Mỹ muốn tăng hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương
Mỹ đang tìm cách tăng cường sức mạnh hải quân tại Nhật Bản và hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương, theo một báo cáo quốc phòng được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hôm 4.3.
Tàu chiến USS Cowpens của Hải quân Mỹ tập trận trên biển Thái Bình Dương – Ảnh: Reuters
Đây là một phần trong cam kết của Mỹ dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương để đối phó với sự trỗi dậy trên biển của Trung Quốc, hãng tin Kyodo (Nhật Bản) dẫn Báo cáo Quốc phòng công bố 4 năm/lần (QDR) của Bộ Quốc phòng Mỹ.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược tái cân bằng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tìm cách gìn giữ hòa bình và ổn định trong khu vực vốn đang ngày càng trở thành trọng tâm cho quyền lợi mang tính chính trị, kinh tế và an ninh của Mỹ”, báo cáo cho hay.
Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch đem 60% tổng số khí tài vào Thái Bình Dương trong năm 2020. Kế hoạch này còn bao gồm “những hỗ trợ cho sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Nhật Bản”, theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thiếu tướng Hải quân Mỹ William Lescher cho biết Hải quân Mỹ hiện đang có khoảng 50 tàu tại Thái Bình Dương.
Video đang HOT
“Chúng tôi kỳ vọng số lượng tàu sẽ tăng lên khoảng 65 vào năm 2020″, ông Lescher nói.
Bản báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đề cập đến “mối hiểm họa lớn hơn, đó là căng thẳng do tranh chấp chủ quyền và tài nguyên kéo dài sẽ bùng lên thành xung đột”.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhận định trong QDR rằng “các thách thức đối với nhiều đồng minh và đối tác của chúng tôi trên toàn cầu vẫn còn biến động và khó lường, đặc biệt là thách thức từ chính quyền CHDCND Triều Tiên và Iran”.
Nhật Bản và Mỹ đã thống nhất đem khoảng 9.000 lính thủy đánh bộ ra khỏi đảo Okinawa (Nhật Bản) và chuyển một số binh sĩ trong tổng số 9.000 quân này sang đảo Guam vào đầu những năm 2020.
Theo TNO
Trung Quốc: Mỹ tái thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực tại Philippines
Mỹ có thể đã bí mật tái triển khai sự hiện diện quân sự thường trực tại Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc gia tăng vì tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin.
Tàu sân bay Mỹ tịa Vịnh Subic.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III gần đây cho biết ông sắp hoàn thành một thỏa thuận nhằm tăng cường số lượng các binh sĩ Mỹ được phép vào Philippines.
Mỹ đã chính thức chấm dứt sự hiện diện quân sự thường trực tại Philippines sau khi đóng cửa căn cứ hải quân Vịnh Subic vào năm 1991 và kể từ đó chỉ duy trì luân phiên khoảng 400 quân tại quốc gia Đông Nam Á mỗi năm để trợ giúp các hoạt động chống khủng bố, theo các nguồn tin chính phủ.
Tuy nhiên, sau một cuộc điều tra tại Vịnh Subic, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc giờ đây cho hay một khu vực thương mại và công nghiệp được biết tới là Khu cảng tự do Vịnh Subic đang chuẩn bị cho sự trở lại thường trực của quân đội Mỹ.
Tờ báo đã quan sát thấy các nhà kho lớn màu xám, các nhà máy điện, các đường ống và các vũng tàu đậu tại khu vực Vịnh Subic. Tất cả dường như sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự nhưng quá lớn và đắt đỏ đối với hải quân Philippines.
Các nguồn tin khẳng định các cơ sở của căn cứ hải quân cũ giờ đây đang được một công ty nước ngoài bí ẩn điều hành, vốn được cho đang chuẩn bị để hải quân Mỹ trở lại vào một thời điểm nào đó trong tương lai.
Theo các cuộc đàm phán hiện thời giữa 2 nước, Philippines có thể cho phép Mỹ tiếp cận các căn cứ trong đó có Vịnh Subic.
Chủ một cửa hàng lưu niệm tại Vịnh Subic cũng nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng ông đã nhận được email từ các quan chức hải quân Mỹ nói rằng họ sẽ trở lại Philippines sớm nhất là vào năm 2014.
Những nguồn tin khác thì cho biết quân đội Mỹ vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện bí mật tại Vịnh Subic trong nhiều năm qua. Một doanh nhân địa phương nói có một khu vực dọc vịnh bị cấm đối với cả quân đội Philippines trong 3 năm qua và sự chất là một căn cứ do thám tàu ngầm bí mật của hải quân Mỹ.
Một giáo sư tại khoa chính trị từ Đại học Philippines nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng quân đội Mỹ đã trở lại thường trực tại Vịnh Subic và đang dần trở lại căn cứ không quân Clark cũ tại tỉnh Pampanga, nằm cách thủ đô Manlia khoảng 60 km về phía tây bắc.
Tổng thống Philippines Aquio cũng mở cửa 25 sân bay và căn cứ hải quân của nước này để cho phép hải quân Mỹ ra và vào tự do, nguồn tin trên nói thêm.
An Bình
Theo Thời báo Hoàn cầu
Singapore "cấm cửa" tàu hải quân Indonesia Singapore đã ra lệnh cấm chiến hạm mang tên KRI Usman Harun của Indonesia cập cảng nước này, đồng thời cũng không tham gia bất cứ hoạt động chung nào có sự hiện diện của nó. Ngày 18-2, phát biểu tại một phiên họp quốc hội, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen tuyên bố, nước này sẽ không cho phép chiếc...