Mỹ nâng cảnh báo đi lại với Anh lên mức cao nhất
Giới chức Mỹ nâng c ảnh báo đi lại lên mức 4, khuyến cáo công dân không đến Anh do lo ngại Covid-19 sau khi nước này mở cửa.
Thế giới đã ghi nhận 191.598.572 ca nhiễm nCoV và 4.110.379 ca tử vong, tăng lần lượt 340.976 và 4.758, trong khi 172.715.569 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Bộ Ngoại giao và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 19/7 cùng nâng khuyến cáo đi lại với Anh lên mức 4 cao nhất trong thang cảnh báo, với lý do ca lây nhiễm nCoV tăng nhanh. “Nếu phải đến Anh, hãy bảo đảm bạn được tiêm vaccine đầy đủ trước khi xuất phát”, CDC cho hay, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu công dân “không đến Anh vì Covid-19″.
Người biểu tình phản đối tiêm vaccine Covid-19 ở thủ đô London của Anh hôm 19/7. Ảnh: AFP .
Quyết định được đưa ra chỉ hai tháng sau khi Mỹ hạ cảnh báo đi lại với Anh xuống cấp 3, trong bối cảnh chính phủ Anh thông báo dỡ bỏ các hạn chế chống Covid-19 bất chấp sự phản đối của hàng nghìn nhà khoa học và chính trị gia đối lập.
Anh , vùng dịch lớn thứ bảy thế giới, hiện ghi nhận 5.473.477 ca nhiễm và 128.727 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 39.950 và 19 ca so với một ngày trước đó.
Từ 0h ngày 19/7, toàn bộ hộp đêm được mở cửa trở lại, trong khi các địa điểm khác được hoạt động hết công suất. Quy định về làm việc tại nhà và đeo khẩu trang cũng được dỡ bỏ. Quyết định dỡ các biện pháp hạn chế chống dịch của chính quyền Thủ tướng Boris Johnson sẽ cho phép nền kinh tế Anh khởi động lại sau loạt tổn thất về các đợt phong tỏa từ tháng 3/2020.
Nếu vaccine Covid-19 tiếp tục chứng minh hiệu quả trong giảm nguy cơ trở nặng và tử vong ngay cả khi ca nhiễm không ngừng gia tăng, quyết định của chính phủ Anh có thể là hình mẫu cho các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao về cách mở cửa trở lại.
Tuy nhiên, chiến lược này cũng đi kèm rủi ro, đặc biệt là khi các biến chủng đang lan rộng. 1.200 nhà khoa học quốc tế đã cảnh báo việc Anh dỡ gần như toàn bộ biện pháp hạn chế chống Covid-19 có thể là mối đe dọa với thế giới.
Nhiều chuyên gia lo ngại vị trí trung tâm giao thông toàn cầu của Anh đồng nghĩa với mọi biến chủng nCoV mới xuất hiện tại đây sẽ nhanh chóng lan khắp thế giới. Một số người còn lo ngại nhiều chính quyền vì lý do chính trị sẽ học theo Anh mở cửa.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.994.179 ca nhiễm và 624.851 ca tử vong do nCoV, tăng 13.400 ca nhiễm và 56 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Video đang HOT
Chính quyền Tổng thống Joe Biden thể hiện thái độ mềm mỏng hơn khi đề cập đến Facebook, sau khi chỉ trích mạng xã hội này để tin thất thiệt về vaccine Covid-19 tràn lan và “giết nhiều người” hồi tuần trước. Biden cho biết ông có ý công kích một số người dùng phát tán tin giả trên nền tảng Facebook, thay vì nhằm vào tập đoàn này.
“Facebook không giết người, mà là 12 người đang phát tán tin giả. Bất kỳ ai nghe những thông tin đó đều bị tổn thương. Nó đang giết người và là thông tin độc hại”, ông chủ Nhà Trắng cho hay và tỏ ý hy vọng Facebook sẽ hành động nhiều hơn để ngăn tin giả tràn lan.
Vaccine Covid-19 rất dễ tiếp cận ở Mỹ, nhưng nhiều người tuyên bố không tin tưởng vaccine. Chủ nghĩa hoài nghi được thúc đẩy qua những bài đăng sai sự thật của giới bài vaccine trên mạng và các chính trị gia đảng Cộng hòa, những người tuyên bố tiêm chủng là một phần trong nỗ lực kiểm soát của chính quyền.
