Mỹ nâng cấp đầu đạn khiến Nga không thể đánh chặn
Theo The Guardian, Mỹ quyết định nâng cấp đầu đạn hạt nhân trang bị cho Trident II D5 – dòng tên lửa phóng từ tàu ngầm khiến Nga không thể đánh chặn.
Thông tin về gói nâng cấp này được ông John Woolfstal, cưu Giám đốc cấp cao của Hội đồng An ninh Quốc gia Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến vũ khí cho biết. Mỹ có kế hoạch giảm bớt và hạn chế việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi phát triển đầu đạn hạt nhân mới.
Lầu Năm Góc đã phát triển tông quat mới về chính sách hạt nhân, theo đó tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5 sẽ được trang bị đầu đạn như vậy. Ông nhấn mạnh rằng hành động như vậy của Mỹ nhằm ngăn chặn Nga sử dụng đầu đạn hạt nhân chiến thuật trong trường hợp có xung đột ở Đông Âu.
Mỹ bảo dưỡng đầu đạn của Trident II D5.
Ngoài ra, vị cựu giám đốc này còn cho biết thêm răng chính sách hạt nhân mới của Mỹ có tính chiến đấu hơn so vơi chính sách hạt nhân dưới thời Tổng thống Barack Obama.
Ông cũng nói rằng tông quat chính sách hạt nhân mới đã được chỉnh sửa nghiêm túc, như là kết quả trong phiên bản cuối cùng của nó không có “nhiều điều khủng khiếp”.
Video đang HOT
Ông Woolfstal kêt luân rằng Lầu năm góc mở rộng danh sách điều kiện cho phep Mỹ sử dụng cuộc tấn công hạt nhân chống lại kẻ thù. Theo ông, bai tông kêt sẽ được chính thức công bố vào cuối tháng Giêng.
Tuy nhiên, theo thông tin của Defense News, loại đầu đạn thế hệ mới này đã được Mỹ thử nghiệm trên Trident II D5 từ hồi đầu năm 2017. Nguồn tin cho biết, đây la vu phong thử thành công thứ 161 của loai tên lửa đan đao nay kể từ khi hoàn thành thiết kế và là lần đầu tiên chúng được mang theo đầu đạn nâng cấp.
Nhà sản xuất Lockheed Martin tiết lộ, vụ thử nghiệm này đã xác lập kỷ lục thế giới về tính tin cậy so với các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) của các cường quốc trên thế giới với 156 lần phóng thành công liên tiếp trong tổng số 161 lần phóng.
Ngoài việc đứng đầu trong hàng ngũ những tên lửa đạn đạo đáng tin cậy nhất thế giới, Trident II D5 còn được coi là tên lửa SLBM chính xác nhất và có sức mạnh khủng khiếp nhất. Nó đồng thời cũng đứng thứ 6 trong số 10 dự án quân sự tốn kém nhất của Mỹ với 54 tỷ USD (tính đến năm 2016).
SLBM Trident được phát triển với 2 biến thể, biến thể UGM-96A Trident I và UGM-113 Trident II. Phiên bản Trident I phóng thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào ngày 18.1.1977 và được phóng lần cuối vào ngày 18/12/2001 trước khi được thay thế hoàn toàn bằng Trident II.
Phiên bản nâng cấp Trident II D5 có chiều dài 13,41m, đường kính 1,85m, trọng lượng phóng 58,5 tấn với SEP được đánh giá thấp nhất thế giới chỉ với 90 – 120m. Cùng với độ chính xác cực cao, dòng tên lửa này còn đạt tốc độ cực ấn tượng với khoảng 7km/s.
Căn cứ vào những thông số cực ấn tượng của Trident II D5, Hải quân Mỹ khẳng định, hiện không có tên lửa đánh chặn nào trên thế giới có thể đánh chặn được tên lửa này, kể cả hệ thống S-400 hay S-500 do Nga sản xuất.
Theo Tuấn Hưng (Báo Đất Việt)
Tàu ngầm Anh phóng nhầm tên lửa hạt nhân về phía Mỹ
Một tên lửa hạt nhân Trident của Anh được phóng thử nghiệm từ tàu ngầm đã gặp trục trặc và bay lạc hướng về phía Mỹ.
Tên lửa đạn đạo hạt nhân Trident II D5 được phóng từ tàu ngầm. Ảnh: Defense industry daily.
Các nghị sĩ đối lập Anh ngày 22/1 cáo buộc Thủ tướng Theresa May đã cố tình che giấu Quốc hội thông tin về một vụ phóng thử tên lửa hạt nhân thất bại hồi tháng 6/2016, theo Reuters.
Các nguồn tin từ hải quân Hoàng gia Anh xác nhận trong cuộc thử nghiệm này, một tên lửa hạt nhân Trident II D5, không mang đầu đạn, được phóng từ tàu ngầm HMS Vengeance đã bay lạc hướng về phía bờ biển Florida của Mỹ.
Tên lửa này dự kiến được phóng về phía mục tiêu cách 9.000 km ngoài khơi bờ biển phía tây châu Phi, nhưng trục trặc trong hành trình sau khi phóng khiến nó đổi hướng và bay thẳng về phía nước Mỹ. Tên lửa sau đó đã được can thiệp kịp thời để không đe dọa tới đồng minh của Anh.
"Các lãnh đạo cao nhất của chính phủ và quân đội đã rất hoảng loạn khi lần phóng thử vũ khí răn đe hạt nhân đầu tiên trong 4 năm lại thất bại thảm hại. Phố Downing cuối cùng quyết định che giấu vụ thử nghiệm thất bại này", nguồn tin nói.
"Nếu thông tin đó được công khai, họ biết nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến độ tin cậy trong khả năng răn đe hạt nhân của chúng ta", nguồn tin nói tiếp.
Vụ phóng thử thất bại này diễn ra chỉ vài tuần trước khi Hạ viện Anh được yêu cầu phê chuẩn việc thay thế các tàu ngầm cũ kỹ mang tên lửa hạt nhân của nước này. Bà May khi đó chưa trở thành Thủ tướng Anh, nhưng sau khi nhậm chức, bà đã thành công trong việc vận động các nghị sĩ thông qua dự án trị giá 50,7 tỷ USD để thay thế 4 tàu ngầm hạt nhân.
Trong cuộc phỏng vấn hôm qua với BBC, bà May đã né tránh câu hỏi về việc bà có biết sự cố trên hay không khi báo cáo với các nghị sĩ. Bà khẳng định "tin tưởng tuyệt đối vào tên lửa Trident" và cho biết các vụ phóng thử được thực hiện thường xuyên.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident II D5 (hay còn gọi là UGM-133A) do tập đoàn Lockheed Martin nghiên cứu và phát triển từ năm 1983.
Trident II D5 nặng 59 tấn, dài 13,57 m, có khả năng mang 14 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập, đạt tầm bắn tới 11.000 km.
Ngoài hải quân Mỹ, tên lửa Trident II D5 chỉ được cung cấp cho hải quân Hoàng gia Anh, đồng minh thân cận của Washington.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ "bó tay" trước tên lửa đạn đạo siêu thanh Trung Quốc? Công nghệ đầu đạn siêu thanh có thể được sử dụng để vô hiệu hóa các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD gây tranh cãi của Mỹ đặt tại Hàn Quốc, các chuyên gia Trung Quốc nhận định. Thiết bị siêu thanh được Trung Quốc thử nghiệm trong một đường hầm. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), tên lửa...