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, còn khoảng 500 xe thiết giáp M113 còn sử dụng được. Các xe tăng M113 được Quân giải phóng miền Nam sử dụng đánh địch từ trước giải phóng, trong có chiến dịch Hồ Chí Minh.
Số xe thiết giáp này đã xuất trận với quy mô lớn rất hiệu quả trong chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-1979, có lúc lấn át cả vai trò của các loại xe bọc thép khác do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo. Nhờ M113, Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhanh chóng giành ưu thế áp đảo trước Khmer đỏ.
M113 được đánh giá dễ điều khiển và có điều kiện sử dụng thuận lợi hơn nhiều so với các xe cùng thời của Liên Xô bởi được trang bị hệ thống tay lái trợ lực bằng thủy lực.
Tuy nhiên, do bị thiệt hại trong chiến tranh và thiếu phụ tùng thay thế nên số lượng M113 của Việt Nam bị hao hụt rất nhiều, hiện tại, con số M113 còn hoạt động ước lượng khoảng gần 200 chiếc.
Để phù hợp với yêu cầu tác chiến cùng điều kiện cung cấp đạn dược, hậu cầu, xe thiết giáp chiến lợi phẩm M113 đã được Việt Nam cải tiến nhiều lần.
Ngay sau ngày giải phóng, M113 đã được Quân đội nhân dân Việt Nam gắn thêm ĐKZ-106 mm M40 hoặc ĐKZ-75 mm K56. Tiếp sau đó Việt Nam đã thay thế đại liên Browning 50 của Mỹ bằng đại liên 12,7 mm của Nga.
Đứng trước tình hình thiếu phụ tùng thay thế, một số lượng M113 được niêm cất để sẵn sàng sử dụng khi có tình huống, một số khác được từng bước hiện đại hóa bằng cách gửi ra nước ngoài và thay thế các phụ tùng đã hư hỏng bằng thiết bị dễ kiếm từ các nguồn khác Mỹ.
Theo các thông tin không chính thức năm 2001, Việt Nam đã tiến hành sửa chữa tổng thể và nâng cấp nhỏ khoảng 80 xe bọc thép M113.
Việc nâng cấp và sửa chữa được thực hiện bằng một số linh kiện mua từ các nguồn thương mại và tận dụng linh kiện thu được từ thời chiến tranh Việt Nam. Hiện nay, M113 vẫn còn là lực lượng cốt yếu trong binh chủng tăng - thiết giáp Việt Nam.
Theo Đất Việt
Thăm nơi niêm cất xe thiết giáp M113 Việt Nam Các xe thiết giáp M113 mà ta thu được của Mỹ sau 1975 được niêm cất dài hạn tại kho chiến lược cấp 1 Bộ Quốc phòng KT580. KT580 là kho chiến lược cấp 1 của Bộ Quốc phòng, làm nhiệm vụ quản lý, giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, đồng bộ, niêm cất, tiếp nhận, cấp phát vũ khí trang...