Facebook hôm 18/7 phản bác chỉ trích của Biden, cho biết 85% người dùng mạng xã hội này ở Mỹ muốn được tiêm vaccine Covid-19. “Mục tiêu của Tổng thống Biden là 70% người trưởng thành tại Mỹ được tiêm chủng trước ngày 4/7. Chúng tôi không phải lý do khiến mục tiêu này bị bỏ lỡ”, Phó chủ tịch Facebook Guy Rosen cho biết.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 31.172.955 ca nhiễm và 414.511 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 29.360 và 370 ca. Sau làn sóng bùng phát Covid-19 thảm khốc hồi tháng 4-5, các chuyên gia cảnh báo Ấn Độ có thể tiếp tục hứng đợt bùng phát mới trong vài tuần tới.
Truyền thông Ấn Độ cuối tuần qua đưa tin chính phủ nước này đã đặt 660 triệu liều vaccine Covid-19 cho tháng 8-12 khi giới chức cùng chuyên gia y tế lo ngại tình trạng thiếu hụt vaccine có thể khiến ca nhiễm nCoV tăng trở lại.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 2.911.733 ca nhiễm, tăng 34.257, trong đó 74.920 người chết, tăng 1.338. Tâm dịch mới của châu Á từ tuần trước đã tiến hành các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn, bao gồm đóng cửa các trung tâm mua sắm, nhà hàng và văn phòng tại thủ đô Jakarta, đảo Java và đảo Bali.
Bộ trưởng Tôn giáo Indonesia Yaqut Cholil Qoumas cảnh báo người dân không tụ tập và chuyển sang cầu nguyện tại nhà cho lễ hội Hồi giáo Eid-al-Adha sắp tới để tránh nguy cơ lây lan Covid-19. “Khi chính phủ ban hành các quy định bảo vệ người dân, đó là điều bắt buộc”, Bộ trưởng Qoumas nhấn mạnh.
Thái Lan hôm qua báo cáo thêm 11.784 ca nhiễm và 101 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 của nước này lên lần lượt 415.170 và 3.422. Đây ngày thứ tư liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục ở Thái Lan.
Phát ngôn viên nhóm chuyên trách Covid-19 Thái Lan Taweesin Wisanuyothin cảnh báo số ca nhiễm nCoV mới mỗi ngày có thể vượt mức 30.000 nếu người dân không tuân thủ biện pháp hạn chế. “Tôi không muốn điều đó xảy ra. Chúng ta đã chứng kiến hơn 10.000 ca nhiễm mới hàng ngày suốt nhiều ngày qua và chúng tôi muốn con số này giảm xuống. Không ai có thể hành động một mình, tất cả mọi người cần góp sức”, ông nói.
Chính phủ Thái Lan hôm 18/7 thông báo siết chặt lệnh phong tỏa ở thủ đô Bangkok và 12 tỉnh có nguy cơ cao được xếp vào diện “vùng đỏ thẫm”, trong đó đình chỉ phần lớn các chuyến bay nội địa, chỉ trừ các tình huống khẩn cấp và phục vụ mục đích y tế, cũng như mở rộng khu vực giới nghiêm ban đêm.
Phát ngôn viên Taweesin cho biết nhiều chốt kiểm soát đã được thành lập trong vùng đỏ thẫm và người muốn rời khu vực này sẽ phải đăng ký, khiến việc đi lại “rất bất tiện”. Trước đó, người dân ở những khu vực này đã bị hạn chế di chuyển và tụ tập, các trung tâm thương mại cùng một số cơ sở kinh doanh bị đóng cửa và lệnh giới nghiêm được áp đặt từ 21h đến 4h sáng hôm sau.
Thế giới đã ghi nhận trên 112,3 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 23/2, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 112.360.167 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó 2.487.501 người đã tử vong.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế ở Houston, Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ chiếm 1/4 số ca nhiễm (28.827.404 ca) và gần 1/5 số ca tử vong (512.595 ca). Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm, hiện đã lên tới trên 11 triệu ca, trong khi Brazil đứng thứ ba với trên 10 triệu ca. Tuy nhiên, số ca tử vong tại Brazil (247.276 ca) cao hơn nhiều tại Ấn Độ (156.498 ca).
Châu Âu hiện là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với trên 33,3 triệu ca nhiễm và gần 800.000 ca tử vong. Trong khu vực này, Nga có số ca nhiễm cao nhất (4.189.150 ca). Anh ghi nhận số ca nhiễm tương đương Nga (4.126.150 ca) nhưng số ca tử vong cao hơn nhiều (120.757 ca) so với ở Nga là 84.047 ca. Pháp và Tây Ban Nha đều đã có trên 3,1 triệu ca nhiễm. Italy có số ca nhiễm thấp hơn (2,8 triệu ca) nhưng là nước ghi nhận số ca tử vong cao thứ hai châu lục với 95.992 ca.
