Mỹ muốn ‘thể chế hóa’ Bộ tứ kim cương, kìm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương
Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến đi đến Nhật Bản họp mặt Bộ tứ kim cương (QUAD), cho biết, nhóm có thể trở thành một cấu trúc chống lại những thách thức từ Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói với Nikkei Asia trong một cuộc phỏng v ấn độc quyền hôm 6/10 rằng ông muốn chính thức hóa và có khả năng mở rộng nhóm Đối thoại An ninh Tứ giác (hay QUAD) – một nhóm đang bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, và Mỹ.
“Một khi chúng tôi đã thể chế hóa những gì đang làm, chúng tôi có thể bắt đầu xây dựng một khung an ninh thực sự”, ông Pompeo nói. Ông gọi mạng lưới này là một “cấu trúc” có thể “chống lại thách thức mà Trung Quốc gây ra cho tất cả chúng ta.”
Và theo ông, các quốc gia khác, có thể trở thành một phần của cấu trúc này vào “thời điểm thích hợp”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến Nhật Bản. (Ảnh: Nikkei Asia)
Cuộc họp QUAD lần này là cuộc họp thứ hai của ngoại trưởng 4 nước sau cuộc họp đầu tiên ở New York vào năm 2019. Cuộc gặp cũng là mục đích chính chuyến thăm Nhật Bản của Ngoại trưởng Pompeo. Trước đó, ông có kế hoạch đến cả Hàn Quốc và Mông Cổ trên đường đi châu Á, nhưng kế hoạch này bị hủy sau khi Tổng thống Donald Trump được xác nhận mắc COVID-19.
Ông Pompeo cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Trump trước khi bay đến châu Á và Tổng thống “có vẻ có tinh thần tốt”.
Video đang HOT
Ông nói thêm: “Tôi tin rằng chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ tiếp tục giống như ba năm qua”.
Ông nhấn mạnh chính sách trọng tâm của Tổng thống Trump là một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”. Và theo ông, QUAD “đã được chứng minh và sẽ tiếp tục được chứng minh là rất hữu ích” trong việc thúc đẩy mục tiêu đó, với các mối quan hệ vượt ra khỏi phạm vi an ninh theo nghĩa thông thường.
“Hãy nhớ rằng, khi người ta nói về an ninh, người ta nói về năng lực kinh tế và pháp quyền, khả năng bảo vệ tài sản trí tuệ, các hiệp định thương mại, các mối quan hệ ngoại giao, tất cả các yếu tố tạo thành khuôn khổ an ninh, không chỉ quân sự”.
Ngay từ khi thành lập vào năm 2007, QUAD được coi là đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu. Ý tưởng này nhanh chóng mất sức hút nhưng đã được hồi sinh vào năm 2017 khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại và cuộc tấn công công nghệ nhắm đến Bắc Kinh. Các cuộc thảo luận cho đến nay tập trung vào các vấn đề như an ninh hàng hải và thông tin liên lạc 5G, sau đó là các biện pháp đối phó với COVID-19.
Tuy nhiên, bản chất lỏng lẻo, không chính thức của nhóm đặt ra câu hỏi về triển vọng hợp tác cụ thể và liên tục. Trước chuyến thăm của ông Pompeo tới Tokyo, ông David R. Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, nói với các phóng viên rằng “tư cách thành viên QUAD được thúc đẩy bởi lợi ích chung chứ không phải nghĩa vụ ràng buộc”.
Nhưng cả 4 nước đều tỏ ra cảnh giác với các động thái gần đây của Trung Quốc – từ việc cho bay máy bay quân sự bay gần Đài Loan và điều tàu vào vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có tranh chấp với Nhật Bản, đến việc quân sự hóa trái phép trên Biển Đông.
Quan hệ Ấn Độ – Trung Quốc cũng căng thẳng sau khi quân đội hai nước ẩu đả dọc biên giới đất liền trên dãy Himalaya vào tháng 6, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Mối quan hệ giữa Australia và Trung Quốc cũng tiếp tục trở nên khó khăn với việc Bắc Kinh áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với hàng hóa của Australia bao gồm thịt bò, lúa mạch và than đá, sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của COVID-19.
Ông Pompeo nói rằng các hành động của Trung Quốc trong khu vực là “bắt nạt”.
“Đây là việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh cưỡng chế. Đây không phải là cách các quốc gia lớn vận hành. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng tôi là giảm điều đó”.
