Mỹ nâng cấp UAV Predator B bay cao hơn, lâu hơn
Công ty General Atomics đang nâng cấp máy bay không người lái (UAV) Predator B, hay còn gọi là MQ-9 Reaper ở Mỹ, nhằm nâng trần bay của nó lên 17.000m và hoạt động liên tiếp được trong 40 giờ.
Những khả năng mới có được nhờ việc nâng cấp sải cánh máy bay dài hơn 26m, khiến nó hoạt động tiết kiệm nhiên liệu hơn. Predator B còn được thay đổi để phù hợp với tiêu chuẩn chân Âu nhờ sử dụng nhiều vật liệu tổng hợp hay các công nghệ cảm biến và né tránh.
Máy bay không người lái Predator B, hay còn gọi là MQ-9 Reaper ở Mỹ
Theo giám đốc phát triển chiến lược quốc tế của General Atomics, ông Christopher Ames, điểm tiến bộ nhất chính là hệ thống cảm biến và né tránh nguy hiểm của các UAV khi Cơ quan hàng không liên bang (FAA) chưa hề viết ra quy định chi tiết về vấn đề này.
Video đang HOT
General Atomics cũng sẽ sử dụng thiết bị tương tự trên các máy bay thương mại, như hệ thống né tránh và cảnh báo va chạm (TCAS) và Hệ thống tự động giám sát (ADSB), nhằm giao tiếp với các máy bay lân cận bằng tín hiệu điện tử và xác định những thông tin về khoảng cách, hướng bay và tốc độ, trang DodBuzz cho hay.
“Người điều khiển ngồi bên trong phòng kiểm soát dưới mặt đất sẽ nhìn vào một màn hình hiển thị, có đưa ra các chỉ dẫn nhằm đảm bảo an toàn bay đối với các máy bay khác. Chuyên viên này có thể tuân theo những chỉ dẫn để tránh va chạm với máy bay. Tuy nhiên, nếu người này lơ là và không làm theo những gì được cảnh báo, hệ thống sẽ tự động thực hiện, nhằm đảm bảo an toàn”, ông Ames giải thích.
Ông Ames cho biết, công ty General Atomics sẽ chia sẻ thông tin về công nghệ với FAA, NASA, cũng như nhiều đối tác khác, nhằm hỗ trợ cho việc tạo ra một quy định chung về phát triển hệ thống cảm biến và né tránh mối nguy hiểm.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ ủng hộ bán công nghệ tàu sân bay cho Ấn Độ
Ngày 3-4, thứ trưởng quốc phòng phụ trách mua sắm vũ của Mỹ cho biết chính phủ nước này sẽ ủng hộ việc bán các công nghệ tàu sân bay cho Ấn Độ, trong đó có hệ thống phóng điện từ trên tàu sân bay của Tập đoàn General Atomics.
Ngày 3-4, thứ trưởng quốc phòng phụ trách mua sắm vũ của Mỹ cho biết, chính phủ nước này sẽ ủng hộ việc bán các công nghệ tàu sân bay cho Ấn Độ, trong đó có hệ thống phóng điện từ trên tàu sân bay của Tập đoàn General Atomics.
Thứ trưởng Quốc phòng Frank Kendall cho biết ông lạc quan trước nỗ lực của Washington và New Dehli trong việc hợp tác phát triển một tàu sân bay cho Ấn Độ.
"Tôi lạc quan về việc hợp tác với họ về vấn đề này", ông Kendall cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, khi được hỏi về khả năng Ấn Độ sẽ có được Hệ thống phóng máy bay bằng điện từ (EMALS) do General Atomics, có trụ sở tại San Diego, California, nghiên cứu và phát triển.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ chạy thử trên biển
"Họ sẽ phải đưa ra quyết định của chính họ về công nghệ nào mà họ muốn, nhưng tôi không thấy có bất kỳ trở ngại nào nếu Ấn Độ muốn sở hữu những công nghệ tàu sân bay của chúng tôi", ông nói và cho biết thêm vấn đề này sẽ do một nhóm chuyên viên chung của hai nước phụ trách giải quyết.
Lầu Năm Góc đã chỉ định Thiếu tướng hải quân Thomas Moore, giám đốc chương trình tàu sân bay của hải quân, đứng đầu phía Mỹ tại nhóm chuyên viên chung này.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Maureen Schumann, ông Moore sẽ làm việc với đối tác Ấn Độ để tổ chức cuộc họp đầu tiên của nhóm này trong vòng hai tháng tới.
Tuần báo quốc phòng Jane's mới đây đánh giá hệ thống EMALS là một trong những công nghệ tàu sân bay tân tiến nhất hiện nay vì nó thay đổi hoàn toàn phương thức phóng máy bay trên các tàu sân bay.
Hệ thống mới này sẽ giúp các máy bay chiến đấu được phóng từ một mặt boong bằng phẳng với tốc độ nhanh hơn và cải thiện hiệu quả hoạt động của máy bay.
Theo_An ninh thủ đô
Những sự thật ít biết về trung tâm đầu não của quân đội Mỹ Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, là tòa nhà văn phòng lớn nhất hành tinh nhưng công trình này hoàn toàn không có thang máy. Lầu Năm Góc được xây dựng năm 1943. Nước Mỹ khi đó vẫn đang trong thời kỳ phân biệt chủng tộc nên người ta thiết kế 284 phòng tắm riêng biệt để phục vụ nhân...