Tại Pháp, số bệnh nhân mắc COVID-19 phải điều trị trong khu chăm sóc đặc biệt đã tăng lên 3.407 người, lần đầu tiên kể từ ngày 3/12/2020, con số này vượt quá 3.400 người. Trong khi đó, số ca nhiễm mới theo ngày trung bình trong một tuần lại tăng lên mức cao nhất trong 17 ngày qua.
Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cảnh báo dịch bệnh có xu hướng diễn biến tồi tệ hơn trong những ngày gần đây. Đặc biệt, ngày 23/2, tình trạng y tế tại thành phố Dunkirk đã xấu đi nghiêm trọng khiến Chính phủ Pháp phải cân nhắc áp dụng các biện pháp bổ sung để hạn chế tốc độ lây lan của virus. Trong khi đó, vùng Alpes-Maritimes, gần thành phố Nice ở miền Nam nước Pháp, đã thông báo lệnh phong tỏa một phần trong 2 cuối tuần tới tại khu vực ven biển giữa Menton và Theoule.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Prague, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại CH Séc, Thứ trưởng Bộ Y tế Vladimir Cerny cảnh báo các khu chăm sóc đặc biệt của nước này sắp trở nên quá tải trong khi số ca nhiễm tiếp tục tăng mạnh trong khi thiếu đội ngũ nhân viên y tế có năng lực ngay ở tuyến đầu. Theo quan chức này, Séc hiện không thể duy trì các tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe và dịch vụ điều trị các bệnh ngoài COVID-19 bị ảnh hưởng.
Ngày 23/2, Séc ghi nhận hơn 1.300 bệnh nhân phải điều trị trong các khu chăm sóc đặc biệt, trong đó có 660 người đang phải thở máy. Séc là nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ lây nhiễm trên 100.000 dân trong 14 ngày qua. Kể từ đại dịch bùng phát, quốc gia 10,7 triệu dân này có hơn 1,16 triệu ca mắc và hơn 19.500 ca tử vong.
So với châu Âu, khu vực Bắc Mỹ cũng ghi nhận số ca nhiễm gần tương đương (33.051.293 ca). Trong khi đó, khu vực Nam Mỹ ghi nhận 17.481.247 ca nhiễm và 455.439 ca tử vong. Các nước Mexico, Colombia và Argentina đã ghi nhận trên 2 triệu ca nhiễm. Peru trên 1,2 triệu ca trong khi Canada và Chile trên 800.000 ca nhiễm.
Châu Á hiện đã có trên 24,6 triệu ca nhiễm và 392.937 ca tử vong vì COVID-19. Ngày 23/2, thủ đô của Campuchia phong tỏa 47 địa điểm liên quan đến "sự kiện cộng đồng ngày 20/2" trong khi tất cả các bảo tàng, rạp chiếu phim và nhà hát tại Phnom Penh và tỉnh Kandal được yêu cầu đóng cửa trong 2 tuần để ngăn chặn dịch.
Bộ Y tế Campuchia cho biết các nghiên cứu cho thấy tình hình lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay tại nước này nguy hiểm và diễn biến phức tạp hơn so với "sự kiện cộng đồng ngày 28/11 năm ngoái".
Trước diễn biến xấu của đợt bùng phát dịch trong cộng đồng lần thứ ba, Thủ tướng Samdech Techo Hun Sen đã quyết định áp dụng các biện pháp mạnh tay với người nước ngoài vi phạm quy định phòng chống dịch của nước này. Khách nước ngoài có thể bị trục xuất và cấm trở lại Campuchia nếu trốn cách ly, xét nghiệm hoặc không phối hợp với nhà chức trách trong việc truy vết để ngăn chặn dịch bệnh.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Thủ tướng Chung Sye-kyun tuyên bố những tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về giãn cách xã hội sẽ không được nhận hỗ trợ khẩn cấp bằng tiền mặt trong thời gian tới. Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh Hàn Quốc liên tục ghi nhận báo cáo vi phạm các quy định về giãn cách xã hội của các cửa hàng, nhà hàng và doanh nghiệp trên toàn quốc.
Trước đó, chính phủ và đảng Dân chủ cầm quyền Hàn Quốc đã nhất trí phân bổ ngân sách bổ sung đầu tiên trong năm 2021 để hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là những đơn vị kinh doanh tự do và chủ các cửa hàng bán lẻ đang gặp khó khăn vì dịch COVID-19. Thời gian dự kiến cấp tiền hỗ trợ sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng 3 tới.
