Mỹ nâng cấp Javelin sau khi bị Nga trưng bày
Mỹ vừa quyết định nâng cấp tên lửa chống tăng Javelin lên phiên bản mới – động thái diễn ra sau khi Nga trưng bay tên lửa này tại Triển lãm Army-2018.
Hợp đồng nâng cấp Javelin có trị giá 14,3 triệu USD đã được Bộ Quốc phòng Mỹ trao cho Raytheon và công ty liên doanh của Lockheed Martin. Dự kiến thời điểm hoàn thành vào tháng 9/2020.
Theo những thông tin ban đầu, sau khi hoàn thành nâng cấp, những đặc điểm tính năng kỹ chiến thuật mới của FGM-148F Javelin nằm ở đầu đạn đa năng.
Nhờ có đầu đạn mảnh tên lửa Javelin mới có khả năng tiêu diệt sinh lực đối phương, phá hủy các mục tiêu thiết giáp, phá hủy các công trình, công sự.
Cùng với sự khác biệt, tên lửa phiên bản mới vẫn giữ được khả năng tiêu diệt xe tăng, thiết giáp hạng nặng. Ngoài sự khác biệt về đầu đạn, FGM-148F có khối lượng nhẹ hơn so với các phiên bản trước đây, Công ty Javelin Joint Venture cho biết.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên chương trình nâng cấp lên chuẩn FGM-148F được Mỹ công khai, tuy nhiên chương trình nâng cấp này bị gián đoạn hồi cuối năm 2016 do xuất hiện vấn đề với đầu đạn tên lửa.
Nguồn tin cho biết, chương trình hiện đại hóa Javelin sẽ được thực hiện theo bốn giai đoạn. Phiên bản FGM-148F là sản phẩm của giai đoạn phát triển (vòng xoáy) thứ 2, giai đoạn 3 và 4, các nhà sản xuất sẽ tiếp tục giảm trọng lượng và giá thành của tổ hợp.
Mặc dù việc nâng cấp tên lửa Javelin được cho là đã có kế hoạch từ trước nhưng nó diễn ra ngay sau khi Nga trưng bày tên lửa này tại Triển lãm Army-2018 đã xuất hiện đồn đoan cho rằng, Mỹ vội nâng cấp Javelin lên bản tối tân hơn là do tên lửa này đã lộ mật trước Nga.
Theo thông tin được nhà sản xuất công khai, Javelin được thiết kế để tấn công tiêu diệt mọi xe tăng, xe bọc thép và kể cả công sự phòng ngự trên mặt đất của đối phương. Đạn tên lửa nặng 11,8kg, dài 1,1m, đường kính thân 127mm đặt trong ống phóng để bảo vệ khỏi sự hư hỏng từ môi trường.
Đạn của Javelin được lắp đầu đạn kiểu 2 đầu nổ chuyên trị giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị trên xe tăng hiện đại (nghĩa là, đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối giáp ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính xe tăng để đầu nổ 2 xuyên phá).
Tên lửa dùng cơ cấu phóng mềm, dùng liều phóng phụ đưa quả đạn ra khỏi ống phóng. Ở cự ly an toàn cho xạ thủ, động cơ chính tên lửa mới kích hoạt bay tới mục tiêu.
Với cơ cấu phóng này, luồng phản lực khi quả đạn rời bệ phóng rất nhỏ, đảm bảo an toàn hơn cho xạ thủ và người xung quanh. Tên lửa đạt tầm bắn hiệu quả 75m tới 2.500m, tầm bắn tối đa gần 5.000m. Với những thông số được công khai, Javelin xứng đáng là dòng tên lửa chống tăng hàng đầu thế giới.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Bất chấp Nga phản đối, Mỹ bán hàng trăm tên lửa cho Ukraine
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ bán hàng trăm tên lửa chống tăng và các bệ phóng tên lửa cho Ukraine với giá trị hợp đồng lên tới 47 triệu USD.
Binh sĩ Mỹ hướng dẫn binh sĩ Ấn Độ phóng tên lửa Javelin trong cuộc tập trận chung giữa hai nước. (Nguồn: Sputnik)
Reuters dẫn thông báo của Cơ quan Hợp Tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) ngày 1/3 cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã quyết định phê chuẩn thương vụ bán hàng trăm tên lửa chống tăng Javelin và các bệ phóng tên lửa cho chính phủ Ukraine. Theo DSCA, thỏa thuận này sẽ góp phần bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ thông qua "việc cải thiện an ninh của Ukraine".
"Hệ thống tên lửa Javelin sẽ giúp Ukraine xây dựng năng lực phòng thủ lâu dài nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, từ đó đáp ứng được các yêu cầu quốc phòng của nước này", DSCA nhấn mạnh.
Trong thông báo phát đi hôm qua, Lầu Năm Góc cho biết hợp đồng bán vũ khí cho Ukraine sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. Trước đó, chính phủ Ukraine đã đề xuất mua 210 tên lửa Javelin và 37 bệ phóng từ Mỹ. Các đơn vị cung cấp sẽ là hai tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu Raytheon và Lockheed Martin.
Năm 2017, Mỹ đã tuyên bố sẽ cấp các vũ khí sát thương và vũ khí phòng vệ cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng các vũ khí này sẽ được sử dụng để bảo vệ các binh sĩ và dân thường Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần phản đối động thái của Washington.
Theo Moscow, quyết định bán vũ khí của Mỹ sẽ khuyến khích việc sử dụng vũ lực cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine và là hành động gây leo thang căng thẳng cũng như cản trở tiến trình hòa bình trong khu vực.
Từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, mối quan hệ giữa Ukraine và Nga trở nên căng thẳng liên quan tới cuộc xung đột ở đông Ukraine giữa các nhóm ly khai do Moscow hậu thuẫn và lực lượng chính phủ Ukraine. Cuộc xung đột này khiến hơn 10.000 thiệt mạng trong vòng 3 năm.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tên lửa 'sát thủ diệt tăng' Mỹ bán cho Ukraine có thể khiến Nga lo ngại Khả năng tấn công đột nóc và sức xuyên phá mạnh khiến tên lửa FGM-148 Javelin của Mỹ trở thành khắc tinh với xe tăng Nga. . Lính Mỹ huấn luyện với tên lửa Javelin Các quan chức quốc phòng Mỹ hồi cuối tháng 12/2017 cho biết nước này sẽ bán vũ khí sát thương cho Ukraine, bao gồm cả tên lửa chống...