Một trong những phản ứng của Mỹ với Trung Quốc bao gồm việc Hải quân Hoa Kỳ cử hai tàu sân bay đến Biển Đông để tập trận vào tháng 7 – lần đầu tiên một cặp tàu chiến hội tụ trong khu vực kể từ năm 2014. Trung Quốc chỉ trích gay gắt các cuộc tập trận và cũng lên án QUAD là nỗ lực để hạn chế nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 29/9 đề cập đến cuộc họp QUAD: “Thay vì hình thành các nhóm độc quyền, nên mở ra hợp tác đa phương, toàn diện và minh bạch”. Và: “Thay vì nhắm mục tiêu vào các bên thứ ba hoặc làm suy yếu lợi ích của bên thứ ba, hợp tác nên có lợi cho sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước trong khu vực”.
Nhưng ông Pompeo cáo buộc Trung Quốc không tuân theo các cam kết và cho rằng Mỹ được trang bị tốt hơn để thúc đẩy hợp tác khu vực.
Cũng trong chuyến đi, Ngoại trưởng Pompeo gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi và tái khẳng định mối quan hệ song phương của hai nước dưới thời tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Ông Pompeo và ông Motegi nhất trí về sự cần thiết phải có một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở như là “nền tảng” của sự ổn định khu vực, trong đó liên minh Mỹ – Nhật là “mấu chốt”.
Ông Pompeo cho rằng: “Chúng tôi sẽ làm việc với những người bạn như một phần của QUAD, sẽ tạo ra những mối quan hệ toàn diện. Những mối quan hệ này có được vì mối quan hệ nồng ấm giữa người Mỹ và người Nhật. Điều đó cho phép chúng tôi làm việc cùng nhau theo những cách mà Trung Quốc không bao giờ có thể sánh được”.
Nhóm 'Bộ Tứ' bàn cách ứng phó Trung Quốc
Ngoại trưởng Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật nhóm họp ở Tokyo để bàn sáng kiến "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở" nhằm đối phó Trung Quốc.
Cuộc họp diễn ra sáng nay tại Tokyo theo hình thức trực tiếp, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi, Ngoại trưởng Australia Marise Payne và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ngoại trưởng nhóm "Bộ Tứ" kể từ khi Covid-19 bùng phát.
Mở đầu cuộc họp, Ngoại trưởng Nhật Motegi cho biết ông hy vọng "Nhật Bản và Mỹ sẽ dẫn dắt cộng đồng quốc tế đạt được thỏa thuận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở (FOIP)" để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Motegi nói thêm liên minh Mỹ - Nhật tiếp tục là "nền tảng của hòa bình và ổn định trong khu vực" dưới thời tân Thủ tướng Yoshihide Suga, người mới nhậm chức hôm 16/9.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (trái) và Ngoại trưởng Australia Marise Payne tại Tokyo hôm 6/10. Ảnh: AP.
Trong cuộc hội đàm riêng với người đồng cấp Australia Payne, Ngoại trưởng Mỹ đã chia sẻ những lo ngại về "hoạt động của Trung Quốc trong khu vực", đồng thời nhất trí về tầm quan trọng trong các cuộc thảo luận của "Bộ Tứ", nhằm thúc đẩy "hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Pompeo cho biết 4 nước hy vọng sẽ đạt được "một số thành tựu quan trọng" trong cuộc họp, song không nói rõ chi tiết. Các quan chức Nhật Bản cho hay họ sẽ thảo luận về tác động Covid-19, cũng như sáng kiến FOIP, thêm rằng Nhật Bản và Mỹ đã và đang tập hợp các nước "cùng chí hướng" chia sẻ những mối quan ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán của "Bộ Tứ" diễn ra trong lúc quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng vì Covid-19, chiến tranh thương mại, vấn đề Hong Kong và Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cũng suy giảm vì tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku, gần đây tiếp tục nghiêm trọng khi Tokyo coi hoạt động quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh là một mối "đe dọa an ninh".
Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc cũng căng thẳng vì tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya. Trong khi đó, Canberra và Bắc Kinh cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong những tháng gần đây.
Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 7 cũng từng kêu gọi các nước "cùng chí hướng" lập liên minh đối phó Trung Quốc sau bất đồng về Covid-19 và Hong Kong. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng ý tưởng về một liên minh chống Trung Quốc là "điều viển vông", không bao giờ có thể xảy ra.
Hành vi hung hăng của Trung Quốc có thể thúc đẩy hình thành "NATO ở châu Á" Liên kết quốc phòng không chính thức giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - vốn được biết đến với tên gọi "Bộ tứ kim cương" - có thể là sự khởi đầu của liên minh kiểu NATO ở châu Á. Manh nha về một liên minh kiểu NATO ở châu Á Sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đi kèm với...