Liên quan đến vaccine, ngày 23/2, một quan chức cấp cao Philippines cho biết nước này sẽ cho phép hàng nghìn nhân viên y tế, chủ yếu là các y tá, sang Anh và Đức làm việc nếu hai nước châu Âu nhất trí quyên góp vaccine ngừa COVID-19 cho Philippines - một trong số những nước có số ca mắc COVID-19 cao nhất tại châu Á. Philippines đã nới lỏng lệnh cấm xuất cảnh đối với các nhân viên y tế, nhưng vẫn hạn chế số chuyên gia y tế rời nước này ở mức 5.000 người/năm.
Cục trưởng Cục Các vấn đề quốc tế thuộc Bộ Lao động Philippines, bà Alice Visperas cho biết nước này đang để ngỏ khả năng dỡ bỏ hạn chế đó để đổi lấy vaccine của Anh và Đức. Số vaccine này sẽ được dùng để tiêm cho các lao động nước ngoài và hàng trăm nghìn người Philippines hồi hương.
Vaccine phòng COVID-19 do hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển. Ảnh:THX/TTXVN
Trong một diễn biến khác, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo sẽ ngừng tài trợ vaccine cho Liban sau khi xuất hiện thông tin rằng một số nghị sĩ nước này sẽ được tiêm tại nghị viện. Bình luận trên được đưa ra trong bối cảnh người dân và các bác sĩ ngày càng thất vọng vì tiến độ tiêm phòng diễn ra chậm chạp và có thể có những vi phạm quyền ưu tiên tiêm phòng.
Cùng ngày, hai cuộc nghiên cứu riêng rẽ ở vùng England và Scotland cho thấy vaccine ngừa COVID-19 có hiệu quả ngay từ mũi đầu tiên trong việc chặn chuỗi lây lan và giảm số bệnh nhân nhập viện điều trị ngay từ mũi đầu tiên.
Dữ liệu nghiên cứu của Cơ quan y tế England cho thấy vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất giảm nguy cơ lây nhiễm tới hơn 70% ngay từ mũi đầu tiên và tới 85% sau khi tiêm mũi thứ 2. Trường hợp người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 song vẫn nhiễm virus SARS-CoV-2 đều không xuất hiện triệu chứng nặng dẫn tới nguy cơ tử vong hay cần nhập viện điều trị. Đối với những người đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và tử vong đã giảm tới 75%.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đánh giá những số liệu báo cáo trên đã cho thấy hiệu quả của vaccine và đây là bằng chứng thuyết phục cho thấy vaccine Pfizer có hiệu quả cao trong phòng chống dịch COVID-19.
Cùng ngày, một ủy ban chuyên gia của Hàn Quốc cho biết vaccine của công ty dược phẩm Mỹ Pfizer phối hợp với BioNTech của Đức sản xuất có hiệu quả hơn 95% trong việc phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và việc sử dụng vaccine này cho người trẻ tuổi không tạo ra vấn đề nào. Đánh giá của ủy ban này là bước đầu tiên trong 3 bước đánh giá riêng rẽ và độc lập trước khi bộ đưa ra quyết định cấp phép cuối cùng. Kết quả của lần đánh giá thứ hai sẽ được thông báo vào ngày 25/2 tới và lần cuối cùng sẽ vào ngày 26/2.
Liên quan đến các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng, Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ khuyến nghị mọi người có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, aspirin, antihistamines hay acetaminophen sau khi tiêm để giảm bớt khó chịu, tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc. Mặc dù vậy, CDC lưu ý không dùng thuốc giảm đau trước khi tiêm vì như vậy sẽ làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch.
Cùng ngày, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các đối tác đã nhất trí khởi động chương trình bồi thường cho các trường hợp gặp phản ứng phụ nghiêm trọng do tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại 92 nước nghèo trên thế giới bao gồm các nước nghèo tại châu Phi và Đông Nam Á. Chương trình là cơ chế đầu tiên và duy nhất trên quy mô toàn cầu bồi thường các trường hợp chịu ảnh hưởng của vaccine.
Chương trình dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 30/6/2022, trong đó bồi thường một cách nhanh chóng, công bằng và minh bạch cho những cá nhân gặp phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng, tránh các vụ kiện pháp lý mất nhiều thời gian và tốn kém tiền bạc. Hồ sơ yêu cầu bồi thường sẽ được tiếp nhận qua cổng điện tử www.covaxclaims.com từ ngày 31/3/2021.
G7 lên án quân đội Myanmar tấn công người biểu tình Ngoại trưởng các nước G7 "lên án mạnh mẽ" hành vi bạo lực, trong đó có việc bắn đạn thật, của lực lượng an ninh Myanmar với người biểu tình. "Sử dụng đạn thật chống lại người không vũ khí là điều không thể chấp nhận được. Bất kỳ ai phản ứng với biểu tình ôn hòa bằng bạo lực đều phải chịu...