Mỹ nâng cấp dòng tiêm kích “vô tiền khoáng hậu”
Không lực Mỹ đang đầu tư nâng cấp chiến đấu cơ F-15 Eagle với việc ký một hợp đồng nâng cấp có trị giá lên tới 181,7 triệu USD với tập đoàn chế tạo máy bay Boeing. Theo đó, tập đoàn này sẽ đảm nhiệm việc nâng cấp các hệ thống radar V3 cho dòng chiến đấu cơ này.
Theo thông cáo trên, hợp đồng này dự kiến sẽ được hoàn tất vào ngày 15/1/2019.
“Nhà thấu sẽ cung cấp và lắp đặt các thiết bị, linh kiện nhằm nâng cấp tính năng cho 17 radar V3 và 29 radar RMP”, thông cáo báo chí trên cho hay.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, hợp đồng này sẽ được triển khai tại xưởng lắp máy của Boeing ở St.Louis, Missouri.
F-15 Silent Eagle là một kiểu máy bay tiêm kích chiến thuật hoạt động trong mọi thời tiết, máy bay tiêm kích này được phát triển từ phiên bản nổi tiếng F-15 Strike Eagle của Mỹ.
Video đang HOT
F-15 Silent Eagle (F-15SE) với những cải tiến vượt bậc như: phủ sơn tàng hình, bình nhiên liệu kiểu mới, thiết kế đuôi xiên và nhiều tính năng khác… đủ sức thực hiện những nhiệm vụ “dài hơi” chống lại các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự, F-15 Silent Eagle đón đầu nhu cầu về công nghệ tàng hình cũng như khả năng chuyên chở vũ khí lớn và đa dạng.
Theo Boeing, F-15SE có nhiều cải tiến về kết cấu cho phép máy bay mang nhiều vũ khí tiêu chuẩn hơn. F-15SE có thể mang các tên lửa không đối không như AIM-9, AIM-120 và các loại vũ khí không đối đất như bom thông minh có gắn bộ điều khiển quỹ đạo (JDAM) và bom có đường kính nhỏ (SDB).
Ngoài ra, F-15SE với thiết kế đuôi xiên, thiết kế khí động học này tăng sức nâng và giảm tải trọng của khung máy bay. Bên cạnh đó, hệ thống điều khiển số cũng nâng cao độ tin cậy cho máy bay. Tính năng vượt trội của F-15SE còn thể hiện ở sự kết hợp giữa hệ thống chiến đấu điện tử (DEWS) với radar mạng quét điện tử tích cực (AESA).
Chiến đấu cơ này được bay thử nghiệm lần đầu vào ngày 8/7/2010.
F-15 SE có chiều dài 19,43 mét, độ sải cánh 13,05 mét, trọng lượng không tải 14.300 kg và trọng lượng tối đa khi cất cánh là 36.700 kg.
Chiến đấu cơ này có tốc độ 2.650 km/giờ và có tầm hoạt động 3.900 km.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ phát triển vũ khí siêu thanh phóng từ tiêm kích tàng hình
Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc phòng tiên tiến của Mỹ đang phát triển loại tên lửa siêu thanh có khả năng phóng từ tiêm kích F-22 hoặc F-15 với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh.
Tech Insider (một trang web chuyên về công nghệ thuộc Business Insider) cho biết, bản đồ họa ý tưởng thiết kế vũ khí siêu thanh mới đã được Cơ quan Nghiên cứu các Dự án Quốc phòng tiên tiến (DARPA) của Mỹ trình bày trong sự kiện "Demo Day" diễn ra vào giữa tháng 5 vừa qua.
Chương trình được gọi là HAWC với mục đích phát triển loại tên lửa siêu thanh có thể phóng từ tiêm kích tàng hình F-22 Raptor hoặc tiêm kích đa nhiệm F-15. Vũ khí mới có thể bay với tốc độ lên đến Mach 5 ( khoảng 6.123 km/h).
HAWC có thể treo dưới cánh tiêm kích F-15 hoặc trong khoang vũ khí của F-22. Sau khi phóng, tên lửa sẽ bay lên một độ cao nhất định rồi lao xuống mục tiêu kiểu "bổ nhào" với tốc độ gần như không thể đánh chặn. Đại diện DARPA cho biết, vũ khí mới sẽ cho phép Không quân Mỹ tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất.
Nói cách khác, một tên lửa bay với tốc độ siêu thanh sẽ rất khó khăn cho kẻ thù để đánh chặn và có ít thời gian hơn để tìm cách đối phó. "Chúng ta đang nói về một loại vũ khí mà thời gian chỉ tính bằng phút thay vì bằng giờ cho chuyến bay xuyên lục địa", đại diện DARPA chia sẻ.
Đồ họa cơ chế hoạt động của tên lửa siêu thanh HAWC. Ảnh: DARPA
Tên lửa siêu thanh HAWC sẽ tạo ra bước đột phá cho hoạt động tấn công trong tương lai của Không quân Mỹ, đặc biệt là với những kẻ thù có sức mạnh quân sự hàng đầu thế giới. Đồng thời, vũ khí này cũng giúp nâng cao sức mạnh răn đe của Mỹ bên cạnh vũ khí hạt nhân truyền thống.
Mỹ không phải là quốc gia duy nhất phát triển vũ khí siêu thanh, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đang nỗ lực để sở hữu loại vũ khí này. Tạp chí National Interest từng nhận định, "thế giới đang bước vào cuộc đua vũ khí siêu thanh".
Vũ khí siêu thanh sẽ làm thay đổi bản chất của các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có và khiến cho các mục tiêu dễ bị tổn thương hơn, đặc biệt là các tàu chiến loại lớn. Tuy nhiên, công nghệ vũ khí siêu thanh là rất đắt đỏ và khó làm chủ, do đó mức độ thành công với chương trình vũ khí siêu thanh ở mỗi quốc gia sẽ khác nhau,Tech Insider nhận định.
Theo_Zing News
Cuộc đối đầu lịch sử giữa tiêm kích Su-27 và F-15 Những động tác bay cực khó và sự cơ động của tiêm kích Su27 đã khiến viên phi công Mỹ lái F15 hoàn toàn bị thuyết phục trong diễn tập đối kháng. Theo những số liệu được cả Nga và Mỹ công khai cho thấy, tầm hoạt động của Su-27 được đánh giá là lớn hơn F-15 (phiên bản đầu). Sự thua kém...